Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

ca-mau-2.jpg
Hiện trường vụ sạt lở nhà dân trôi xuống sông Bạc Liêu – Cà Mau, đoạn qua địa bàn phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau. Ảnh: TTXVN phát

Tương tự các năm trước, năm nay, dù chỉ mới bước vào đầu mùa mưa nhưng tình trạng sạt lở liên tiếp xảy ra khiến người dân sinh sống tại khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo thiệt hại về nhà cửa, tài sản, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, địa phương hiện có nhiều điểm sạt lở nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến đời sống dân sinh, hạ tầng giao thông, rừng phòng hộ và giao thương của người dân. Tại địa bàn Cà Mau (cũ), nhiều vị trí ven sông, ven biển đang bị bào mòn dữ dội. Đơn cử như khóm Sa Phô (xã Đất Mới), khoảng 700m ven sông Cửa Lớn đang có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Cửa biển Bồ Đề (xã Tam Giang) đã bị sạt lở 200m, làm hư hỏng đường giao thông và đe dọa khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân, tổng chiều dài khu vực nguy hiểm lên đến 750m.

Đặc biệt, đoạn từ cửa biển ấp Hạp đến cửa biển Giá Cao (xã Tân Thuận) đang có hiện tượng xói lở lan sâu vào rừng phòng hộ từ 30-40m, kéo dài trên phạm vi 5 km. Ngay cả những khu vực văn hóa tâm linh như sân miếu Bà Thủy Long cũng bị sạt lở ăn sâu 60m, tiềm ẩn rủi ro lớn.

Còn tại khu vực Bạc Liêu cũ (nay thuộc tỉnh Cà Mau) nguy cơ sạt lở cũng hiện hữu ở nhiều vị trí trọng yếu. Đoạn bờ kênh phía Tây hạ lưu cống Nhà Mát (Phường Nhà Mát) và phía Đông cống Cây Gừa (xã Phong Thạnh) đều có dấu hiệu mất ổn định nghiêm trọng. Đáng chú ý, đoạn sông Gành Hào giáp kênh Xáng Tắc Vân (xã Định Thành), nơi có 650m bờ sông, đang bị đe dọa, ảnh hưởng trực tiếp đến 68 hộ dân. Tuyến lộ Vịnh Gió Ngược (xã Định Thành) đã sụt lún 30m, để lại vết hằn về sự xuống cấp của nền địa chất khu vực...

Trước tình hình đó, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và chỉ đạo khắc phục sạt lở bờ sông Gành Hào, đoạn qua ấp Chòi Mòi và vị trí sụt lún đoạn lộ ấp Cái Keo thuộc xã Định Thành, tỉnh Cà Mau. Lãnh đạo xã Định Thành thông tin, trước đó, vào ngày 3/7, đoạn bờ sông Gành Hào tại ấp Chòi Mòi bất ngờ xảy ra vụ sạt lở, làm hư hỏng một phần căn nhà của một hộ dân, với chiều dài sạt lở khoảng 17m, thiệt hại ước tính 200 triệu đồng. Rất may, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng hỗ trợ hộ dân đi dời tài sản có giá trị ra khỏi khu vực nguy hiểm; đồng thời kịp thời cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Hiện tại, khu vực này tiếp tục có dấu hiệu sạt lở, với chiều dài khoảng 650m, nguy cơ ảnh hưởng 68 hộ dân, với trên 200 nhân khẩu.

Các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, giúp dân khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Các lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường, giúp dân khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử Cà Mau yêu cầu, UBND xã Định Thành và các đơn vị liên quan triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn, chỗ ở cho người dân. Đặc biệt là cần theo dõi sát diễn biến của thời tiết, đề phòng nguy cơ sạt lở lan rộng, có kế hoạch ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Rạng sáng ngày 13/7, tại khu vực khóm 3, phường Giá Rai (khóm 3, phường Hộ Phòng cũ) tỉnh Cà Mau đã xảy ra một vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng khiến nhiều nhà cửa, tài sản của 5 hộ dân trôi tuột xuống sông. Thống kê ban đầu khu vực sạt lở có chiều dài gần 30m, ăn sâu vào đất liền khoảng 10m. Tại khu vực sạt lở có 5 căn nhà nhà dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không có thiệt hại về người. Hiện sạt lở vẫn chưa có dấu hiệu dừng, nhiều vết nứt tiếp tục xuất hiện và mở rộng.

