Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạo chuyển biến rõ hơn trong cơ cấu lại nông nghiệp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạo chuyển biến rõ hơn trong cơ cấu lại nông nghiệp
Sáng 4/01/2018, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Sáng 4/01/2018, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

"Ngành nông nghiệp phải tập trung phát triển hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tận dụng tốt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao năng lực sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân và đưa năng suất lao động nông nghiệp lên cao hơn. Đây không chỉ là yêu cầu trong năm 2018 mà cả trong những năm tiếp theo của ngành", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2017 trong điều kiện thiên tai lũ lụt kỷ lục và nghiêm trọng, nhưng ngành đã vượt chỉ tiêu đề ra. Tăng trưởng ngành đã đạt gấp 2 lần năm 2016, đặc biệt là một số ngành hàng như, rau củ quả, thủy sản, chế biến gạo… tăng cao. 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng tái cơ cấu ngành vẫn chưa mạnh mẽ, trồng trọt theo thói quen vẫn phổ biến ở nông thôn. Vi phạm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn rất lớn. Tình trạng sản xuất nông nghiệp bị động vẫn xảy ra, được mùa mất giá vẫn là nỗi lo của đất nước. Điều này đặt ra vấn đề quy hoạch, dự báo thị trường… Bên cạnh đó, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, kéo theo năng suất lao động của đất nước xuống thấp. Còn một bộ phận không nhỏ ở nông dân, diêm dân, ngư dân, vùng núi, vùng cao, dân tộc còn khó khăn… 
 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo tổng kết ngành tại Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo tổng kết ngành tại Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Là một trong những địa phương được xem là có những bước đi trong tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, có hai điểm nghẽn vẫn tồn tại với ngành đó là chi phí sản xuất cao và chất lượng nông sản còn kém. Do đó, phải tạo kinh tế hợp tác đủ mạnh mới giải quyết được chi phí sản xuất. Khi hợp tác xã hoạt động đúng bản chất, mang lại lợi ích của thành viên thì mới nâng cao chất lượng nông sản, mới tiếp cận được nông nghiệp 4.0. 
 
Đầu cầu họp trực truyến tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
 Đầu cầu họp trực truyến tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành nông nghiệp phải đạt tăng trưởng 3%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 40 tỷ USD, có 52 huyện và 37% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đây là mục tiêu nặng nề đối với toàn ngành. Do đó, để thực hiện thành công kế hoạch 2018, yêu cầu ngành nông nghiệp ngay từ đầu năm triển khai đồng bộ các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

"Toàn ngành và địa phương phải quán triệt thực hiện nghiêm 10 chữ là: “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Các địa phương và ngành nông nghiệp phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể để phục vụ cho chỉ đạo, điều hành", Thủ tướng nói. 

Bài học lớn rút ra từ kết quả năm 2017 là sự vào cuộc quyết liệt các ngành, địa phương rất quan trọng, nếu không chủ trương sẽ nằm trên giấy. Toàn ngành phải quán triệt chủ trương để hành động, đừng nghiên cứu lý thuyết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. 
Đầu cầu họp trực truyến tỉnh Nghệ An. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đầu cầu họp trực truyến tỉnh Nghệ An. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của cả nước và của ngành. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành nông nghiệp xác định tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển đất nước.

Triển khai ngay từ đầu năm Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, ngành tiếp tục mạnh mẽ cơ cấu lại, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Cùng với đó là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác; tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. 
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Về cơ cấu lại ngành, các đơn vị thuộc bộ, các địa phương tiếp tục rà soát quy hoạch, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm cấp tỉnh/thành phố và nhóm đặc sản làng/xã để có giải pháp chỉ đạo cụ thể; đồng thời, chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản.

Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho xuất khẩu và tiêu thụ hàng nông sản; giải quyết tốt hơn những bức xúc của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2017 tăng 2,9% (nếu không bị thiệt hại nặng bởi các cơn bão 10, 12 thì khả năng sẽ tăng trên 3%), giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016.

Trong năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 13% so với năm 2016; thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016.

