"Tết" đặc biệt của đồng bào Cor ở Quảng Ngãi

"Tết" đặc biệt của đồng bào Cor ở Quảng Ngãi
Huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) xác định những hướng đi phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống vốn có của cộng đồng người Cor sinh sống tại xã Bình An. Một trong số đó là việc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao thường niên nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo sự giao lưu, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong huyện.

Các nghi thức chuẩn bị cho Tết Ngả rạ của đồng bào dân tộc Cor. Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN
Các nghi thức chuẩn bị cho Tết Ngả rạ của đồng bào dân tộc Cor.
Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN

Ngày hội Văn hóa - Thể thao năm nay được tổ chức tại xã Bình An vào hai ngày từ 6-7/9, trong những ngày này, không khí tại nhà văn hóa thôn Thọ An, xã Bình An luôn rộn rã tiếng cười. Hầu hết đồng bào Cor trong xã đều tề tựu về đây tham dự Ngày hội. Một trong những nghi thức quan trọng nhất là tái hiện " Lễ cúng Tết Ngã rạ của người Cor ". Đây là nghi thức được thực hiện bởi những già làng có uy tín nhất trong xã. Già làng Trụ Văn Hải chia sẻ, bà con người Cor đều nhận thức được đây là ngày hội của dân tộc mình, là quyền lợi của mỗi người và cũng là dịp để gìn giữ bản sắc dân tộc Cor. Nghi thức cúng Tết Ngã rạ là để cầu an, mong muốn người thân trong gia đình, bà con không đau ốm. Ngoài ra, nghi thức này còn mang ý nghĩa cầu lộc, cầu cho người dân làm ăn phát triển, đời sống khá giả hơn.

Trước sân, đồng bào Cor dựng cây Nêu cao vút, xung quanh là những nhà sàn bằng tre lợp lá cây rừng để bày những món ăn như gà luộc, cơm lúa rẫy, rau dớn rừng, bánh lá đót… Những cô gái, chàng trai Cor trong bộ trang phục truyền thống duyên dáng ngồi quây quần bên các món ăn dân tộc, tay nâng ống rượu cần vui vẻ trò chuyện trong niềm hân hoan.

Các nghi thức chuẩn bị cho Tết Ngả rạ của đồng bào dân tộc Cor. Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN
Các nghi thức chuẩn bị cho Tết Ngả rạ của đồng bào dân tộc Cor.
Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN

Cạnh đó, dưới chân nhà sàn, những cặp đôi trai gái thi giã gạo. Tiếng chày giã liên hồi vào cối gỗ phát ra thứ âm thanh vui tai. Phần thi này đòi hỏi người giã phải có độ dẻo dai cần thiết vì đôi tay phải vận động nhiều. Xung quanh, đông đảo người xem không ngớt vỗ tay tán thưởng…

Tối đến, đồng bào Cor nắm tay nhau tạo thành vòng tròn quanh đống lửa để nhảy, giao lưu trình diễn nghệ thuật hát múa cồng chiêng - món ăn tinh thần không thể thiếu trong Ngày hội. Những phụ nữ khéo tay thì tham gia phần thi đan rế, thi gói bánh lá đót, thi làm đồ trang sức để thể hiện khả năng của mình. Trong không khí đầm ấm, vui tươi, Ngày hội Văn hóa - Thể thao được tổ chức hàng năm đã trở thành cái “Tết” đặc biệt của người Cor nơi đây.

Gìa làng Nguyễn Văn Minh phấn khởi cho hay, rất cảm ơn UBND huyện Bình Sơn đã quan tâm đến đồng bào dân tộc Cor khi tổ chức ngày hội này. Đồng bào Cor Thọ An rất hào hứng và vui sướng vì nhờ đó mà họ không quên tập quán, văn hóa của mình ngày xưa, tưởng nhớ lại công ơn của tổ tiên, ông bà.

Thi giã gạo bên nhà sàn. Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN
Thi giã gạo bên nhà sàn. Ảnh: Sỹ Thắng – TTXVN

Bí thư Đảng ủy xã Bình An Nguyễn Văn Vinh cho biết: Để phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Cor, Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND huyện Bình Sơn bằng việc cho trùng tu lại các khu di tích. Đặc biệt, tại xã Bình An còn tổ chức tái hiện Lễ Tết Ngã rạ của người Cor sau khi thu hoạch vụ mùa xong, mừng lúa mới, tạo sự đoàn kết trong nhân dân…

Theo bà Huỳnh Kim Ngân - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Bình Sơn, huyện sẽ tiếp tục duy trì Lễ hội Tết Ngã rạ của đồng bào Cor được tổ chức vào cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Thời gian qua, ngoài việc mua sắm trang phục, mời nghệ nhân về dạy dân ca, dân vũ, mua trống và chiêng cho bà con người Cor tổ chức Lễ hội, huyện đã xây dựng nhà sàn hơn 2 tỷ đồng, coi đây là thiết chế cho đồng bào dân tộc Cor sinh hoạt.

