Cháy rừng ở miền Trung - nhìn lại yếu tố tự nhiên và xã hội

Cháy rừng ở miền Trung - nhìn lại yếu tố tự nhiên và xã hội
Trước đó, từ ngày 26/6 đến 1/7, suốt dọc miền Trung, từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, nhiều vụ cháy rừng lớn đã liên tiếp xảy ra, thiêu rụi hàng trăm héc ta rừng. Nghiêm trọng nhất là tại tỉnh Hà Tĩnh với hàng trăm điểm cháy ở bảy huyện và số người được huy động cứu rừng lên tới 15.000. Nguyên nhân của tình trạng này cũng là do thiên nhiên cùng với những yếu tố con người – xã hội.

Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế đám cháy. Ảnh: Hoàng Ngà – TTXVN
Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế đám cháy. Ảnh: Hoàng Ngà – TTXVN

Yếu tố thiên nhiên

Chất lượng rừng

Theo trang web http:/occa.mard.gov.vn (Ban Chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong những năm gần đây, diện tích rừng ở nước ta tăng lên nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm. Đặc điểm này càng thể hiện rõ nét ở miền Trung. Rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xảy ra cháy.

Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng  đặc sản... Diện tích rừng dễ cháy mỗi năm một tăng, tập trung nhiều ở miền Trung. Ngoài ra, rừng dễ cháy còn liên quan đến loại hình thực bì có đặc tính bắt lửa hay địa hình của các cánh rừng tạo nên các khu vực tiểu khí hậu khô hạn, ít mưa ở các tỉnh Trung Bộ.

Diễn biến thời tiết

Tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung, đang làm cho nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng lớn ngày càng nghiêm trọng. Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng là các tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, gió. 

Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nỏ vật liệu cháy; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên…;

Độ ẩm bao gồm độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy và độ ẩm bề mặt đất;

Gió là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây ra các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, nền nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè năm nay ở miền Trung có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ khoảng 0,5-1 độ C. Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Trong vòng 28 ngày của tháng 6/2019, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ liên tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ kỷ lục cao nhất trong lịch sử liên tiếp được ghi nhận tại một số trạm như Quỳ Hợp (Nghệ An) là 43 độ C. Riêng đối với huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), nhiệt độ cao nhất theo ghi nhận là 43,3 độ C (nhiệt độ cao trong lịch sử được ghi nhận tại khu vực này là 43,4 độ C trong tháng 4/2019).

Vào đầu tháng 6, trước khi xảy ra các vụ hỏa hoạn ở Hà Tĩnh, Tổng cục Lâm nghiệp đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra cháy rừng tại các tỉnh miền Trung với mức độ cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết diện tích rừng tại các địa phương này có nguy cơ cháy rất cao, thường xuyên ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm).

Theo cơ quan khí tượng, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là áp thấp nóng phía Tây kết hợp với gió Lào, nhiệt độ tăng cao, cháy rừng còn là hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Yếu tố con người – xã hội

Bên cạnh yếu tố thiên nhiên, cháy rừng còn bắt nguồn từ các hoạt động xã hội và các hoạt động sản xuất của con người. Đó là tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở miền núi và đốt rơm rạ ở đồng bằng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại, đốt dọn ven đường xe lửa, đốt rác trong vườn cạnh khu rừng trồng, hun khói để lấy mật ong... Nhiều diện tích rừng trồng không được chăm sóc kịp thời để làm giảm thiểu nguồn vật liệu cháy nên về mùa khô chỉ cần gặp tàn thuốc lá là bốc cháy.

Trong vụ cháy rừng nghiêm trọng ở Hà Tĩnh, yếu tố con người được thể hiện rất rõ ràng. Theo TTXVN, chiều 1/7, Công an huyện Nghi Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Phan Đình Thành (sinh năm 1973, trú tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) về tội “Vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy” theo Điều 313 Bộ luật Hình sự. Theo cơ quan điều tra, Phan Đình Thành là nghi phạm gây ra vụ cháy rừng kéo dài từ ngày 28 đến 30/6 tại núi Hồng Lĩnh thuộc địa bàn thị trấn Xuân An và xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân). Tại cơ quan điều tra, Thành khai nhận, trưa ngày 28/6, anh ra vườn dọn dẹp, gom rác rồi dùng bật lửa để đốt rác. Do trời nắng nóng và gió Tây Nam thổi mạnh, lửa đã cháy lan ra khắp vườn rồi nhanh chóng bắt sang đồi thông phía sau nhà. Từ điểm cháy này, ngọn lửa đã bùng phát dữ dội, lan rộng ra và thiêu rụi hàng chục ha rừng phòng hộ trên dãy núi Hồng Lĩnh.

Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng chỉ rõ: Việc phòng, chống cháy rừng bị chi phối mạnh mẽ từ việc điều hành, quản lý của các cấp liên quan. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã. Tuy nhiên, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao do các nhân tố ảnh hưởng sau:

Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh vực phòng, chống chữa cháy rừng. Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy.

Không có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy, chữa cháy đã có quy định. Chưa phân định rõ cơ chế chỉ  đạo, điều hành và cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất.

Tại nhiều địa phương, trong đó có các tỉnh miền Trung, kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống cháy rừng rất hạn chế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như: Cuốc, xẻng, dao phát… Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy rừng một cách chủ động và tích cực.

