Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, Gia Lai bị phá trái phép

Một vụ phá rừng trái phép vừa được phát hiện tại lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai quản lý. Sự việc này đặt ra câu hỏi về hiệu quả của công tác bảo vệ rừng, cũng như trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng.

vna_potal_pha_rung_trai_phep_tai_rung_phong_ho_bac_ia_grai_gia_lai_7726448.jpg
Những cây gỗ bị chặt phá tại lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Tại tiểu khu 317, ngày 26/11, phóng viên TTXVN đã chứng kiến một vạt rừng bị chặt phá không thương tiếc, bất chấp tấm biển “Cấm chặt phá rừng, làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép” được đặt ngay tại hiện trường. Hàng trăm cây rừng lớn nhỏ nằm la liệt, bị cưa hạ một cách không thương tiếc.

Theo báo cáo sơ bộ từ Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, diện tích rừng bị thiệt hại ước tính khoảng 0,69ha, thuộc lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317. Qua kiểm tra và đo đếm ban đầu đã phát hiện có 56 cây rừng bị chặt hạ. Các cây này có đường kính từ 12 cm đến 65 cm với các chủng loại như: Thành ngạnh, SP6, Vừng, Móng bò... Trạng thái rừng là rừng gỗ tự nhiên, thuộc loại trung bình và được phân loại là rừng sản xuất.

vna_potal_pha_rung_trai_phep_tai_rung_phong_ho_bac_ia_grai_gia_lai_7726446.jpg
Hiện trường vụ phá rừng tại lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Vụ việc xảy ra ngay tại khu vực giáp ranh với diện tích đất lâm nghiệp do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Cường (làng H' Lũ, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) quản lý. Đơn vị này đã được giao nhiệm vụ trồng rừng. Ông Hồ Sỹ Cường, Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai giải thích "Khu vực xảy ra sự việc nằm khá xa, phải đi bộ khoảng 20km để tiếp cận. Chúng tôi đã báo cáo và đang tìm cách để khắc phục hậu quả đối với diện tích rừng bị thiệt hại".

Trao đổi về vụ việc, ông Đinh Ích Hiệp, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai, cho biết thời gian vừa qua, Thường trực Huyện ủy và UBND huyện đã rất sát sao trong việc chỉ đạo cũng như nắm bắt tình hình. Hầu hết các vụ việc xâm hại rừng đều được phát hiện và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Đối với vụ phá rừng xảy ra tại khu vực rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý, Hạt Kiểm lâm đang phối hợp cùng với đơn vị chủ rừng tiếp tục kiểm tra, xác minh và báo cáo lên huyện để có hướng xử lý.

vna_potal_pha_rung_trai_phep_tai_rung_phong_ho_bac_ia_grai_gia_lai_7726444.jpg
Hiện trường vụ phá rừng tại lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý. Ảnh: TTXVN phát

“Theo quy định, trách nhiệm chính trong việc để mất rừng thuộc về đơn vị chủ rừng được Nhà nước giao quản lý. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp khiến cho việc tuần tra, kiểm soát của đơn vị chủ rừng gặp nhiều khó khăn, chưa sát với thực tế hiện trường trong khi vụ việc xảy ra tại khu vực giáp ranh. Ngoài ra, phía đơn vị chủ rừng chưa chủ động ngăn chặn khi sự việc mới phát sinh, dẫn đến sự việc đáng tiếc”, ông Hiệp thông tin thêm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Đỗ Văn Đông cho biết, ngay khi nắm được thông tin vụ việc, UBND huyện đã có văn bản khẩn số 1909/UBND-VP chỉ đạo khẩn trương kiểm tra nội dung phản ánh về khai thác, phá rừng tại xã Ia Grăng và yêu cầu các đơn vị tập trung xử lý vụ việc.

vna_potal_pha_rung_phong_ho_bac_ia_grai_gia_lai_7726514.jpg
Cây gỗ bị chặt phá rừng tại lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

“Chúng tôi đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai, UBND xã Ia Grăng cùng các lực lượng chức năng kiểm tra thực tế, lập hồ sơ xử lý nghiêm. Kết quả phải được báo cáo về UBND huyện chậm nhất ngày 29/11”, ông Đông nhấn mạnh.

Vụ việc phá rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai không chỉ là vụ việc đơn lẻ mà còn là hồi chuông cảnh báo về tình trạng “chảy máu rừng” vẫn âm thầm diễn ra tại nhiều địa phương. Câu hỏi đặt ra là tại sao rừng vẫn bị tàn phá ngay dưới các biển cấm?

Khu vực giáp ranh giữa các đơn vị quản lý đang trở thành điểm nóng của các hành vi phá rừng trái phép. Những tấm biển "cấm" sẽ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nếu công tác giám sát, tuần tra không được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý rừng và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết để ngăn chặn tình trạng "chảy máu rừng" kéo dài.

Hoài Nam – Xuân Huy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.