Chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” gắn kết chuỗi hoạt động an sinh với hành trình hướng về Điện Biên Phủ

Chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024” sẽ tập trung đổi mới kết cấu của Chương trình giao lưu nghệ thuật, gắn kết chuỗi hoạt động an sinh xã hội với hành trình hướng về Điện Biên Phủ nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Thông tin trên được Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết tại buổi họp báo về sự kiện, diễn ra chiều 21/5.

vulandaohieu.jpg
Ban Tổ chức thông tin về chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2024”. Ảnh: dangcongsan.vn

Chương trình do Ban Thông tin truyền thông Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sen Cộng tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 8/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đây là lần thứ 8 Chương trình “Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc” được tổ chức trong vòng 10 năm qua. Chương trình nhằm đề cao đức hạnh của lòng hiếu thảo, tinh thần tri ân và báo ân, biết ơn nguồn cội tổ tông, giáo lý Phật giáo, là nén tâm hương thành kính tri ân của thế hệ con cháu kính dâng lên hương linh những người đã khuất, các bậc tiền nhân đã có công sinh thành dưỡng dục, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chương trình nghệ thuật sẽ được xây dựng một cách tỉ mỉ từ nội dung đến việc thiết kế dàn dựng, nêu bật ý nghĩa "Văn hóa hiếu đạo" với sự tham gia và cố vấn của những đạo diễn hàng đầu trong làng nhạc và văn hóa Việt Nam. Với nội dung được dàn dựng công phu, các tiết mục biểu diễn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm và nghệ thuật đầy ý nghĩa, để khi tấm rèm sân khấu khép lại, những ấn tượng, những cung bậc cảm xúc vẫn âm vang, thổn thức và thực sự gây rung động, có thể chạm tới trái tim của khán giả. Qua đó, mỗi người sẽ nhận ra rằng, giữa dòng đời tất bật bôn ba có một chốn neo đậu bình yên trong cuộc đời, đó là nơi ta trở về với ơn đức sinh thành, ơn nghĩa với đồng bào, với quê hương đất nước, trân quý những phút giây hiện tại, tự hào về quá khứ hào hùng của cả một dân tộc và ý thức trách nhiệm bản thân về tương lai tươi đẹp và phát triển của đất nước.

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, ba trụ cột văn hóa quan trọng nhất ở Việt Nam là gia đình - cộng đồng làng xã và quốc gia dân tộc. Đức báo ân, báo hiếu trong Phật giáo có khả năng tạo lập chất keo gắn kết các cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Điều này thể hiện qua Đại lễ Vu Lan báo hiếu, không chỉ nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến thâm ân chư Phật, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và công ơn giáo dưỡng của Thầy Tổ, Vu Lan là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến đất nước đồng bào, đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhớ tới ơn đức cao cả của các bậc cha ông, anh hùng liệt sĩ đã sống, chiến đấu và hy sinh vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Đạo hiếu, từ ngàn đời nay vẫn luôn là giá trị đạo đức cao đẹp, là nền tảng cho mọi sự phát triển trong cuộc sống. Lễ Vu Lan hàng năm là dịp để mỗi người con Phật nhớ về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời thể hiện lòng hiếu thảo bằng những hành động thiết thực.

Vu Lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ chung của toàn dân tộc, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nhắc nhở mỗi con người về giá trị đạo đức cao đẹp, về lòng hiếu thảo, về tinh thần tri ân, báo ân.

“Sống trong tinh thần tri ân báo ân của nhà Phật, chúng ta hiểu cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay chúng ta đang được hưởng, có được nhờ những hy sinh thầm lặng của các Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đó là một trọng ân trong tứ ân mà chúng ta không thể không báo đáp”, Hòa thượng Thích Gia Quang nói.

Hòa thượng cho rằng, Vu Lan báo hiếu không chỉ là trách nhiệm của mỗi người con mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội hiếu thảo, nơi mà mỗi người con đều biết yêu thương, trân trọng và báo đáp công ơn cha mẹ.

Lan tỏa giá trị ra cộng đồng bằng hành động thiết thực cụ thể, trước khi Chương trình giao lưu nghệ thuật diễn ra, vào tháng 7/2024, Ban tổ chức sẽ tổ chức một chuyến hành hương “theo dấu chân Chiến sỹ Điện Biên năm xưa”, viếng mộ thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại chiến trường Điện Biên trong những năm kháng chiến chống Pháp khốc liệt. Trong khuôn khổ Chương trình, Ban tổ chức sẽ dành kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm cho một số Mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và các mảnh đời đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Dự kiến, Ban tổ chức sẽ trao tặng nhà ăn cho trẻ em tại điểm trường Nậm Ty thuộc Trường Tiểu học xã Hua Thanh (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) với sức chứa 160 học sinh, tổng kinh phí khoảng 450 triệu đồng.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với UBND thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Tối 19/5, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tự hào người chiến sĩ Biên phòng Đắk Lắk”, chương trình nghệ thuật “Nhớ mãi lời dạy của Người” nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 19/5, tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Báo Hà Giang tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Trong hai ngày 17 và 18/5, Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Đây là năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông (Trung Quốc) tổ chức khai mạc hai triển lãm chuyên đề: “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Ngày 16/5, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, qua đó, tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong quá trình xây dựng và phát triển đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 -96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Thưởng lãm tranh cổ động đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thưởng lãm tranh cổ động đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025), sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam”.

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Raglai

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Raglai

Ngày 15/5, UBND huyện Bác Ái (Ninh Thuận) tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglai lần thứ III năm 2025, hướng tới chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng

Bù Đăng hiện có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người S’tiêng đã sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Với những đặc điểm riêng biệt trong ngôn ngữ, trang phục truyền thống, phong tục tập quán và nghệ thuật, đồng bào S’tiêng đã góp phần tạo dựng nền văn hóa phong phú cho địa phương.

Hoạt động tháng 5 với chủ đề 'Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam'

Hoạt động tháng 5 với chủ đề 'Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam'

Ngày 3/5, Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, từ ngày 5 - 31/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).

Lễ Gầu Tào và hoạt động văn hóa của các dân tộc được tái hiện tại Làng Văn hóa

Lễ Gầu Tào và hoạt động văn hóa của các dân tộc được tái hiện tại Làng Văn hóa

Ngày 1/5/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), tái hiện Lễ Gầu tào của dân tộc Mông tỉnh Lai Châu cùng chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giới thiệu nghệ thuật và trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Hà Nhì, Mông, Xinh Mun các tỉnh Sơn La, Lai Châu thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan và vui chơi.

Giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên mừng ngày hội non sông

Giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên mừng ngày hội non sông

Tối 30/4, tại khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chương trình giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên chủ đề "Ngày hội non sông".