Điện Biên nỗ lực bảo tồn, gìn giữ tiếng nói và chữ viết của dân tộc Thái

Điện Biên nỗ lực bảo tồn, gìn giữ tiếng nói và chữ viết của dân tộc Thái
Thầy giáo Lò Văn Cư đang truyền dạy chữ Thái cổ cho các học viên tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Thầy giáo Lò Văn Cư đang truyền dạy chữ Thái cổ cho các học viên tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Lớp học chữ Thái cổ xã Noong Luống (huyện Điện Biên) có 30 học viên, trong đó người nhỏ tuổi nhất là 15 tuổi và cao nhất 73 tuổi, đến từ các thôn bản trên địa bàn xã Noong Luống. Lớp học được tổ chức vào buổi tối tại phòng hội trường do UBND xã cho mượn. Các thành viên tham gia lớp học không phải đóng học phí và đều được trang bị dụng cụ học tập.

Dù đã 73 tuổi, ông Lò Văn Vương ở bản Thanh Chính (xã Noong Luống) vẫn tích cực tham gia lớp học chữ Thái cổ. Đối với ông, dù mắt đã không còn tinh, tai không còn thính nhưng được học chính chữ viết, tiếng nói cội nguồn của dân tộc mình là niềm hạnh phúc lớn.

Chữ Thái cổ cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Chữ Thái cổ cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Ông Vương cho biết: Tôi đã  biết chữ Thái cải tiến nhưng chữ Thái cổ vẫn chưa có điều kiện để học. Bởi vậy dù tuổi đã cao nhưng khi có lớp dạy chữ Thái cổ trên địa bàn xã, tôi không ngần ngại đăng ký để đi học. Mình là người dân tộc Thái mà không biết chữ viết, tiếng nói truyền thống của dân tộc mình là một thiếu sót rất lớn. Tôi đi học ngoài việc để biết đọc, biết viết chữ Thái cổ còn để truyền lại cho thế hệ con cháu, láng giềng về chữ viết truyền thống của dân tộc mình.

Là thành viên trẻ nhất tham gia lớp học chữ Thái cổ, em Lường Thị Phương Linh (học sinh lớp 10 Trường Trung học Phổ thông huyện Điện Biên) chia sẻ: Là người dân tộc Thái, em luôn muốn tìm hiểu về văn hóa, chữ viết của dân tộc mình. Ngoài việc học tập tại trường, em đã đăng ký lớp học này để có thể biết đọc, biết viết chữ Thái. Sau gần 1 tháng học, em đã biết đọc, biết viết chữ Thái cổ. Em cảm thấy chữ Thái cổ rất hay và thú vị. Em muốn được tìm hiểu sâu về loại chữ viết này để sau này còn truyền dạy cho những người dân tộc Thái muốn tìm hiểu về chữ viết của dân tộc mình.

Trong lớp học chữ Thái cổ có nhiều thế hệ theo học và tìm hiểu. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Trong lớp học chữ Thái cổ có nhiều thế hệ theo học và tìm hiểu.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Ông Lò Văn Cư, giáo viên dạy chữ Thái cổ cho biết: Người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng, thế nhưng hiện nay hầu hết các thế hệ trẻ không biết đọc, biết viết loại chữ này. Bởi vậy, mong muốn của tôi là truyền dạy cho các thế hệ trẻ về chữ viết truyền thống của dân tộc mình. Qua đó, họ có thể tìm hiểu về văn hóa của người Thái qua những câu ca dao, tục ngữ, bài hát...

Lớp học chữ Thái cổ xã Noong Luống được khai giảng vào đầu tháng 9/2019, thời gian học trong vòng 3 tháng. Lớp học do Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tỉnh và UBND xã Noong Luống tổ chức với nguồn tài trợ từ Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Đây là lần thứ 2 lớp học chữ Thái cổ được tổ chức tại Điện Biên. Lần đầu được tổ chức năm 2018, lớp học được mở để truyền dạy chữ Thái cổ cho các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cấp chứng chỉ.

Chữ Thái cổ sẽ bị mất dần nếu không được giữ gìn và phát triển. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Chữ Thái cổ sẽ bị mất dần nếu không được giữ gìn và phát triển.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Bà Chu Thùy Liên, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho biết: tỉnh Điện Biên đã có nhiều chương trình, kế hoạch về gìn giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc, trong đó có bảo tồn văn hóa dân tộc Thái, đặc biệt là tiếng nói và chữ viết. Việc tổ chức lớp học chữ Thái cổ nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy tiếng nói, chữ viết của một dân tộc bản địa ở vùng đất này. Lớp học được tổ chức với mục đích truyền lại cho các thế hệ người dân tộc Thái biết được chữ viết cội nguồn của dân tộc mình.

