Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2020, nhu cầu vốn là 263 tỷ đồng với các hoạt động như triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất rau an toàn, hoa cây kiểng, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối…    

Trong giai đoạn 2021-2025 thành phố cần 275 tỷ đồng, với các hoạt động trọng tâm như các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa. Đồng thời, xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị từ nước ngoài.    

Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với áp dụng công nghệ cao, việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp chất lượng sản phẩm nông sản đảm bảo đồng đều, mẫu mã tốt đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 800 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020, cao gấp 2-3 lần so với giai đoạn 2011-2015. Giá trị tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng cao hơn 8%/năm so với giai đoạn 2011-2015.   
Nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa vụ mùa. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Chương trình được thực hiện sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp của thành phố phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong nông nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông nghiệp, cải thiện thu nhập nông dân, đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.    

Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2011- 2016, nhiều tiến bộ kỹ thuật, nhiều mô hình ứng dụng máy móc, thiết bị đã được thử nghiệm, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác, nuôi trồng đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp đô thị.   

Năm 2016, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 91 xã, phường có sản xuất rau với diện tích canh tác đạt 3.486 ha, diện tích gieo trồng đạt 14.670 ha. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất rau ngày càng được đẩy mạnh, cụ thể có trên 95% diện tích ban đầu, 60% diện tích gối vụ được làm đất bằng máy (tăng 28% so với năm 2010), chủ yếu là sử dụng máy xới mini; 51% diện tích trồng rau có trang bị hệ thống tưới tự động hoặc bán tự động (tăng 24% so với năm 2010); tỷ lệ diện tích ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất hoa, cây kiểng trong khâu tưới là 40,6%, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình có gắn động cơ là 50,9%.   

Trong lĩnh vực chăn nuôi, ứng dụng cơ giới hóa ngày càng được chú trọng ở tất cả các khâu. Các máy móc chủ yếu là hệ thống máng ăn và núm nước uống tự động,hệ thống làm mát chuồng trại, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), ứng dụng công nghệ quản lý đàn theo công nghệ hiện đại, máy vắt sữa bán tự động, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường bằng công nghệ khí sinh học (biogas).    

Thành phố hiện đang triển khai chính sách về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố. Từ năm 2011 đến tháng 12/2016, đã có 20.664 phương án vay vốn được phê duyệt, với tổng số vốn đầu tư 9.454 tỷ đồng, tổng vốn vay được hỗ trợ 5.794 tỷ đồng. Trong đó, có 3.329 phương án vay vốn đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là máy xới đất, máy sục khí ao nuôi thủy sản, máy phun thuốc, máy kéo, hệ thống tưới…./.
Nguồn:TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.