Cần Thơ tìm hướng phát triển cho mô hình du lịch cộng đồng

Các tour du lịch đường sông tham quan chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ thu hút đông du khách. Ảnh: Thanh Sang/TTXVN
Các tour du lịch đường sông tham quan chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ thu hút đông du khách. Ảnh: Thanh Sang/TTXVN

Mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng cư dân địa phương phối hợp cùng nhau xây dựng, phát triển, quản lý, hưởng lợi song song với bảo tồn thiên nhiên.

Cần Thơ tìm hướng phát triển cho mô hình du lịch cộng đồng ảnh 1Các tour du lịch đường sông tham quan chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ thu hút đông du khách. Ảnh: Thanh Sang/TTXVN

Đây là mô hình mang lại nhiều giá trị vượt trội cho du khách khi được hòa cùng người dân trải nghiệm sâu nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền, đồng thời đảm bảo tính khai thác song song với bảo tồn thiên nhiên, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, để chuẩn bị đầy đủ điều kiện triển khai, phát triển mô hình này tại các địa phương là một bài toán không dễ dàng.

Thiếu sự liên kết


Tại Cần Thơ, mô hình du lịch cộng đồng có rất nhiều lợi thế để hình thành và phát triển. Đó là tiềm năng về sông nước, miệt vườn: chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền; vườn dâu Hạ Châu, vườn du lịch Vàm Xáng, vườn cò Bằng Lăng; cù lao Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu… Những tiềm năng về di tích lịch sử - văn hóa: Đình Bình Thủy, nhà cổ Bình Thủy, chùa Long Quang, chùa Nam Nhã, di tích Giàn Gừa, Khu Di tích văn hóa Óc Eo…

Cần Thơ còn có những di sản văn hóa phi vật thể như: Đờn ca tài tử, Hò Cần Thơ, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy… và các làng nghề cổ truyền: làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng đan lọp Thới Long, làng hoa Bà Bộ… Cùng với đó là hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật của một thành phố trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 140 khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, các trung tâm hội nghị hiện đại…

Lợi thế văn hóa - tự nhiên phong phú để phát triển mô hình du lịch cộng đồng là không thể phủ nhận. Thêm vào đó, trong định hướng phát triển Cần Thơ đến năm 2030, chính quyền thành phố xác định nhiệm vụ đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, với hàng loạt các chính sách hỗ trợ ngành du lịch phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện Cần Thơ chỉ mới có ba điểm du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn (quận Bình Thủy), Cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt), 13 nhà vườn tại huyện Phong Điền. Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch đã chỉ ra những “điểm nghẽn” chính, khiến loại hình du lịch này chưa thể phát triển xứng tầm với tiềm năng của thành phố. Đó là: Sự thiếu liên kết, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, công tác quảng bá du lịch còn hạn chế.

Sự thiếu liên kết, hay còn gọi là “mạnh ai nấy làm” khiến cho bức tranh du lịch Cần Thơ nói chung, mô hình du lịch cộng đồng nói riêng trở nên hỗn loạn. Sự hỗn loạn thể hiện trong giá dịch vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, các điểm phục vụ du lịch dẫm chân nhau, khiến du khách vừa cảm thấy nhàm chán, vừa có cảm giác “mang con bỏ chợ”.

Thiếu liên kết ở tầm vĩ mô, đó là không thể kết nối được các bên liên quan: Điểm du lịch – Công ty lữ hành – Công ty vận chuyển. Qua kết quả khảo sát của Trường Đại học Cần Thơ, năm 2019 chỉ có 10% khách đến tham quan điểm du lịch thông qua các công ty lữ hành, 90% là du lịch tự túc. Bên cạnh đó, các hình thức vận chuyển đơn điệu, khiến du khách không cảm thấy thuận tiện cho chuyến tham quan của mình.

Ở tầm vi mô, sự thiếu liên kết giữa các điểm du lịch khiến các loại hình hoạt động dành cho du khách na ná nhau, nhưng giá cả lại mỗi nơi mỗi khác. Sự đơn điệu trong sản phẩm du lịch khiến du khách nhàm chán. Tiến sĩ Trần Thanh Bé, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế, Xã hội thành phố Cần Thơ cho rằng, đây là xuất phát từ sự hạn chế trong nguồn vốn cá nhân của mỗi hộ làm du lịch, cũng như sự thiếu hụt nguồn nhân lực được đầu tư bài bản. Hầu hết nhân lực phục vụ tại các điểm du lịch là con cháu trong nhà, theo hình thức “cây nhà lá vườn” thay vì thuê mướn nhân công bên ngoài. Do đó, những lúc cao điểm sẽ có tình trạng khách bị “bỏ rơi”, chất lượng dịch vụ vì thế chưa cao.

