Thăm hỏi, chúc mừng nhân Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Thăm hỏi, chúc mừng nhân Tết cổ truyền của đồng bào Khmer
Thay mặt đoàn công tác, ông Nguyễn Hữu Dũng gửi đến các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Sư sãi, Achar và đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lời chúc sức khỏe dồi dào, đón Tết cổ truyền năm mới Chôl Chnăm Thmây đầm ấm, vui tươi, mọi điều tốt đẹp và năm 2018 gặt hái được nhiều thành công. 
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tặng quà cho sư sãi tiêu biểu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tặng quà cho sư sãi tiêu biểu tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Ông nhấn mạnh, đối với tỉnh Sóc Trăng, đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 30% tổng dân số toàn tỉnh; do đó có thể khẳng định đồng bào dân tộc Khmer giữ vị trí quan trọng trong thời kỳ kháng chiến trước đây và thời kỳ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.
Ông Nguyễn Hữu Dũng mong muốn trong thời gian tới, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng và các vị Hòa Thượng, Thượng tọa, sư sãi, Achar luôn là những tấm gương tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Sóc Trăng nói riêng, nước Việt Nam nói chung ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Hòa thượng Trần Kiến Quốc, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn quan tâm, tạo điều kiện, thăm hỏi nhân các dịp Lễ, Tết và có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào Khmer. Hòa thượng Trần Kiến Quốc nhấn mạnh, với vai trò và uy tín của mình, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng luôn tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân trên địa bàn hiểu và làm theo, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.

Dịp này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng 11 phần quà cho Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng và sư sãi tiêu biểu trên địa bàn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại Chùa Candaransi (quận 3) và Chùa Pothivong (quận Tân Bình) nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018.
Tại đây, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh ân cần, thăm hỏi, động viên các hòa thượng, sư sãi, chư tăng phật tử đạt nhiều công đức; chúc đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền thật đầm ấm, vui tươi và hạnh phúc.
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh chúc Tết Chol Chnam Thmay các vị hòa thượng, sư sãi, chư tăng phật tử và đồng bào Khmer tại chùa Candaransi. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh chúc Tết Chol Chnam Thmay các vị hòa thượng, sư sãi, chư tăng phật tử và đồng bào Khmer tại chùa Candaransi. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các sư sãi, cùng đồng bào dân tộc Khmer thành phố đã luôn tin tưởng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua do MTTQ phát động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nhiệt tình.

Chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018, bà Triệu Lệ Khánh mong các sư sãi, cùng đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục đồng hành, chung sức, đồng lòng trong khối đại đoàn kết dân tộc và có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cùng hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà đồng bào Khmer tại chùa Candaransi. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà đồng bào Khmer tại chùa Candaransi. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

Đại đức Châu Hoài Thái, Phó Trưởng ban Thông tin truyền thông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trụ trì Chùa Candaransi cám ơn Đảng, Chính quyền và Mặt trận Thành phố đã quan tâm, hỗ trợ các chư tăng, phật tử cùng đồng bào Khmer yên tâm sinh hoạt, học tập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, mong chính quyền, mặt trận các cấp tiếp tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng bào Khmer đồng hành cùng sự phát triển của Thành phố.

Đón nhận phần quà do Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng, nhiều người dân Khmer có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy ấm lòng hơn trong những ngày Tết đến, Xuân về. Bà Kim Thị Hoa (phường 7, quận 3) xúc động thay mặt gia đình cảm ơn lãnh đạo thành phố, quận và các sư sãi đã luôn quan tâm và chăm lo cho đồng bào Khmer.
Tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018 với sự tham dự của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh. 
Tại buổi họp mặt, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long Trương Văn Sáu cho biết, trong năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đặc thù vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn...
Quang cảnh buổi họp mặt, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
Quang cảnh buổi họp mặt, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018 của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Tỉnh luôn quan tâm bố trí, sắp xếp, đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer. Các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer được quan tâm đầu tư; hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vùng đồng bào Khmer sinh sống tiếp tục được xây dựng mới, nâng cấp nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học. 
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long kêu gọi các vị sư sãi, chức sách, chức việc, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang cùng toàn thể đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh tiếp tục tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chung sức xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.