Cảnh báo dài hạn về cháy rừng miền Trung

Tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 6 - 7/7, hiện tượng nắng nóng sẽ xuất hiện ở khu vực miền Trung sau những ngày có mưa dịu mát.

Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong chuyến kiểm tra công tác chữa cháy rừng ở Hà Tĩnh đã chỉ đạo ngành chức năng của địa phương không được chủ quan, lơ là bởi trong thời gian tới thời tiết sẽ còn diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần tiếp tục tập trung cao độ, duy trì các lực lượng bám trụ tại các điểm nóng về cháy rừng, tránh để các vụ hỏa hoạn bùng phát trở lại và lan sang các vùng khác, nhất là khu vực gần khu dân cư, đường điện 500 kV.

Từ góc độ cảnh báo dài hạn, Tiến sỹ Vũ Tấn Phương (Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) chỉ rõ: Ở vùng Bắc Trung Bộ, thời điểm có nguy cơ cháy rừng cao là các tháng 5, 6 và 7. Nguy cơ cháy rừng ở khu vực này sẽ tăng trong các thập kỷ tới – năm 2020 mối hiểm họa tăng so với năm 2000 từ  6 – 40%; năm 2050 là từ 16 – 52% và vào năm 2100 là từ 51 – 85%.   

Giải pháp

Theo Ban Chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong mấy thập kỷ qua, trung bình mỗi năm, Việt Nam mất đi hàng chục nghìn ha rừng, trong đó mất rừng do hỏa hoạn là khoảng 16.000ha/năm. Thiệt hại ước tính là nhiều trăm tỷ đồng/năm. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống cùng những thiệt hại do tăng lũ lụt ở vùng hạ lưu mà chúng ta chưa định lượng được, làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến an ninh quốc phòng....

Các vụ cháy rừng đã gây tổn hại đến tính mạng và tài sản của con người. Trong khi tham gia cứu rừng ở miền Trung trong mấy ngày qua, một phụ nữ ở Nghệ An đã tử vong. Tại Thừa Thiên – Huế, một cán bộ kiểm lâm bị thương khá nặng.

Như vậy, cháy rừng xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân, bao gồm các yếu tố tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách liên quan như công tác quản lý, điều hành, dự báo và phòng ngừa cháy rừng.

Trong khi chúng ta không thể hay rất khó can thiệp đối với các yếu tự nhiên như biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết, chất lượng rừng, đặc điểm thực bì…, các yếu tố con người – xã hội nằm trong khả năng điều chỉnh của chúng ta.

Theo trang web https://cuusaola.vn/, để phòng, chống cháy rừng hiệu quả, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ rừng và phối hợp nhiều cách bảo vệ rừng theo mô hình “tam giác cân”. Mỗi cạnh của tam giác này đều có ý nghĩa quan trọng riêng và liên quan đến hai cạnh khác, giảm thiếu sự phụ thuộc của con người vào những “cơn mưa vàng” hiếm hoi để tránh nguy cơ cháy rừng.

Cạnh thứ nhất – giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy rừng. Cạnh này hàm chứa các điểm như: Tuyên truyền, giáo dục người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng; vận động người dân ký cam kết khi dọn nương rẫy không để cháy lan rừng; chủ rừng cam kết phòng chống cháy rừng khi trồng rừng mới; quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy.

Cạnh thứ hai -  xử lý nhanh cháy rừng (các địa phương chủ động xử lý kịp thời; làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm minh các vi phạm; khen thưởng người tham gia cứu rừng).

Cạnh thứ ba – tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng (các hạt kiểm lâm tăng cường kiểm soát các đơn vị, địa phương; giám sát chặt người ra vào rừng; phát hiện sớm, xử lý nhanh khi xảy ra cháy rừng; giám sát cháy thường xuyên mùa hanh khô; theo dõi sát thời tiết để dự báo nguy cơ cháy rừng).   
Trần Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngày 20/7, 100% cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đồng loạt ra quân triển khai ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Ngày Chủ nhật xanh” lần thứ IV năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hàng nghìn hài cốt liệt sỹ đã được cán bộ, chiến sĩ Đội K93 (Đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tìm kiếm, quy tập, đưa về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc (xã Thới Sơn, tỉnh An Giang) và các nghĩa trang liệt sỹ trong nước, hưởng sự chăm sóc của chính quyền, nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp với UBND phường Hương An tổ chức lễ khánh thành ngôi nhà "Mảnh ghép yêu thương" cho gia đình chị Nguyễn Thị Đài Loan (trú tại tổ dân phố Thanh Chữ, phường Hương An). Đây là căn nhà thứ ba trong tổng số 6 căn nhà đang được Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế xây dựng theo mô hình "Mảnh ghép nhà yêu thương".

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Những ngày này, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ tại nhiều ngả đường, tạo không khí vui tươi chào mừng đại hội đảng bộ xã, phường. Khuôn viên trụ sở các địa phương đã chỉnh trang khang trang, sạch đẹp để chuẩn bị sự kiện lớn. Nhiều xã, phường đã chuẩn bị công phu văn kiện trình đại hội với nhiều đổi mới, phù hợp với tình thực tế tại địa phương.

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Vào khoảng 12h30 ngày 19/7, theo ghi nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông lốc mạnh trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Cốc Pàng, Hòa An, Trùng Khánh, Ca Thành, Tĩnh Túc, Minh Tâm, Quang Trung, cùng các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao và lan sang nhiều khu vực khác trong tỉnh. Mặc dù trận mưa lớn chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại.

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.