Điểm nhấn trong Ngày hội năm nay là màu cờ đỏ sao vàng được treo khá nhiều tại địa điểm diễn ra Lễ hội. Cùng với đó, hình ảnh Bác Hồ được đặt tại vị trí trang trọng ở không gian bên trong các nhà sàn cũng nói lên lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với vị cha già của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là minh chứng cho tấm lòng đồng bào Cor nguyện đi theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, coi đó là “niềm tin” vững chắc để gây dựng một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Vĩnh Trọng

Có thể bạn quan tâm

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Đồng bào dân tộc S’tiêng với kho tàng văn hóa phong phú đang đứng trước thách thức trong việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Trước thực trạng này, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bom Bo, tỉnh Đồng Nai), chính quyền địa phương đang nỗ lực thắp lại ngọn lửa truyền thống, đánh thức tình yêu và ý thức bảo tồn văn hóa trong mỗi người trẻ.

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Trải qua hàng trăm năm người Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, tỉnh Nghệ An) đã bảo lưu, gìn giữ và trao truyền được nhiều tập tục, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, nét sinh hoạt mang giá trị bản sắc văn hóa rất độc đáo, riêng có. Trong đó, nghi thức cột chỉ cổ tay và lễ đặt tên đều nằm trong Lễ đón tiếng sấm đầu năm, vốn là những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo trong hệ thống lễ tục vòng đời của người Ơ Đu; thể hiện văn hóa ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hướng về cội nguồn, tri ân các vị tiền bối đã có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất.

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Ngày 14/7, tại xã Khổng Lào, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025 cho tỉnh Lai Châu.

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Với đồng bào Mông ở vùng cao Lào Cai, cây khèn là nhạc cụ truyền thống quan trọng và độc đáo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật chế tác khèn đã trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ và quảng bá sản phẩm tới du khách trong, ngoài nước.

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Tại Bạc Liêu, đồng bào dân tộc Khmer có trên 78.000 người, chiếm 7,6% dân số. Đồng bào nơi đây có đời sống tinh thần phong phú với những ngôi chùa Khmer kiến trúc lộng lẫy, các loại hình nghệ thuật truyền thống và nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Vĩnh Phúc hiện là một trong nhiều địa phương trên cả nước có mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng ngày càng lớn. Trước tình hình đó, tỉnh đã nỗ lực triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; từ đó đạt mức sinh thay thế, góp phần ổn định quy mô dân số.

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết: Hiện nay, tỉnh nỗ lực khai thác những tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh; tích cực nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, thu hút ngoại tệ.

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày 6/6, UBND tỉnh Lai Châu và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã ký kết thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Ngày 4/6, tại tỉnh Sóc Trăng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng 3 tỉnh, thành phố (hội nghị lần thứ 3).

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong những ngày đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Campuchia đăng tải nhiều chủ đề bài viết đính kèm hình ảnh đa dạng, giới thiệu về cuộc sống mới với nhiều khởi sắc, đổi thay toàn diện trong vùng đồng bào Khmer tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, địa phương đã tổ chức được mạng lưới 198 hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản, thu hút gần 55.000 thành viên; giải quyết công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động. Đến đầu tháng 6/2025, các hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản đã đạt doanh thu khoảng 140 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước.

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Ngày 30/5, tại Sóc Trăng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Cụm thi đua số 6 (gồm 10 địa phương: Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ) về công tác dân tộc.

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Được thành lập từ năm 2019, mô hình “Họ đạo bình yên - Gia đình hạnh phúc” ở buôn B’laosire thuộc tổ dân phố 14, phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) được đánh giá cao bởi tính hiệu quả. Từ nhiều năm qua, mô hình góp phần bảo đảm an ninh trật tự, người dân tập trung làm ăn phát triển kinh tế, hàng chục hộ vươn lên thoát nghèo, Họ đạo được Bộ Công an khen thưởng vào năm 2024.

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện nghi lễ trưởng thành đặc sắc của dân tộc mình.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.