Phú Yên phát huy vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số

Ông Ksor Y Đen - Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sông Hinh hướng dẫn người dân xã Ea Lâm trồng lúa nước. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN
Ông Ksor Y Đen - Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sông Hinh hướng dẫn người dân xã Ea Lâm trồng lúa nước. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN

Tại tỉnh Phú Yên, thời điểm này, các địa phương đã tổ chức xong Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ở huyện miền núi Sông Hinh, nơi có tới 21 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chất lượng và cơ cấu, số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Điều này xuất phát từ thực tế trong nhiệm kỳ qua, những đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã là người dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ trách nhiệm trước nguyện vọng chính đáng của cử tri.

Phú Yên phát huy vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số ảnh 1Ông Ksor Y Đen - Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sông Hinh hướng dẫn người dân xã Ea Lâm trồng lúa nước. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN

Cánh đồng lúa nước rộng hơn 4,4 ha ở buôn Học, xã Ea Lâm là một trong rất nhiều dự án Ủy ban nhân dân huyện Sông Hinh đầu tư xuất phát từ nguyện vọng của cử tri kiến nghị tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân. Cánh đồng được đầu tư hệ thống thủy lợi dẫn nước về từ sông Ba. Hệ thống kênh dẫn nước tưới nội đồng được bê tông hóa... Tổng kinh phí thực hiện dự án này là hơn 11 tỷ đồng.

Ngoài đầu tư thủy lợi, cán bộ nông nghiệp thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước cho người dân. Nhờ cánh đồng lúa này, từ năm 2019 đến nay, hơn 1.000 hộ dân ở xã Ea Lâm đã chủ động được nguồn lương thực, thoát khỏi cảnh thiếu đói giáp hạt.

Chị Ksor H’ Đao, buôn Bai, xã Ea Lâm, chia sẻ: Trước kia, người dân ở đây thường xuyên thiếu đói lúc giáp hạt. Nhiều lần họp buôn, già làng và nhân dân kiến nghị cần có ruộng để trồng cấy. Các đại biểu Hội đồng nhân dân xã đã lắng nghe và kiến nghị lên huyện để thực hiện mong mỏi này của người dân. Có ruộng, cán bộ xã, cán bộ nông nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu... Từ đây đồng bào có điều kiện phát triển kinh tế.

Ông Ma Bua, ở buôn Học, cũng vui vẻ cho biết: Trước đây, người dân trong buôn không biết lúa nước là gì, đến nay nhiều hộ đã trồng cấy lúa nước cho năng suất cao. Đặc biệt, các đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm cao, gương mẫu. Họ hứa và làm. Đồng bào rất vui và tin tưởng vào Đảng Nhà nước.

Ksor Y Đen vừa là đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sông Hinh vừa là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Ea Lâm nhiệm kỳ 2016-2021. Sống gần dân nên ông hiểu rõ nguyện vọng của đồng bào mình. Chính vì thế, ông đã kiến nghị nguyện vọng của nhân dân đến cấp trên và được giải quyết kịp thời.

Ông Ksor Y Đen cho biết: Khi tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh nhiều nguyện vọng chính đáng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với vai trò người đứng đầu cấp ủy và đại biểu Hội đồng nhân dân, ông rất lo lắng. Những gì thuộc thẩm quyền thì sẽ được đưa ra cấp ủy, chính quyền cấp xã bàn bạc giải quyết. Nếu cần nguồn lực đầu tư lớn thì kịp thời chuyển những kiến nghị này lên cấp trên. Thời gian qua, thủy lợi ở xã Ea Lâm đã được đầu tư khang trang, kiên cố, kinh tế phát triển nên đồng bào rất phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Sông Hinh là huyện miền núi thuộc diện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (huyện 30a), với 21 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trong cơ cấu, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2016-2021 có 35% đại biểu là người dân tộc thiểu số.

Nhiệm kỳ 2021-2026, Ủy ban bầu cử huyện Sông Hinh xây dựng cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số chiếm 50% số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Qua hiệp thương lần thứ nhất, cơ cấu này đã được các thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Sông Hinh tán thành. Điều thuận lợi cho việc thực hiện cơ cấu này là đến nay, đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện tại Sông Hinh đã cơ bản đảm bảo về trình độ. Nhiều người có kiến thức chuyên sâu ở các lĩnh vực cần thiết như: Nông nghiệp, lâm nghiệp… Sống gần dân, hiểu biết về ngôn ngữ văn hóa nên các đại biểu dân cử là người đồng bào dân tộc thiểu số mạnh dạn, kịp thời phản ánh tại nghị trường, các phiên chất vấn và nội dung giám sát…

Ông Nguyễn Chí Hiền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sông Hinh cho biết: Nhiệm kỳ 2016-2021, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số có sự chuyển biến lớn. Họ biết lắng nghe, tiếp thu và phản ánh kịp thời, đầy đủ các kiến nghị của cử tri. Nhờ vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nắm bắt và cơ bản giải quyết phần lớn nguyện vọng của cử tri. Hiện nay, đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Sông Hinh đã được chuẩn hóa về trình độ. Công tác lựa chọn người để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 giờ đây chỉ là việc tìm người có năng lực, uy tín hơn trong cộng đồng.

Câu chuyện từ xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, cho thấy: Ở đâu chú trọng đến chất lượng đại biểu để cử tri lựa chọn được người có trách nhiệm, dám nói và dám làm thì tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân sẽ được giải quyết. Nói về sự đổi thay của nhiều buôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sông Hinh hôm nay, cử tri đánh giá lá phiếu mà họ đã bầu chọn người đại diện cho tiếng nói của mình 5 năm trước là đúng.

Xuân Triệu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.