Các vị sư sãi, người có uy tín trong nhà chùa cần phát huy vai trò trong việc động viên đồng bào Khmer xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, các ban ngành, đoàn thể các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội đoàn kết sư sãi yêu nước trong tỉnh giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn nhằm tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. 
Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018. Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, gửi lời chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2018 đến các sư sãi, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín và đồng bào dân tộc Khmer.
Đại diện Tỉnh ủy Hậu Giang trao quà cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tại Chùa SaSaNa RăngSây (khu vực 5, phường 4, thành phố Vị Thanh). Ảnh: Hồng Thái – TTXVN
Đại diện Tỉnh ủy Hậu Giang trao quà cho Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tại Chùa SaSaNa RăngSây (khu vực 5, phường 4, thành phố Vị Thanh). Ảnh: Hồng Thái – TTXVN

Đồng thời, cán bộ, sư sãi, đồng bào dân tộc Khmer phát huy truyền thống đoàn kết cùng địa phương khắc phục khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, tích cực tham gia các phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất, tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các sở, ban, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần giúp đồng bào Khmer ổn định đời sống.
Các đại biểu nhận quà chúc Tết từ lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN
Các đại biểu nhận quà chúc Tết từ lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN
Dịp này, tỉnh Hậu Giang đã trao 220 suất quà cho các vị sư sãi, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có gần 7.800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với trên 33.000 người; trong đó, có gần 5.800 hộ đồng bào Khmer với trên 24.500 người.

Năm 2017, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất cho đồng bào Khmer với tổng số vốn trên 16 tỷ đồng./.
 Nhóm PV TTXVN tại các địa phương

Có thể bạn quan tâm

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Đồng bào dân tộc S’tiêng với kho tàng văn hóa phong phú đang đứng trước thách thức trong việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Trước thực trạng này, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bom Bo, tỉnh Đồng Nai), chính quyền địa phương đang nỗ lực thắp lại ngọn lửa truyền thống, đánh thức tình yêu và ý thức bảo tồn văn hóa trong mỗi người trẻ.

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Trải qua hàng trăm năm người Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, tỉnh Nghệ An) đã bảo lưu, gìn giữ và trao truyền được nhiều tập tục, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, nét sinh hoạt mang giá trị bản sắc văn hóa rất độc đáo, riêng có. Trong đó, nghi thức cột chỉ cổ tay và lễ đặt tên đều nằm trong Lễ đón tiếng sấm đầu năm, vốn là những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo trong hệ thống lễ tục vòng đời của người Ơ Đu; thể hiện văn hóa ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hướng về cội nguồn, tri ân các vị tiền bối đã có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất.

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Ngày 14/7, tại xã Khổng Lào, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025 cho tỉnh Lai Châu.

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Với đồng bào Mông ở vùng cao Lào Cai, cây khèn là nhạc cụ truyền thống quan trọng và độc đáo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật chế tác khèn đã trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ và quảng bá sản phẩm tới du khách trong, ngoài nước.

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Tại Bạc Liêu, đồng bào dân tộc Khmer có trên 78.000 người, chiếm 7,6% dân số. Đồng bào nơi đây có đời sống tinh thần phong phú với những ngôi chùa Khmer kiến trúc lộng lẫy, các loại hình nghệ thuật truyền thống và nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Vĩnh Phúc hiện là một trong nhiều địa phương trên cả nước có mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng ngày càng lớn. Trước tình hình đó, tỉnh đã nỗ lực triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; từ đó đạt mức sinh thay thế, góp phần ổn định quy mô dân số.

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết: Hiện nay, tỉnh nỗ lực khai thác những tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh; tích cực nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, thu hút ngoại tệ.

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày 6/6, UBND tỉnh Lai Châu và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã ký kết thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Ngày 4/6, tại tỉnh Sóc Trăng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng 3 tỉnh, thành phố (hội nghị lần thứ 3).

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong những ngày đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Campuchia đăng tải nhiều chủ đề bài viết đính kèm hình ảnh đa dạng, giới thiệu về cuộc sống mới với nhiều khởi sắc, đổi thay toàn diện trong vùng đồng bào Khmer tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, địa phương đã tổ chức được mạng lưới 198 hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản, thu hút gần 55.000 thành viên; giải quyết công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động. Đến đầu tháng 6/2025, các hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản đã đạt doanh thu khoảng 140 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước.

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Ngày 30/5, tại Sóc Trăng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Cụm thi đua số 6 (gồm 10 địa phương: Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ) về công tác dân tộc.

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Được thành lập từ năm 2019, mô hình “Họ đạo bình yên - Gia đình hạnh phúc” ở buôn B’laosire thuộc tổ dân phố 14, phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) được đánh giá cao bởi tính hiệu quả. Từ nhiều năm qua, mô hình góp phần bảo đảm an ninh trật tự, người dân tập trung làm ăn phát triển kinh tế, hàng chục hộ vươn lên thoát nghèo, Họ đạo được Bộ Công an khen thưởng vào năm 2024.

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện nghi lễ trưởng thành đặc sắc của dân tộc mình.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.