Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước

Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Tỉnh có quỹ đất nông nghiệp dồi dào với gần 425.000ha để phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn. Tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 2%/năm.

binh-phuoc-ns-25052025-01.jpg
Người dân thu hoạch bưởi theo hướng GlobalGAP ở xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp. Ảnh: K GỬIH/TTXVN

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền, quan điểm của tỉnh là phát triển nông nghiệp với tư duy kinh tế nông nghiệp, tiếp cận theo hướng cụm ngành, chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp quy mô lớn, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Bình Phước tổ chức các khu nông nghiệp tập trung với quy mô lớn ở các huyện: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. Hình thành các vùng trồng cây ăn trái tập trung ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Đồng Phú, và thị xã Bình Long.

Trong đó, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chủ yếu là sản phẩm cây ăn trái) với quy mô khoảng 10.800 ha, tập trung vào các huyện: Bù Gia Mập 2.000 ha, Bù Đăng 2.000 ha, Phú Riềng 1.500 ha, Bù Đốp 1.500 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Hớn Quản 1.000 ha, Đồng Phú 700 ha và thị xã Bình Long 600 ha.

Định hướng phát triển các loại cây trồng, với cây điều, tỉnh giảm diện tích còn khoảng 138.000ha, phát triển theo hướng nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của cụm ngành; tái cấu trúc vùng nguyên liệu, tích cực cải tạo và chuẩn hóa giống điều, đặc biệt là tại các diện tích điều già cỗi cần được thay thế, đến năm 2030 tái canh được 30.000ha, hướng đến mục tiêu tăng năng suất lên 2 – 2,5 tấn/ha. Đồng thời, thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa người sản xuất – hợp tác xã và doanh nghiệp, gắn với sự hình thành và phát triển của các nhà máy chế biến điều nhằm đảm bảo vùng nguyên liệu có chất lượng và cung cấp ổn định. Tỉnh phát triển sản phẩm hạt điều Bình Phước theo hướng đặc sản, giảm áp lực cạnh tranh của hạt điều nhập khẩu.

Với cây cao su, tỉnh giảm diện tích từ 247.000ha xuống còn khoảng 200.000ha, phát triển theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của cụm ngành; quy hoạch vùng trồng, tăng cường tìm kiếm các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ thâm dụng lao động, đặc biệt là lao động cơ bản tại các lâm trường cao su.

Cây hồ tiêu tỉnh giảm diện tích còn khoảng 10.000ha vào năm 2030, tập trung vào vùng trồng có lợi thế phát triển, giảm diện tích ở những nơi không phù hợp; nâng cao năng suất và chất lượng, đặc biệt ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa quy trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch.

Bình Phước còn định hướng phát triển các vật nuôi chủ yếu đến năm 2030 với đàn lợn đạt 3,2 triệu con, đàn gia cầm 32 triệu con, đàn trâu bò 60.000 con. Tỉnh hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao với quy mô 9.500 ha, tập trung tại các huyện: Bù Gia Mập 2.500 ha, Bù Đăng 2.000 ha, Hớn Quản 1.500 ha, Lộc Ninh 1.500 ha, Phú Riềng 800 ha, Bù Đốp 600 ha và Đồng Phú 600 ha.

Tỉnh cũng ưu tiên phát triển chăn nuôi lợn, gà theo mô hình tập trung tại 2 huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng. Những địa bàn phát triển mạnh đô thị như thành phố Đồng Xoài; thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành; các xã Tân Tiến, Tân Lập, Tân Hòa, Tân Phú huyện Đồng Phú khuyến khích vận động doanh nghiệp di dời các trang trại chăn nuôi ra khỏi địa bàn.

Địa phương cũng cơ cấu lại hình thức liên kết, hợp tác sản xuất; trong đó, đối với liên kết ngang, tỉnh phát triển đồng bộ, hiệu quả, có chất lượng, khuyến khích, hỗ trợ nông dân tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác tạo vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn, chất lượng, thương hiệu với quy mô đủ lớn gắn với nhu cầu, tín hiệu thị trường; tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã; giữa các doanh nghiệp; liên kết vùng sản xuất.

Đối với liên kết dọc, địa phương tập trung xây dựng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp, tổ chức đại diện nông dân liên kết theo chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi sản xuất theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn, an toàn, đa dạng sinh thái, thân thiện môi trường, đa giá trị và bền vững; thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, thị trường; thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình Viện trưởng Viện phát triển chính sách, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề xuất, Bình Phước tập trung phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại hiện đại và các vệ tinh xung quanh kinh tế trang trại. Từ đó, các trang trại quy mô lớn sẽ được đầu tư với công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng phát triển các chuỗi giá trị nông sản giá trị cao như nông sản hữu cơ, organic, nông sản gắn với tín chỉ carbon, tín chỉ giảm phát khí thải (CERs) tạo nên thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa bắt kịp xu thế phát triển xanh, vừa là trọng tâm để quảng bá thúc đẩy kinh tế – xã hội, văn hóa – du lịch.

