Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa vùng Đông Bắc chất lượng, không trùng lặp

Vùng Đông Bắc cần tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản; xây dựng và thực hiện chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng dài hạn, chuyên nghiệp để tạo bứt phá phát triển du lịch... Đây là những nội dung được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 3/11.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684945.jpg
Tấu kèn pí lè trong trích đoạn đoán khách mừng đám cưới dân tộc Dao, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân cho biết, Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển” nhằm mục đích trao đổi, phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng Đông Bắc trong giai đoạn hiện nay. Thông qua Hội thảo, các tỉnh trong vùng tiếp thu ý kiến, đề xuất của các đại biểu, nhà khoa học về giải pháp liên kết, khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch để phát triển kinh tế địa phương vùng Đông Bắc trong thời gian tới...

vna_potal_hoi_thao_khoa_hoc_“du_lich_van_hoa_vung_dong_bac_-_khoi_nguon_va_phat_trien”_7685015.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đặng Ân phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Tại Hội thảo, đại diện các tỉnh trong khu vực, nhà quản lý văn hóa, du lịch thống nhất khẳng định, vùng Đông Bắc sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng, kỳ vĩ, giúp nhiều địa phương trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn. Khu vực này cũng là nơi tập trung sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc ít người mang các sắc màu văn hoá khác nhau, đa dạng về bản sắc và cá tính độc đáo.

vna_potal_hoi_thao_khoa_hoc_“du_lich_van_hoa_vung_dong_bac_-_khoi_nguon_va_phat_trien”_7685016.jpg
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Đặc biệt, vùng có một hệ thống di tích lịch sử cách mạng và là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số với một kho tàng văn hóa đặc sắc có thể liên kết tạo chuỗi giá trị chung cho toàn vùng. Vì vậy, việc phát triển các chương trình, sản phẩm du lịch địa phương vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính liên kết gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá là một vấn đề quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trong hiện tại và tương lai ở mỗi địa phương, cũng như toàn vùng Đông Bắc.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684940.jpg
Múa Sư tử truyền thống dân tộc Nùng với tựa đề "Đón Xuân" của đoàn Lạng Sơn tham dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684944.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684947.jpg
Tiết mục hát Sli Sình làng "Tời tời ơn Đảng - Đời đời ơn Đảng" của học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng Đông Bắc, gắn với phát triển du lịch đang được các địa phương quan tâm. Hơn nữa, hiện nay khách du lịch có xu hướng ưa thích tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền… Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa vùng Đông Bắc.

vna_potal_lien_hoan_van_nghe_quan_chung_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684943.jpg
Múa Sư tử truyền thống dân tộc Nùng với tựa đề "Đón Xuân" của đoàn Lạng Sơn tham dự liên hoan. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_quan_chung_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684954.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
vna_potal_lien_hoan_van_nghe_va_trinh_dien_trang_phuc_cac_dan_toc_vung_dong_bac_7684939.jpg
Phần trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Tuy nhiên, hiện phần lớn các địa phương trong vùng còn gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm đặc thù nói riêng trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá của địa phương. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch văn hoá chưa được đầu tư đúng tầm dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch thiếu sức hút. Nhiều chương trình du lịch văn hoá còn đơn điệu và trùng lặp, dịch vụ du lịch chất lượng thấp, ít hấp dẫn...

vna_potal_ngay_hoi_van_hoa_the_thao_va_du_lich_cac_dan_toc_vung_dong_bac_thi_trinh_dien_ky_nang_huong_dan_vien_du_lich_va_thi_keo_co__7685039.jpg
Thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Từ thực tế trên, đại diện các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, doanh nghiệp làm du lịch cho rằng, các tỉnh trong vùng Đông Bắc cần có cơ chế chính sách trong bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch văn hóa; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch có tính khả thi nhằm kêu gọi các dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Đặc biệt, các địa phương phải liên kết trong phát triển du lịch văn hóa, xây dựng sản phẩm đặc trưng để không bị trùng lặp, có chất lượng cao, tạo thế cạnh tranh và tạo thương hiệu cho toàn vùng...