Nhiều mặt hàng có kim ngạch tăng cao như: rau quả, cao su, gạo, điều, tôm, đồ gỗ và lâm sản…. Vẫn duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên; trong đó, có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Đến hết năm, cả nước có 2.884 xã và 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, tăng 524 xã và 13 huyện so với năm 2016; bình quân đạt 13,7 tiêu chí/xã.
Bích Hồng

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Những căn nhà mới vững chãi đang được dựng lên không chỉ là nơi an cư, mà còn là biểu tượng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được gìn giữ và phát huy.

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Thời gian qua, hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Ayun (đoạn chảy qua địa bàn xã Ayun, tỉnh Gia Lai) diễn ra công khai với quy mô lớn. Ghi nhận thực tế cho thấy, “cát tặc” ngang nhiên khai thác suốt ngày đêm, vận chuyển rầm rộ qua các tuyến đường chính mà không gặp bất cứ sự kiểm tra, xử lý nào từ chính quyền địa phương.

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tây Ninh có hơn 368 km đường biên giới tiếp giáp ba tỉnh của Vương quốc Campuchia gồm Svay Rieng, Pray Veng và Tboung Khmum. Tỉnh hiện có 4 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa khẩu quốc gia, 13 cửa khẩu phụ. Thời gian qua, lợi dụng địa hình bằng phẳng và nhiều đường mòn, lối mở qua lại biên giới, một số đối tượng đã đưa tài sản trộm cắp trong nước sang Campuchia tiêu thụ. Lực lượng chức năng biên giới Tây Ninh đã tích cực vào cuộc xử lý.

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Không cần phải đi xa hay chờ đợi lâu, người dân ở phía Tây tỉnh Gia Lai giờ đây dễ dàng làm thủ tục hành chính ngay tại cơ sở. Có được thuận lợi này là nhờ sự vào cuộc của lực lượng Công an xã, phường, đã đưa dịch vụ công đến gần dân hơn, đặc biệt là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Ngày 23/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương xã A Dơi triển khai chữa cháy kịp thời nhà dân lúc rạng sáng, hỗ trợ bước đầu cho gia đình các nạn nhân lương thực, thực phẩm để vượt qua khó khăn trước mắt.

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi chim yến đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Ngày 22/7, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh Đồng Nai luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các đối tượng người có công với cách mạng. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng và đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Vào lúc 13 giờ ngày 21/7, tại km 229+100 Quốc lộ 4H (thuộc địa phận bản Tó Khò, xã Mù Cả, tỉnh Lai Châu) lực lượng Biên phòng thuộc Phòng Nghiệp vụ và Đồn Biên phòng Mù Cả, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã bắt quả tang đối tượng Vàng A Lâu (tên gọi khác là Vàng A Sơn, sinh năm 2000, dân tộc Mông, thường trú tại bản Nậm Vì, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Từ ngày 21/7, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi thực hiện các thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (nộp hồ sơ qua môi trường điện tử) sẽ được miễn phí, lệ phí đối với nhiều thủ tục, như: Lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, phí bình tuyển và công nhận cây mẹ, vườn cây đầu dòng, rừng giống...

 Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Ngày 21/7, tại Lào Cai và Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại và nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết được đông đảo cán bộ cơ sở đánh giá cao, thể hiện tính nhân văn, kịp thời và lan tỏa thông điệp: cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ.

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Trước diễn biến phức tạp của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định hoạt động thương mại.

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Với phương châm “gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”, nhiều xã, phường tại Đồng Nai đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính từ ngày 1/7. Đặc biệt tại xã Phước Sơn, địa bàn vừa sáp nhập từ 3 xã (Phước Sơn, Đăng Hà, Thống Nhất), có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình chính quyền mới mang lại niềm tin mạnh mẽ cho người dân.

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất tỉnh Phú Yên (cũ) với Đắk Lắk, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại phường Buôn Ma Thuột. Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ.

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Từng là vùng đất chỉ canh tác ngô, sắn với giá trị thấp và đầu ra bấp bênh, Sơn La ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của một trung tâm nông sản lớn tại khu vực Tây Bắc.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Xác định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần cùng các cấp ngành, địa phương tháo gỡ thẻ vàng EC áp dụng đối với thủy sản của Việt Nam. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.