Cơ hội bứt phá cho nghề gốm Mỹ Thiện tuổi đời hơn 200 năm phát triển bền vững

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2208/QĐ-BVTTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Mỹ Thiện, xã Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây được xem là dấu mốc, bước ngoặt quan trọng để làng nghề bứt tốc, phát triển bền vững trong tương lai.

nghe-gom-1.jpg
Sản phẩm gốm Mỹ Thiện.

Động lực để nghệ nhân gắn bó lâu dài

Nghề gốm Mỹ Thiện, xã Bình Sơn nổi bật với các sản phẩm gốm gia dụng, gốm thờ cúng và vật liệu xây dựng truyền thống, được chế tác hoàn toàn thủ công bằng tay, nung bằng lò củi, thể hiện kỹ thuật tinh xảo và bản sắc riêng biệt của vùng đất Quảng Ngãi.

Khi hay tin nghề gốm được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, rất đông người dân địa phương đã đến động viên, chúc mừng vợ chồng nghệ nhân Đặng Văn Trịnh - những người cuối cùng còn gắn bó với nghề gốm truyền thống có tuổi đời lên tới hơn 200 năm.

Sản phẩm gốm Mỹ Thiện.

Sản phẩm gốm Mỹ Thiện.

Vừa thoăn thoắt đắp vẽ họa tiết cho sản phẩm bình gốm cỡ đại mới tạo hình xong, nghệ nhân Đặng Văn Trịnh cho hay, đây là thành quả xứng đáng cho hành trình dài đầy gian nan mà hai vợ chồng ông đồng tâm hiệp lực vượt qua để viết tiếp giấc mơ hồi sinh, phát triển nghề gốm Mỹ Thiện cha ông trao truyền đang đứng trước bờ vực mai một.

Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh kiểm tra sản phẩm gốm sau khi nung.

Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh kiểm tra sản phẩm gốm sau khi nung.

Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh chia sẻ, nghề gốm có lúc thăng, lúc trầm, lúc thành công, lúc thất bại, song cần phải mạnh mẽ chấp nhận thì mới có thể bám trụ lâu dài được. Ông nhấn mạnh: "Sẽ không có việc gì khó nếu bản thân mình thực sự quyết tâm và có niềm yêu nghề mãnh liệt".

Khi biết được Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Trịnh vui mừng bày tỏ: "Từ giờ, vị thế của làng nghề được nâng cao, mở ra cơ hội lớn trong việc quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường, thu hút nguồn lực đầu tư. Vợ chồng tôi rất vinh dự, tự hào và sẽ lấy đó làm động lực để tiếp tục tận hiến. Ngoài việc trực tiếp sản xuất, quảng bá về nghề gốm, vợ chồng tôi đảm nhận thêm một trọng trách khác - đó là “truyền lửa” cho thế hệ tiếp nối. Hi vọng rằng, làng gốm Mỹ Thiện sẽ ngày càng “khoác” lên mình diện mạo tươi mới, lấy lại được sự thịnh vượng, giàu có năm xưa và mãi trường tồn, hòa mình cùng dòng chảy văn hóa dân tộc”.

Thúc đẩy, nâng cao giá trị làng nghề

Nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm truyền thống từ nguyên liệu đất sét.

Nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm truyền thống từ nguyên liệu đất sét.

Theo Quyết định 2208/QĐ-BVTTTDL, nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là dấu mốc, cơ hội lớn để nghề gốm Mỹ Thiện khẳng định được giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc và sức sống bền bỉ mà còn là bước đệm quan trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy và phát triển du lịch, kinh tế địa phương.

Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi thông tin, việc tận dụng các tri thức bản địa vào phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương luôn tạo nên ấn tượng tốt bởi sự thành công về kinh tế cũng như văn hóa. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, việc tăng cường thực hành sinh kế trên cơ sở của tri thức bản địa còn góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Làng gốm Mỹ Thiện có đủ điều kiện, điểm mạnh để triển khai theo định hướng này.

Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm gốm Mỹ Thiện tới du khách.

Nghệ nhân Đặng Văn Trịnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm gốm Mỹ Thiện tới du khách.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết thêm, việc gắn kết làng nghề với các tour du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm là một chiến lược khả thi. Tỉnh Quảng Ngãi sẽ chú trọng đầu tư hạ tầng làng nghề, xây dựng không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tạo ra “điểm đến” hấp dẫn thông qua kết nối làng nghề với các địa điểm du lịch, thắng cảnh nổi tiếng như Gành Yến, biển Lệ Thủy, mũi Ba Làng An, rừng ngập mặn Bàu Cá Cái cùng với các giá trị nổi trội của các di sản văn hóa phi vật thể như hò bả trạo, bài chòi, các làng nghề truyền thống… Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng Dự án “Du lịch, tham quan, trải nghiệm di sản quốc gia gốm Mỹ Thiện”. Đến đây, du khách được trực tiếp nhào nặn đất sét, quan sát quá trình tạo hình và nung gốm, lắng nghe những câu chuyện về lịch sử của làng nghề.

