Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Sáng 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Tài chính và một số địa phương có vùng dược liệu lớn như Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái.

lam-nghiep2.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Bám sát thực tiễn để xây dựng Nghị định

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu dự thảo Nghị định phải giải quyết được khó khăn, thách thức từ thực tiễn trong phát triển cây dược liệu; đồng thời xác định rõ phạm vi khu vực, loại rừng mà Nhà nước cần quản lý, bảo vệ chặt chẽ; ngăn chặn, xử lý hiệu quả các hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây được liệu trái phép, tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, môi trường rừng.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp xác đáng, từ thực tiễn của các địa phương để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Nghị định về phạm vi, nội hàm, mục tiêu, nhằm tạo không gian pháp lý kiến tạo cho hoạt động khai thác, sử dụng bền vững, đa mục đích đất rừng, tài nguyên rừng.

Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị định cần tập trung quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và áp dụng chính sách khác nhau ở những khu vực địa bàn khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng. Trong đó, vùng đệm ở khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phải quy định chi tiết loại cây dược liệu được trồng, phương thức canh tác...; bảo vệ vùng lõi nghiêm ngặt, kiểm soát hạn ngạch thu hoạch, khai thác cây dược liệu phát triển tự nhiên.

lam-nghiep1.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Về một số cơ chế, chính sách cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, Nghị định phải thiết kế cơ chế khuyến khích, ưu đãi về máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, tín dụng, đất đai xây dựng kho bãi, nhà xưởng chế biến... cho doanh nghiệp tổ chức liên kết với người dân trong nuôi, trồng phát triển các vùng dược liệu quy mô lớn, tạo ra được các chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu mang thương hiệu của địa phương, quốc gia, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, đủ điều kiện xuất khẩu.

"Nghị định cần chú trọng vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng. Người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu", Phó Thủ tướng nêu.

Bên cạnh đó, trình tự hồ sơ, thủ tục hành chính phải rõ đối tượng, cách làm để địa phương thực hiện theo thẩm quyền được phân cấp, phân quyền mà không cần phải ban hành thêm văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý hậu kiểm thay cho tiền kiểm.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bảo hiểm đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; xem xét bổ sung nhiệm vụ cho các quỹ liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng để hỗ trợ người nuôi, trồng phát triển cây dược liệu; xây dựng chỉ dẫn địa lý, bản đồ vùng dược liệu, sàn giao dịch thương mại điện tử...

Tháo gỡ vướng mắc cho vùng trồng dược liệu

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, có nhiều nguồn gen được sử dụng làm thuốc phòng và chữa bệnh. Trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh và có giá trị kinh tế cao như: Sâm Việt Nam, tam thất, đảng sâm… Nhiều địa phương đã tập trung phát triển cây dược liệu trong rừng theo phương thức lâm, nông kết hợp, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

lam-nghiep.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng phát biểu. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Vì vậy, Nghị định sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý; tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2045, Đề án phát triển đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Dự thảo Nghị định bổ sung thuật ngữ "cây dược liệu" và "thu hoạch cây dược liệu"; quy định các nguyên tắc, hình thức, phương thức, nội dung phương án cũng như trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng quy định về cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương cho rằng, việc ban hành Nghị định, cùng với chính sách cho thuê môi trường rừng, sẽ mở thêm hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng; đồng thời có cơ sở pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển vùng dược liệu cũng như xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đối với dược liệu do người dân nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải đề nghị xem xét miễn tiền cho thuê môi trường rừng đối với vùng khó khăn, khuyến khích hoạt động liên kết, tạo công ăn việc làm cho đồng bào, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng...

Tương tự, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình kiến nghị dự thảo Nghị định cần bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển dược liệu; mở rộng thêm khu vực rừng được phép nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng mục tiêu trồng cây dược liệu dưới tán rừng để phát triển rừng, vì vậy, Nghị định phải xây dựng các tiêu chí, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan; mở rộng không gian phát triển kinh tế từ rừng bằng cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào các vùng dược liệu như cơ sở nghiên cứu, nhà máy chế biến, hậu cần..../.

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.