Theo Tiến sĩ Lê Văn Minh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển du lịch Việt (Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cần phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Đông Bắc theo hướng chất lượng cao, hấp dẫn, mang thương hiệu đặc thù gắn với di tích văn hóa lịch sử cách mạng như: Pác Pó, ATK chợ Đồn, ATK Định Hóa, Tân Trào... Đồng thời khai thác, phát huy giá trị văn hóa dân tộc bản địa như: Thực hành hát Then, Nghi lễ Nhảy lửa... để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế./.

Vũ Văn Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Rời giảng đường đại học, nhiều thanh niên ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) trở về quê hương, khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu xuất hiện, không chỉ làm giàu cho bản thân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, con người Mù Cang Chải đến với du khách trong và ngoài nước.

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mặc

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mặc

Giữa tháng 5 và tháng 6, khi những cơn mưa mùa Hạ đổ xuống cũng chính là lúc những thửa ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vào mùa đổ nước. Nước được “phủ” đầy trên bề mặt những thửa ruộng bậc thang sau cày ải, tương phản dưới ánh nắng mặt trời cùng những gam màu đa sắc hòa quyện với nhau, từ màu của nước, của đất, màu cây cối, trời mây... đã tạo nên một bức tranh bích họa giữa núi non hùng vỹ.

Du lịch cộng đồng Quảng Ngãi - cơ hội phát triển mới

Du lịch cộng đồng Quảng Ngãi - cơ hội phát triển mới

Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, thắng cảnh hùng vĩ như Lý Sơn mà tiềm năng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp cần được đánh thức và phát triển. Loại hình du lịch này được khai thác hợp lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương; đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống và thiên nhiên.

Phát triển du lịch Ba Vì gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Phát triển du lịch Ba Vì gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đề cao các giá trị sống bền vững, du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism) nổi lên như một xu thế tất yếu. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, vùng núi Ba Vì nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nguồn dược liệu phong phú, là khu vực sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Việc kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, y học cổ truyền và các dịch vụ hiện đại đang mang đến những trải nghiệm nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe hấp dẫn cho du khách đến với Ba Vì.

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

Các làng nghề truyền thống ở Cao Bằng đã tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp tăng thu nhập cho người dân. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh Cao Bằng đã có những hướng đi bền vững, trong đó có việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch, chuyển đổi số, có sự hỗ trợ, đồng hành từ chính quyền địa phương.

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch tại xã vùng cao Thần Sa

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch tại xã vùng cao Thần Sa

Tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, xã vùng cao Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện một loạt các di chỉ khảo cổ có niên đại từ trung kì đồ đá cũ đến sơ kì thời đại đồ đá mới, trong đó địa điểm quan trọng nhất là Mái đá Ngườm, được xếp hạng quốc gia năm 1982.

Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái: Triển vọng tích cực phát triển du lịch xanh

Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái: Triển vọng tích cực phát triển du lịch xanh

Việc sáp nhập hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai để hình thành một tỉnh mới là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Trung ương nhằm tạo ra một cực tăng trưởng mới cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đối với lĩnh vực du lịch, đây là một bước ngoặt quan trọng, tạo ra nhiều thời cơ to lớn song đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện và giải quyết đồng bộ.

Thúc đẩy kết nối du lịch xanh để phát triển bền vững

Thúc đẩy kết nối du lịch xanh để phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025, ngày 6/6, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tọa đàm "Kết nối phát triển du lịch xanh". Các đại biểu thống nhất cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc kết nối du lịch xanh giữa các vùng, các địa phương để phát triển bền vững.

Số hóa để phát triển du lịch

Số hóa để phát triển du lịch

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, từ nay đến hết năm 2025, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển du lịch, trong đó chú trọng quảng bá, xúc tiến, kích cầu, đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực này.