Các nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm truyền thống từ nguyên liệu đất sét.

Các nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm truyền thống từ nguyên liệu đất sét.

Tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành liên quan để hỗ trợ nghệ nhân và người dân trong việc truyền dạy cho thế hệ trẻ; đồng thời tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao kỹ năng, tạo điều kiện để làng nghề phát triển bền vững. Địa phương đẩy mạnh công tác hỗ trợ thương mại điện tử, nhãn hiệu… nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gốm trên thị trường. Bảo tồn gắn với phát triển; gìn giữ di sản nhưng vẫn tạo ra giá trị kinh tế, đời sống ổn định cho người dân chính là mục đích cuối cùng mà tỉnh Quảng Ngãi hướng đến./.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Những năm qua, cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học. Lớp dạy chữ Khmer không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

Từ đỉnh Lũng Cú lộng gió đến bãi đá Thượng Lâm ngập nắng, từ cao nguyên đá khô cằn đến miền suối mát sông Lô - giờ đây đều thuộc “vùng đất mới” mang tên Tuyên Quang. Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước ngoặt mở ra không gian phát triển rộng lớn; trong đó, các sản phẩm OCOP đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, với chiều sâu và đầy bản sắc.

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Liên quan đến việc xuất hiện "hố tử thần" lớn tại xóm Thăm xã Mường Hoa, tỉnh Phú Thọ, ngày 10/7, UBND tỉnh Phú Thọ đã cử đoàn kiểm tra gồm Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng chính quyền xã Mường Hoa trực tiếp kiểm tra hiện trường thăm hỏi động viên hộ dân bị ảnh hưởng.

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với UBND các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh nhằm báo cáo, trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 28 Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền.

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, xã Tuyên Thạnh (tỉnh Tây Ninh) đang từng bước vượt qua khó khăn để bộ máy chính quyền vận hành hiệu quả, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu của người dân trong giai đoạn mới.

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Thời gian gần đây, khu vực biển tỉnh Gia Lai liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đàn cá voi Bryde săn mồi gần bờ. Hiện tượng này cho thấy môi trường sinh thái biển địa phương đang phục hồi mạnh mẽ, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch biển - ngành kinh tế mũi nhọn được tỉnh xác định trong giai đoạn tới.

Các vị sư luân phiên canh giữ ngọn đèn cầy luôn sáng lung linh trong suốt 3 tháng nhập hạ.

Dâng đèn cầy trong dịp Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer Nam Bộ

Cứ mỗi dịp ngày Rằm tháng 6 Âm lịch, đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer lại chuẩn bị Lễ Nhập hạ (Chôl Vossa) với nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, nghi lễ dâng đèn cầy vào chùa của bà con Phật tử đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, vừa mang ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong việc hộ trì Tam Bảo, mở đầu cho 3 tháng sư sãi an cư tu học.

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Ngay từ những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Đội thanh niên tình nguyện tại xã Lạc Dương (đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng) đã sát cánh cùng đồng bào K’Ho tiếp cận chính quyền số để làm thủ tục hành chính theo nhu cầu.

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Sáng 9/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XIII - năm 2025, với Chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia hiến máu, thu hút gần 400 người đăng ký hiến máu, dự kiến tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu.

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ với người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với điện thoại thông minh đã khiến mạng xã hội trở thành một phần quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc kết nối thông tin, mạng xã hội còn đang làm thay đổi cách người dân tổ chức sinh hoạt kinh tế, giữ gìn văn hóa, giao tiếp cộng đồng và xây dựng bản sắc dân tộc.

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trước sự thay đổi lớn về tổ chức hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Cùng với việc chủ động chống hạn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám cơ sở, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh gây hại…

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Sáng 8/7, Đại tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia dẫn đầu đoàn kiểm tra của Tổ Công tác triển khai Đề án 06, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số gắn với Đề án 06 làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá hệ thống thông tin của các đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

"Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiêm phòng và tổ chức phòng chống dịch; chủ động nguồn lực, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra" là chỉ đạo của ngành chức năng tỉnh Gia Lai sau khi tiêu hủy 202 con lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất khu vực sông Tiền. Diện tích trên tập trung ở 4 xã trọng điểm Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3 và xã Hưng Thạnh.

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 7/7, Tỉnh đoàn Thanh Hóa ra quân đồng loạt các đội hình thanh niên tình nguyện tại 166 xã, phường hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở. Đây là hoạt động tình nguyện có ý nghĩa, tạo môi trường rèn luyện, cống hiến cho lực lượng trẻ, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số ngay từ cơ sở.