Về lâu dài, các điểm du lịch sẽ bộc lộ những lỗ hổng trong hoạt động quản trị cũng như định hướng phát triển dài hơi, bền vững. Đơn cử, mô hình du lịch cộng đồng thường gắn với loại hình nghỉ tại nhà dân (homestay) nhưng do chưa đáp ứng được hệ thống phòng ốc an toàn, nhà vệ sinh sạch sẽ… nên khá nhiều du khách còn e dè không dám sử dụng loại hình homestay này, khiến điểm du lịch thất thu phần không nhỏ.

Bàn về chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch tại Cần Thơ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô nhận xét: Điểm yếu nhất của sinh viên ngành Du lịch Cần Thơ nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là vấn đề ngoại ngữ, tin học, kế đó là những hiểu biết sâu về văn hóa, cũng như những thiếu hụt trong các kỹ năng mềm như thuyết trình hay làm việc nhóm…

Đối với điểm nghẽn về quảng bá du lịch, bà Lê Thị Bé Bảy, đại diện cộng đồng du lịch Cồn Sơn cho rằng, các điểm du lịch rất cần sự hướng dẫn và hỗ trợ của các đơn vị chức năng, các công ty du lịch… vì nếu người dân tự làm, độ phủ thông tin không cao, thậm chí không thể thống nhất trong hình ảnh nhận diện thương hiệu du lịch Cần Thơ.

Tháo gỡ “điểm nghẽn”

Trước thực trạng thiếu liên kết, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ cho rằng, cần có một “nhạc trưởng” đảm đương vai trò Ban Quản lý du lịch cộng đồng để liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi du lịch, định hướng cho các vùng phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng theo đặc thù riêng có của mình, tránh nhàm chán và dẫm chân nhau. “Nhạc trưởng” sẽ do cộng đồng tự bầu chọn và hoạt động trên cơ chế tự quản. Trong đó, không thể bỏ qua vai trò giám sát và hỗ trợ của chính quyền trong định hướng phát triển chung, các chính sách về vay vốn, đào tạo nghề…

Ngoài ra, để đảm bảo sự liên kết giữa các chủ thể chặt chẽ phải dựa trên những ràng buộc về trách nhiệm, cũng như sự cân bằng lợi ích các bên. Hiện nay vẫn còn khá nhiều tình trạng các điểm du lịch tăng giá vé, giá dịch vụ mà không báo cho công ty lữ hành, khiến họ khá lúng túng khi đã dẫn đoàn khách tới. Việc buông lỏng quản lý nhà nước cũng khiến nảy sinh các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các điểm du lịch, khiến mục đích “phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm” của mô hình du lịch cộng đồng không đạt được.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô cho rằng, các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cần có sự chung tay của cả xã hội. Trước hết, các trung tâm đào tạo cần đổi mới phương thức và giáo trình giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng viên thông qua những chương trình trao đổi giảng viên, tập huấn đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời, đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy học theo hướng ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin.

Tiếp đó, cần có sự chung tay của các doanh nghiệp du lịch, cùng nhà trường tạo ra liên kết “đơn vị đào tạo nhà tuyển dụng” theo mô hình “đào tạo theo đơn đặt hàng”. Theo đó, doanh nghiệp sẽ “đặt hàng” ngành đào tạo, chuẩn đầu ra với trường, cam kết nhận học viên vào làm sau khi tốt nghiệp, hỗ trợ máy móc/ địa điểm thực hành và chuyên gia hướng dẫn thực hành. Với mô hình này, nhà trường giảm được áp lực về đầu tư máy móc thiết bị thực hành cho sinh viên; doanh nghiệp tuyển chọn được nhân sự theo tiêu chuẩn mình mong muốn mà không mất thời gian đào tạo lại sau khi tuyển dụng như hiện nay; sinh viên được gia tăng cơ hội thực tập, làm quen với công việc thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Về vấn đề đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Lê Thanh Phong cho biết, thành phố đang đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch địa phương nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, thông qua lồng ghép trong những chương trình trọng điểm 6 tháng cuối năm như: Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2020; Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh - ITE HCMC 2020 và các sự kiện du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức đoàn quảng bá - xúc tiến du lịch tại thị trường Nhật Bản, trong đó có Hội nghị Xúc tiến du lịch tại thủ đô Tokyo.

