Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ

Kế thừa hội thảo ngày 19/4/2022 tại công trường khai quật, ngày 11/9, tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ-Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Di tích Vòng thành Đá Trắng”.

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 1Quang cảnh di tích khảo cổ Vòng Thành Đá Trắng thuộc địa phận ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Hội thảo tập trung đánh giá và nghiên cứu sâu diện mạo của di tích Vòng thành Đá Trắng. Di tích này đã lộ diện, là một trong số ít di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ. Niên đại của di tích vào khoảng thế kỷ XV-XVI, với nhiều đặc điểm mang đậm nét của văn hóa Champa. Vòng thành Đá Trắng được xem là nguồn tư liệu rất quan trọng để làm rõ lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như vùng đất Nam Bộ.

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 2Qua phân loại về đặc điểm chất liệu, loại hình, các nhà nghiên cứu xác định được phần lớn đồ gốm được tìm thấy tại di tích Vòng Thành Đá Trắng có nguồn gốc từ gốm Champa. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nguyễn Đình Trung cho biết, từ lâu di tích Vòng thành Đá Trắng đã được nhân dân Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc…biết đến. Năm 2002, di tích lần đầu tiên được Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam khảo sát. Kết quả nghiên cứu xác định, đây là dấu vết của một di tích thành cổ đã bị phá hủy và gọi di tích này là Tường thành Đá Trắng. Tháng 7 và 9/2007, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) tiếp tục khảo sát di tích do Tiến sỹ Đào Linh Côn, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ vùng Nam Bộ chủ trì.

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 3Gốm sứ Trung Hoa thời nhà Minh được tìm thấy tại di tích Vòng thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Báo cáo đề dẫn, Tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cho biết, tại ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có một công trình kiến trúc dạng thành lũy quy mô lớn, xây bằng đá ong từng được ghi nhận trong Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ năm 2002 đến nay, di tích được khảo sát và khai quật thăm dò tại một số vị trí để nhận diện đặc điểm kết cấu kiến trúc vòng tường đá ong và tầng văn hóa bên trong. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có nhiều giai đoạn cư trú trên không gian này, với nhiều khung niên đại khác nhau, từ vết tích thời tiền sử (cách đây khoảng 2.000-2.500 năm trước), đến thời Chân Lạp (khoảng thế kỷ VIII-X) và thời kỳ tòa thành bằng đá ong được xây dựng (thế kỷ XV-XVI). Di tích để lại trên hiện trường khai quật là những tường thành xây bằng đá ong, giếng đào, những vết tích lỗ cột, khả năng là những công trình dựng bằng gỗ, những dấu vết bếp, hố rác…Hiện vật tìm thấy gồm nhiều loại hình và chất liệu, với công cụ đá thời tiền sử, vật dụng sinh hoạt thường nhật (đồ gốm, đất nung, công cụ, vũ khí bằng kim loại) những đồ sứ khả năng là hàng hóa thương mại, có nhiều nguồn gốc (Trung Hoa, Champa, Đại Việt, Thái Lan).

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 4Di tích giếng nước tại Vòng Thành Đá Trắng. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung Kiên nhận định, những dữ liệu mới về khảo cổ học tại di tích này đã dần hé mở về một giai đoạn gần như chưa được biết đến trong lịch sử vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu và Nam Bộ. Nguồn tài liệu này hứa hẹn cơ hội lớn để giải mã các vấn đề văn hóa - lịch sử trước thời kỳ khẩn hoang miền đất phương Nam mà trước đây chỉ được biết đến qua ghi chép trong sử liệu, bản đồ của triều Nguyễn và các nhà truyền giáo phương Tây từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ thông tin, kết quả khai quật đã xác định rõ cấu trúc địa tầng gồm các lớp tích tụ văn hóa thuộc các thời kỳ khác nhau, hình thành chồng chéo lên nhau, thậm chí có hiện tượng lớp văn hóa ở giai đoạn sau tác động gây xáo trộn cho các tích tụ văn hóa ở giai đoạn trước do các hoạt động sinh hoạt và xây dựng (san ủi, đào-lấp bề mặt)...

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 5Trưng bày chì lưới, vật nhỏ làm bằng đất nung, buộc vào chài lưới đánh cá hoặc dây câu, được tìm thấy ở khu vực trung tâm của di tích Thành Đá Trắng, với số lượng khá lớn, tổng số lên đến hơn 120 hiện vật. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Tại hội thảo, các nhà khoa học cho rằng, Vòng thành Đá Trắng hội tụ đủ tiêu chí để làm hồ sơ xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam đánh giá, Vòng thành Đá Trắng có nhiều di tích phong phú; số lượng di vật có giá trị lớn trong nghiên cứu lịch sử di tích, lịch sử khu vực. Ông đề nghị cần bảo vệ tại chỗ, toàn vẹn khu di tích, lập hồ sơ xếp hạng cấp Quốc gia, lên kế hoạch tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường cho tổng thể di tích là các yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với khu di tích này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu sâu các lớp văn hóa, tác động lịch sử nhiều chiều đối với lịch sử ở khu vực trên các phương diện chủ nhân, niên đại, kinh tế, kỹ thuật, môi trường và chuyển biến kinh tế, xã hội…

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân, Hội đồng Di sản Quốc gia cũng đồng tình và nhận định, khoảng hơn 2 thập niên trở lại đây, Vòng thành Đá Trắng là di tích xếp hạng thứ 4 về quy mô khai quật và giá trị di sản và cần được khai quật mở rộng, nghiên cứu liên ngành liên quan giữa Vòng thành Đá Trắng và cả miền Đông Nam Bộ...

Vòng thành Đá Trắng: Lộ diện di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ ảnh 6Các chuyên gia và nhà khảo cổ học khảo sát thực địa tại di tích Vòng Thành Đá Trắng ởấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của di tích Vòng thành Đá Trắng, trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị và giải pháp tại hội thảo, Ban Tổ chức sẽ xây dựng báo cáo hoàn chỉnh gửi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phục vụ kịp thời công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử.

Huỳnh Sơn

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.