Ông Nguyễn Văn Đồng (56 tuổi, khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau) một trong 5 hộ dân có nhà bị ảnh hưởng trong vụ sạt lở rạng sáng ngày 13/7 cho biết, gia đình đang ngủ trong nhà thì đến gần nửa đêm thì bỗng nghe tiếng rắc rắc lớn từ các căn nhà ở cạnh mé sông. Chưa kịp "hoàn hồn" thì chỉ ít phút sau thì những căn nhà này bị sụp hoàn toàn xuống nước khiến mọi người rất hoang mang. Vụ sạt lở làm nguyên căn nhà phía sau khoảng 80m2 trôi tuột xuống sông tài sản thiệt hại ước tính khoản 100 triệu.

"May mắn là mọi người thức dậy kịp trước khi sạt lở tới. Chứ ngủ quên hết cả nhà thì giờ không biết như thế nào rồi", ông Đồng chia sẻ thêm.

Trước đó không lâu, tại ấp Vàm Đầm (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, nay là xã Tân Tiến), cũng xảy ra vụ sạt lở vào lúc nửa đêm 27/6, ảnh hưởng đến nhiều hộ ven sông. Vụ sạt lở khiến đoạn lộ giao thông nông thôn bị ảnh hưởng, sạt lở cũng cuốn trôi hoàn toàn 9 căn nhà, làm hư hỏng phần mặt trước của 3 hộ dân khác. Ước tính thiệt hại về nhà cửa và hạ tầng giao thông trên 2 tỷ đồng. Rất may, không có ảnh hưởng về con người.

Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn - nhỏ, lưu lượng dòng chảy mạnh. Hàng năm, mỗi khi bước vào mùa mưa bão, trên địa bàn thường xuyên xuất hiện các điểm sạt lở làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tình hình sản xuất của người dân, nhất là những hộ dân sống dọc tuyến kênh, rạch, cửa sông, cửa biển.

Mặc dù chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống xói mòn và sạt lở, hỗ trợ các hộ dân sau thiệt hại song chỉ mang tính tạm thời. Về lâu dài cần có giải pháp công trình. Theo ông Lưu Hoàng Ly - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cà Mau, từ thực tế sụt lún ở các khu vực cho thấy sự bất thường của thời tiết, nhất là trong những năm gần đây.

Điều này đặt ra vấn đề về quản lý hành lang đường thủy tại các địa phương để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản mang tính lâu dài của người dân trước sự ảnh hưởng của sạt lở, sụt lún. Cùng đó, nguồn lực của tỉnh có hạn nhưng nguồn vốn cần để xây dựng bờ kè phòng, chống sạt lở tại các địa phương khá lớn do hệ thống sông ngòi của tỉnh rất chằng chịt.

Không chỉ đối mặt với hiện trạng sạt lở, tỉnh Cà Mau còn phải giải quyết khối lượng lớn các dự án kè chống sạt lở còn dang dở hoặc chưa được đầu tư. Tại khu vực Bạc Liêu (cũ), hàng loạt công trình như kè G6 (xã Long Điền Tây), kè sông Cà Mau - Bạc Liêu (đoạn từ bến xe Hộ Phòng đến nhà thờ Tắc Sậy), kè hai bên bờ kênh 30.4 (từ cống Nhà Mát đến cầu Út Đen) hay dự án chống xói lở bờ biển Vĩnh Trạch Đông và Nhà Mát đều đang trong tình trạng xếp hàng chờ vốn./.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Những năm qua, cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học. Lớp dạy chữ Khmer không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

Từ đỉnh Lũng Cú lộng gió đến bãi đá Thượng Lâm ngập nắng, từ cao nguyên đá khô cằn đến miền suối mát sông Lô - giờ đây đều thuộc “vùng đất mới” mang tên Tuyên Quang. Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước ngoặt mở ra không gian phát triển rộng lớn; trong đó, các sản phẩm OCOP đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, với chiều sâu và đầy bản sắc.