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn De Heus châu Á cho rằng, với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn vào các dự án phát triển nông nghiệp, cây trồng có giá trị cao, nuôi trồng thủy sản, chế biến thực phẩm, sản xuất quy mô lớn. Trong tương lai, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) hứa hẹn sẽ là bước phát triển tích cực cho Bình Phước. Với việc cắt giảm gần 99% thuế quan trong thập kỷ tới, Bình Phước có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng 500 triệu dân của EU./.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Bên cạnh việc phát triển cây lúa, nhiều địa phương tại Long An đã chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng đất, mang lại thu nhập cao cho nhân dân. Bằng sự tìm tòi, học hỏi nhiều huyện, thị ở Long An đã trồng được những loại cây, trái trước đây không trồng được.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, đêm 23 và sáng 24/5, trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa rào, mưa to và dông. Mưa lũ gây thiệt hại hơn 3 ha diện tích lúa của người dân và sạt lở một số vị trí trên tuyến đường trong tỉnh.

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ đêm 22 đến sáng 23/5, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, một số nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình) lên tới 255 mm, thành phố Tuyên Quang 140 mm, xã Thanh Tương (huyện Na Hang) 133 mm và xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên) 128 mm. Dự báo tình trạng mưa vừa, mưa to và dông tiếp tục diễn biến phức tạp đến hết ngày 24/5, có nơi đặc biệt lớn với lượng mưa trên 220 mm, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Ngày 24/5, chương trình "Đổi sách lấy cây" năm 2025 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky cùng Nhóm từ thiện Fly To Sky (trực thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện, đã chính thức phát động tại 20 điểm đổi ở 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Môi trường thế giới 5/6, tiếp nối thành công của 6 mùa triển khai trước.

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Ngày 24/5, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng đã diễn ra sự kiện “Vươn xa - Tỏa sáng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 - “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hà Giang ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

Hà Giang ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

Trước tình hình mưa lớn diễn biến phức tạp tại khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở một số địa phương, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bạc Liêu khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông 30/4

Bạc Liêu khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông 30/4

Ngày 23/5, theo thông tin từ UBND thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Phòng Nông nghiệp và Môi trường thành phố đang phối hợp cùng với ngành chức năng khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở bờ sông 30/4 (thuộc khóm Chòm Xoài, phường Nhà Mát).

Hơn 300 điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét ở Cao Bằng

Hơn 300 điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét ở Cao Bằng

Từ đầu tháng 5/2025 đến nay, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã làm hơn 40 ngôi nhà tại tỉnh Cao Bằng bị ảnh hưởng, nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ, lũ quét cao. Chính quyền địa phương đang khẩn trương rà soát, cảnh báo và tìm phương án hỗ trợ người dân trước diễn biến thời tiết phức tạp trong thời gian tới.

Huy động, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Huy động, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Sau 50 năm thống nhất đất nước, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ một vùng căn cứ cách mạng, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nay đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo nông thôn.

Nắng nóng gay gắt, Hà Tĩnh dốc toàn lực phòng chống cháy rừng

Nắng nóng gay gắt, Hà Tĩnh dốc toàn lực phòng chống cháy rừng

Với nền nhiệt liên tục duy trì ở mức 35-37 độ C và dự báo nắng nóng bất thường, gay gắt kéo dài, các khu rừng trồng, đặc biệt là rừng thông, rừng keo tràm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang đối mặt với nguy cơ cháy cao. Trước tình hình cấp bách này, các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng và người dân khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống cháy rừng (PCCR), quyết tâm bảo vệ "lá phổi xanh".

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 30/4, toàn tỉnh đã giao chi tiết vốn đến từng dự án gần 6.783 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025 và giải ngân được hơn 1.384 tỷ đồng (bằng 20,4% kế hoạch). Mặc dù tỷ lệ giải ngân đạt mức khá nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Ngày 22/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu phương án chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát giá, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng cát và đá.

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng mô hình phát triển dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực, theo hướng tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Theo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, ngay sau khi nhận được thông tin việc phá rừng tại xóm Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, chi cục đã kịp thời kiểm tra, xác minh xử lý vi phạm; việc lập hồ sơ xử lý vi phạm được thực hiện công khai, khách quan, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật và có sự kiểm tra, giám sát của công dân xóm Mỏ Ba, xã Tân Long. Hiện Chi cục Kiểm lâm đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ xử lý nghiêm theo quy định.

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Hoàng Phúc thông tin, đơn vị vừa hoàn tất đợt kiểm tra các cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng trên địa bàn nhưng vẫn chưa phát hiện trường hợp sầu riêng bị nhiễm chất cấm, sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ thị trường xuất khẩu.

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại một số quốc gia, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…