Sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer với phương châm sống 'Tốt đời, đẹp đạo'

Kiên Giang có hơn 230.450 đồng bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ 13,18% dân số toàn tỉnh. Tỉnh có 76 ngôi chùa Phật giáo Nam tông hoạt động tôn giáo theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và sư sãi, đồng bào Phật tử Khmer sống với tinh thần “Tốt đời, đẹp đạo”.

chua-khmer-kien-giang.jpg

Các ngôi chùa được sơn sửa, xây mới trên địa bàn huyện Châu Thành. Ảnh: Lê Sen/TTXVN

Sống với tinh thần “Tốt đời, đẹp đạo” của sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer Kiên Giang, không chỉ thể hiện tinh thần tu hành tinh tấn mà còn gắn kết giữa “Đạo và Đời” trong đời sống cộng đồng. Các vị sư sãi ở các chùa hướng dẫn Phật tử tu tập theo giáo lý nhà Phật, vận động bà con tham gia các phong trào thi đua yêu nước, bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc. Sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là trong hoạt động tín ngưỡng truyền thống, với tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hòa thượng Danh Đổng, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang chia sẻ, Hội tuyên truyền, vận động các cơ sở tôn giáo tham gia giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội; cử các vị trụ trì, Achar, Ban quản trị các chùa tham dự lớp phổ biến chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc do Sở Dân tộc và Tôn giáo Kiên Giang tổ chức. Trong các buổi lễ truyền thống, các vị sư sãi đều phổ biến những chính sách liên quan đến dân tộc, tôn giáo để người Phật tử tiếp thu thông qua thuyết pháp, giảng đạo. Qua đó, ý thức của sư sãi và Phật tử Khmer nâng lên, các vị yên tâm tu học và hành đạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh.

Điều đặc biệt trên tinh thần hộ quốc, an dân, “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, các chùa trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào an sinh xã hội, gây quỹ vì người nghèo do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy Ban MTTT Việt Nam các cấp phát động, kêu gọi chung sức, chung lòng chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo khó khăn. Ông Danh Phúc, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo Kiên Giang cho hay, công tác từ thiện xã hội được các chùa, sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer hưởng ứng tích cực. Các phong trào nhân đạo từ thiện do Mặt trận và các đoàn thể phát động đều tham gia với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Giúp người đồng nghĩa với giúp chính mình”… với tâm nguyện làm vơi bớt đi nỗi khó khăn của người nghèo khó.

Theo Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang, năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, các chùa Phật giáo Nam tông trong tỉnh đã vận động những nhà hảo tâm và Phật tử thập phương làm công tác từ thiện như: Cất nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo, bắc cầu, làm đường giao thông, khoan giếng nước, tặng đồ dùng học tập cho học sinh nghèo, tặng học bổng cho tăng sinh và học sinh khó khăn, phát quà cho người nghèo nhân ngày lễ, tết, nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em không nơi nương tựa, hốt thuốc nam trị bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo… với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Điển hình như Hòa thượng Lý Long Công Danh, Phó Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang với việc “Xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, góp phần vào công tác an sinh xã hội”.

Với vai trò là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc huyện Gò Quao, nhận thấy trên địa bàn huyện còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giao thông nông thôn còn nhiều cây cầu bắc bằng gỗ tạm, ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân, hòa thượng Công Danh, trên tinh thần từ bi của đạo Phật thể hiện trách nhiệm đối với đồng bào Phật tử, người nghèo khó. Hòa thượng Công Danh đã vận động nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh cũng như phối hợp với các tổ chức từ thiện tích cực tham gia vào công tác từ thiện, an sinh xã hội, với tâm nguyện giảm đi phần nào khó khăn cho người dân an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và xã hội.

Hòa thượng Lý Long Công Danh cho biết: “Năm 2024, chúng tôi đã vận động xây dựng 12 cầu giao thông nông thôn tại những vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Gò Quao; xây dựng hơn 10 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; vận động cứu trợ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn gặp thiên tai, hỗ trợ con em hộ nghèo hiếu học như: Tiền, gạo, mì gói, nước tương, quần áo, tập viết, xe đạp… tổng trị giá trên 5 tỷ đồng. Cạnh đó, vận động các tổ chức từ thiện nhân đạo, nhóm y, bác sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh và duy trì tổ chức hốt thuốc nam tại chùa, khám điều trị và cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn, với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng".

“Đây là việc làm mang ý nghĩa thiết thực, đúng theo tôn chỉ của Giáo hội, đồng thời, cùng với chính quyền tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào từ thiện nhân đạo được các cấp, các ngành phát động; đồng thời, vừa góp phần xây dựng quê hương, vừa chia sẻ, giúp người khó khăn vượt qua nghịch cảnh với tinh thần “Ích đời - lợi đạo”, Hòa thượng Lý Long Công Danh chia sẻ.

Phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo” của sư sãi và đồng bào Phật tử Khmer Kiên Giang có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống cộng đồng, là kim chỉ nam trong đời sống tâm linh, là nền tảng để xây dựng xã hội đoàn kết, phát triển. Qua đó, gắn kết đạo và đời, giúp đồng bào Phật tử Khmer giữ vững niềm tin tôn giáo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Đồng thời, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, nêu cao sự hòa hợp giữa các dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc, xây dựng cộng đồng vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng, góp phần vào chiến lược xây dựng và phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Từ đêm qua 10/5 đến rạng sáng nay 11/5, mưa to, mưa rất to dữ dội trút xuống nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai. Lượng mưa thu được các khu vực phổ biến từ 40-90mm, một số nơi mưa trên 100mm. Đây là trận mưa lớn diện rộng hiếm gặp xuất hiện vào đầu mùa mưa năm 2025 mà chuỗi số liệu nhiều năm mới ghi nhận được.

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Rạng sáng 10/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa rào và dông, một số nơi có mưa to đến rất to. Tại huyện Hàm Yên, lượng mưa đo được ở xã Hùng Ðúc 140 mm; Thái Hoà 120 mm; Bằng Cốc 109,6 mm; Thành Long 107,8 mm.

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.