Trong năm 2021, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có các hoạt động điểm nhấn như: Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam-VITM Cần Thơ 2021, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ và Liên hoan Đờn ca tài tử năm 2021 tại thành phố Cần Thơ, Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang 2021, Tuần lễ Văn hóa Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Lễ hội Ok-Om-Bok tỉnh Trà Vinh… đây sẽ là những cơ hội tốt để thực hiện việc quảng bá, xúc tiến du lịch các địa phương.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng số khách đến đạt 1.429.815 lượt, các doanh nghiệp lưu trú phục vụ 435.145 lượt, lữ hành nội địa phục vụ 18.730 lượt, lữ hành quốc tế đạt 4.820 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 799,2 tỷ đồng, giảm 59,1% so với cùng kỳ năm 2019 do dịch COVID-19, đạt 15,7% kế hoạch năm.

Ánh Tuyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Nằm cách đất liền hơn 230 km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên “địa ngục trần gian”, mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển. Sau 50 năm, Côn Đảo ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, trở thành “thiên đường du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh”.

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (Hà Giang), đã diễn ra khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 - một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Giữa bạt ngàn cây trái và đồng ruộng xanh mướt của xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên, An Giang), nông trại Phan Nam đã tiên phong kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với khai thác du lịch sinh thái và giáo dục thực nghiệm độc đáo thu hút hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

Trình diễn nghệ thuật dân tộc tại chương trinh. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Khai mạc chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”

Ngày 19/4, tại xã Hoàng Nông, UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tổ chức chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”, đồng thời công bố Quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2025.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Công viên đá nằm bên bờ biển Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Nơi đây đang nhanh chóng trở thành một điểm đến đầy sức hút, níu chân những du khách yêu thiên nhiên hoang dã và say mê khám phá những điều kỳ diệu.

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/4, tại Khu du lịch Suối Chí, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của nơi đây trên bản đồ du lịch thế giới.

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu. Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Nằm bên bờ sông Hồng, Hưng Yên không chỉ được biết đến với đặc sản nhãn lồng ngọt lịm mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thấm đẫm tinh hoa văn hóa dân tộc. Những làng nghề như truyền thống không chỉ là mạch sống kinh tế của người dân mà còn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho du lịch trải nghiệm – nơi du khách có thể chạm vào quá khứ, lắng nghe nhịp đập của một miền quê trù phú, giàu bản sắc. Nhưng hiện nay để đánh thức du lịch gắn với làng nghề của Hưng Yên đang cần nhiều giải pháp tổng thể.

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tối 7/4, Lễ hội đền Tiên La năm 2025 đã khai mạc tại Di tích lịch sử Quốc gia đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và rất đông người dân, du khách. Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc và lễ bái yết diễn ra trang trọng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Người dân Bình Chuẩn cho biết hang Thẳm Tông có nhiều ngách, có những ngách dài hàng km, xuyên sang địa bàn huyện Quỳ Châu. Hiện chưa có ai khám phá hết Thẳm Tông. Ảnh:baonghean.vn

Về miền “sơn kỳ, thủy tú” trải nghiệm vẻ đẹp của hang Thẳm Tông

Nằm cách trung tâm huyện Con Cuông khoảng 30km, giáp ranh giữa các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp và Quỳ Châu (Nghệ An), Bình Chuẩn được mệnh danh là “vùng sơn kỳ, thủy tú”. Là địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, bao bọc giữa núi rừng, nơi đây sở hữu nhiều danh thắng tự nhiên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, ở nhiều bản trong xã còn gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa đậm sắc màu, không gian văn hóa vùng cao của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang, một kỳ quan của người Mông đã được công nhận là danh thắng Quốc gia. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo rộng hơn 20.000 ha với những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ và thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Bên cạnh các điểm du lịch nổi tiếng như: Gành Đá Đĩa, Tháp Nghinh Phong, Bãi Môn - Mũi Điện, tỉnh Phú Yên đang hình thành nhiều tour, tuyến du lịch xanh ở các đảo ven bờ, du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên mới lạ, độc đáo. Các gói sản phẩm du lịch này được xây dựng chuyên nghiệp, đảm bảo các điều kiện về pháp lý, an toàn và bảo vệ môi trường.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.