Ẩm thực Lào Cai - thỏi nam châm hút khách

Ẩm thực Lào Cai - thỏi nam châm hút khách

Trong muôn vàn thú vui của hành trình tìm hiểu văn hóa, bản sắc một vùng đất thì khám phá ẩm thực luôn là điều không thể thiếu đối với mỗi du khách. Xác định ẩm thực là con đường tiếp cận nhanh chóng, gần gũi, dễ chạm vào cảm xúc du khách, có khả năng ghi dấu ấn mạnh mẽ và hỗ trợ phát triển du lịch tích cực, những người làm du lịch ở Lào Cai đã và đang ngày càng phát huy hiệu quả sức hấp dẫn của ẩm thực truyền thống, đồng thời phát triển, sáng tạo ẩm thực hiện đại, coi đây là thỏi nam châm hút khách bền vững.

Yên Bái: Mở hướng phát triển kinh tế từ du lịch kết hợp bảo vệ rừng

Yên Bái: Mở hướng phát triển kinh tế từ du lịch kết hợp bảo vệ rừng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú các loài động, thực vật. Tận dụng tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng, những năm qua huyện triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ rừng theo hướng bền vững. Việc bảo vệ rừng không chỉ có ý nghĩa duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch của huyện.

Phát triển du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn văn hóa bản địa

Phát triển du lịch nông nghiệp hữu cơ gắn với bảo tồn văn hóa bản địa

Nơi núi rừng xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), giáp với tỉnh Đắk Lắk, tiếng cồng chiêng của đồng bào Ê Đê vẫn vang vọng giữa không gian thanh bình với những mái nhà và vườn trái cây xanh mướt. Người dân gắn bó với nghề nông và dành trọn tâm huyết để gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa của dân tộc bản địa.

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có 8 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha tại các địa phương, tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.

Tăng sức hấp dẫn cho Cao nguyên Mộc Châu

Tăng sức hấp dẫn cho Cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La là vùng đất rộng lớn với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa. Đặc biệt, nhiệt độ ở Mộc Châu vào mùa hè khá mát mẻ, không khí trong lành, rất phù hợp du lịch nghỉ dưỡng.

Cao nguyên đá Đồng Văn: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững nơi cực Bắc

Cao nguyên đá Đồng Văn: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững nơi cực Bắc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ là vùng đất chứa đựng những giá trị di sản địa chất, văn hóa, lịch sử quý giá mà còn là điểm tựa quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Hà Giang.

Đưa vào vận hành chuyến tàu du lịch 'Hành trình về với đất võ'

Đưa vào vận hành chuyến tàu du lịch 'Hành trình về với đất võ'

Ngày 1/5, tỉnh Bình Định đã chính thức đưa vào vận hành chuyến tàu trải nghiệm văn hóa “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”. Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts.

Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ khi đến Sơn La

Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ khi đến Sơn La

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Dự kiến đông đảo du khách sẽ đến tham quan, nghỉ dưỡng, các địa phương, khu, điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ, lưu trú, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.

Sa Pa - Xứ sở của tình yêu

Sa Pa - Xứ sở của tình yêu

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, tối 29/4, tại khu vực Sân Quần, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là một trong những lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Du lịch Hà Giang dịp lễ 30/4 và 1/5: Làm mới sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sẵn sàng phục vụ du khách

Du lịch Hà Giang dịp lễ 30/4 và 1/5: Làm mới sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sẵn sàng phục vụ du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài đến 5 ngày, là khoảng thời gian lý tưởng để du khách tìm về với thiên nhiên hoang sơ, cảnh sắc hùng vĩ và bản sắc văn hóa đặc sắc của vùng cao Hà Giang. Với vị trí địa đầu Tổ quốc, Hà Giang không chỉ hấp dẫn du khách bởi những dãy núi trùng điệp mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, những cung đường mê hoặc lòng người và tình người nồng hậu nơi biên cương.

Giấc mơ trên “cổng trời” Mường Lống

Giấc mơ trên “cổng trời” Mường Lống

Từng là “thủ phủ” của cây thuốc phiện, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) giờ đây đang trở mình thành một điểm đến du lịch cộng đồng độc đáo giữa đại ngàn. Những người Mông quanh năm gắn bó với nương rẫy, nay đang học cách đón khách, làm du lịch và tự tay viết lại câu chuyện cuộc đời trên chính mảnh đất mình sinh ra.