Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững

Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vốn giúp nông dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.
Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vốn giúp nông dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh còn huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội. Điển hình là các tổ tiết kiệm và vay vốn được xem như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thông qua hoạt động của tổ, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được hướng dẫn, tạo điều kiện vay vốn kịp thời, cải thiện kinh tế gia đình.

Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đạt doanh số cho vay 600 tỷ đồng với gần 22.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững ảnh 1Khảo sát tình hình hoạt động tại các Tổ tín dụng nông dân vay vốn sản xuất. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp người nghèo, người dân vùng đồng bào dân tộc, các đối tượng chính sách khó khăn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Điển hình như trường hợp của ông Trần Văn Điền, ấp Ngọn, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân. Hoàn cảnh khó khăn, ông Điền được giải ngân 30 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Với số tiền này, ông Điền mua 1 con trâu nái, sau 3 năm, trâu sinh sản được 2 con nghé. Bán hai con nghé này, ông Điền đã trả xong nợ vay ngân hàng. Nhận thấy nuôi trâu sinh sản có hiệu quả, ông Điền tiếp tục được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 50 triệu để mở rộng mô hình nuôi trâu, đồng thời nuôi thêm gà, vịt theo hướng đa con.

Cùng với ông Điền, hiện hàng trăm hộ gia đình khác cũng được Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hồng Dân đầu tư vốn phát triển kinh tế gia đình. Các hộ gia đình áp dụng nhiều mô hình sản xuất lúa - cá - màu, chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả... từ đó thoát khỏi đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững ảnh 2Nguồn vốn tín dụng Ngân hành Chính sách xã hội giúp nhiều gia đình ở huyện Hồng Dân thực hiện thành công mô hình lúa – cá. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

Xác định tín dụng chính sách là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ưu đãi, qua đó góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Dự kiến trong năm 2022, Ngân hàng đề ra mục tiêu tín dụng chính sách xã hội với tổng nguồn vốn 2.540 tỷ đồng trở lên. Tổng dư nợ đạt 2.536 tỷ đồng với 23.000 lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách được vay vốn trong năm. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ; tỷ lệ thu lãi đạt 98,5% trở lên.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, ông Trần Quang Sơn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu cho rằng, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 06 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và các văn bản liên quan. Ngân hàng nghiên cứu, đề xuất Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chương trình, dự án, đề án và cân đối nguồn vốn ngân sách để ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh gắn với triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025), chiến lược phát triển 10 năm (giai đoạn 2021-2030). Đồng thời, đơn vị sẽ tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các địa phương được phân công phụ trách.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững ảnh 3Mô hình nuôi ong lấy mật giúp nhiều gia đình nâng cao thu nhập. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội nhằm góp phần thay đổi nhận thức, trách nhiệm, hành động của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.

Ngân hàng tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Hiện tại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị, xã hội cấp tỉnh, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên với hợp đồng ủy thác cho 251 Hội cấp xã, quản lý hơn 1.900 tổ tiết kiệm và vay vốn, dự nợ nhận ủy thác trên 2.100 tỷ đồng, chiếm hơn 99% tổng dư nợ. Đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các hội, đoàn thể được nhận ủy thác; tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn với mục tiêu phấn đấu tổ xếp loại tốt, khá đạt trên 70%, xếp loại yếu kém giảm còn dưới 5%.

Bạc Liêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tín dụng, góp phần giảm nghèo bền vững ảnh 4Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư vốn giúp nông dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN.

"Xác định tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội, thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu sẽ cùng các địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể mở rộng mạng lưới hoạt động đến tận các khóm, ấp. Thông qua đó, các hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội", ông Trần Quang Sơn nhấn mạnh.

Tuấn Kiệt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Sáng 17/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức bàn giao 70 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Bến Tre tài trợ.

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, sau ba tuần triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ 15/5 đến 5/6), tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song hiệu quả vẫn chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế tại cơ sở. Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành có nơi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 1562/UBND-NC, ngày 5/6/2025 chỉ đạo yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện nội dung kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 09/KL-TTr ngày 29/5/2025 của Thanh tra tỉnh, nhằm chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ hai); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là những nhóm vấn đề được nhiều cử tri tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Qua thanh tra chuyên đề về công tác quản lý và khai thác khoáng sản, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án khai thác khoáng sản, bao gồm việc sử dụng đất trái phép, chậm triển khai khai thác, lắp đặt thiết bị không đúng quy định và nợ đọng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 20 xã, trong đó 6 xã vùng thượng gồm: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Đây là những địa bàn xa trung tâm, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu thốn, hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở đã diễn ra thường xuyên tại các xã vùng thượng.

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 65/CĐ-TTg, 72/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg, tỉnh Gia Lai đang triển khai quyết liệt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Thực hiện kế hoạch tháng cao điểm về tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy năm 2025, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 11/6, Tổ công tác gồm Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn và Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pháng Chủ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng nam giới về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu được là 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 11/12/2024 đến 2/6/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 95 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dù giảm 24 vụ (tương đương 20,17%) so với cùng kỳ năm trước, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe nhân dân.

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Là tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt, dân cư phân bố rải rác, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường khi hoạt động buôn bán nhỏ lẻ diễn ra phổ biến ở vùng sâu, vùng xa mà lực lượng lại quá mỏng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chủ động vượt khó, triển khai đồng bộ cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực.

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Không có giấy phép môi trường, đã từng bị UBND tỉnh Yên Bái phạt 320 triệu đồng và yêu cầu đình chỉ 4,5 tháng, nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn ngành gỗ MERIDA Việt Nam tại Khu công nghiệp Phía Nam, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn “ngang nhiên” hoạt động và xả khói ra môi trường.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Công an thị trấn Trà Lĩnh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tiến hành tuần tra, làm nhiệm vụ tại khu vực xóm Nà Khoang, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh vào ngày 6/6. Lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Bế Ngọc Đức (sinh năm 1964, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", đời sống của người dân nơi đây đã được nâng cao, bản làng được xây dựng khang trang, tươi đẹp hơn.

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Cùng với các địa phương trong tỉnh Lai Châu, những ngày này, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn đang dồn lực thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát nhanh nhất cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng người có công, giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm sinh sống, sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Ngày 7/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thụy Bích Dân (47 tuổi) là vợ của Bảo, cùng trú xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để điều tra về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192, Bộ luật Hình sự.