Một lớp học chữ Thái cổ tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Một lớp học chữ Thái cổ tại xã Noong Luống, huyện Điện Biên.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cùng các đơn vị tiếp tục gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy chữ Thái cổ với không chỉ với các cán bộ, công chức người Thái mà còn là các đối tượng thế hệ trẻ người dân tộc Thái. Dự kiến mỗi năm ít nhất tổ chức được một lớp học để truyền dạy chữ Thái cổ cho người dân. Ban Dân tộc tỉnh mong muốn các thế hệ trẻ sau này có thể viết được chữ viết của dân tộc mình và có thể giao lưu với cộng đồng anh em dân tộc Thái trên địa bàn các nước. Qua đó quảng bá hình ảnh đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, đặc biệt là quảng bá hình ảnh đồng bào dân tộc Thái đến với cộng đồng nhân dân thế giới.
Xuân Tư - Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Lũ quét, sạt lở làm 4 người thiệt mạng ở Bắc Kạn

Lũ quét, sạt lở làm 4 người thiệt mạng ở Bắc Kạn

Theo tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động mạnh, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đêm ngày 17/5 đến rạng sáng ngày 18/5 có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông trong nhiều giờ đồng hồ; trong đó, mưa to tập trung tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, lượng mưa đo được tại các trạm từ 76mm-215mm/12h, lượng mưa cao nhất tại các trạm Yến Dương 214,6mm; Nam Cường 172,2mm; Xuân Lạc 155,4mm…

19 địa phương trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

19 địa phương trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 18/5, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, từ ngày 11-17/5, trên toàn quốc đã có thêm 4 địa phương tổ chức lễ công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, gồm: Sơn La, Bình Định, Bình Phước và Hậu Giang. Qua đó, nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát là 19/63 địa phương.

Trao tặng bộ cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho nhân dân xã Ka Lăng

Trao tặng bộ cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho nhân dân xã Ka Lăng

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 18/5, Đồn Biên phòng Ka Lăng - Bộ đội Biên phòng Lai Châu phối hợp với UBND xã Ka Lăng (huyện Mường Tè) tổ chức Lễ trao tặng bộ cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho nhân dân trên địa bàn.

Biến giấc mơ 'NetZero' từ trang trại nấm

Biến giấc mơ 'NetZero' từ trang trại nấm

Dưới cái nắng chói chang của vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang vào một ngày đầu tháng 3/2025, Néang Môm (25 tuổi) cẩn thận kiểm tra từng bịch phôi nấm trong khu sản xuất của trang trại Nương Farm. Đôi tay thoăn thoắt của cô gái Khmer đang gieo mầm cho những sản phẩm nấm dược liệu cao cấp - thứ mà cách đây 3 năm, cô chưa từng nghĩ mình có thể làm được.

Bắc Kạn: Nhanh chóng hỗ trợ giúp người dân bớt khó khăn do lũ quét, sạt lở đất

Bắc Kạn: Nhanh chóng hỗ trợ giúp người dân bớt khó khăn do lũ quét, sạt lở đất

Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, đến 9 giờ sáng 18/5, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000m hoạt động mạnh, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, trong đó mưa to tập trung tại các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn.

Đắk Lắk – Thủ phủ vải ở Tây Nguyên

Đắk Lắk – Thủ phủ vải ở Tây Nguyên

Đắk Lắk, mảnh đất bazan màu mỡ, từ lâu đã nổi tiếng với cà phê, hồ tiêu. Thế nhưng, ít ai biết rằng, nơi đây đang dần trở thành một điểm sáng mới trên bản đồ trái cây Việt Nam với sự vươn lên mạnh mẽ của cây vải. Những vườn vải trĩu quả, căng mọng, mang hương vị ngọt ngào đặc trưng đang từng bước khẳng định vị thế, góp phần làm giàu cho người nông dân và tô điểm thêm sự trù phú cho vùng đất Tây Nguyên.

Gia Lai: Kịp thời cứu 2 người rơi xuống giếng sâu

Gia Lai: Kịp thời cứu 2 người rơi xuống giếng sâu

Chiều 17/5, sau hơn 3 giờ đồng hồ cứu hộ, lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Gia Lai đã kịp thời giải cứu thành công 2 người bị rơi xuống giếng sâu khoảng 30m tại số nhà 6/15 Lý Nam Đế, tổ 5, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku. Hiện các nạn nhân đang được lực lượng y tế của địa phương tích cực chăm sóc.

Xóa nhà tạm 'đồng lòng vì người khó gắn kết cộng đồng'

Xóa nhà tạm 'đồng lòng vì người khó gắn kết cộng đồng'

Chương trình xóa nhà tạm là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Quảng Ngãi đã có nhiều cách làm sáng tạo huy động nguồn lực, vận động hàng ngàn ngày công từ cộng đồng giúp hộ nghèo xây dựng nhà giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí xóa nhà tạm cho đồng bào với tinh thần “ai có gì giúp nấy”.

Trồng hơn 5.000 cây xanh ở khu vực biên giới Đắk Lắk

Trồng hơn 5.000 cây xanh ở khu vực biên giới Đắk Lắk

Ngày 17/5, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động trồng 5.000 cây xanh ở Tiểu đoàn Huấn luyện. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hưởng ứng chương trình "Vì một biên giới xanh".

Xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững vùng dân tộc thiểu số

Tại Sóc Trăng, sự chung tay của các cấp, ngành, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tạo ra sức lan tỏa trong thực hiện hoạt động nhân đạo, trợ giúp người khó khăn, yếu thế; qua đó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, đồng thời xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững.

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Ngày 16/5, tại xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc (Hòa Bình), Bộ Tư lệnh Quân khu 3 phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức trao tặng phòng học máy vi tính cho Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đoàn Kết; tặng quà đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hoạt động nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp tục xuất hiện động đất độ lớn 4.0 tại Mường Chà, Điện Biên

Tiếp tục xuất hiện động đất độ lớn 4.0 tại Mường Chà, Điện Biên

Thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Các Khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào lúc 14 giờ 16 phút 4 giây, ngày 16/5, tại khu vực Mường Chà, Điện Biên đã tiếp tục xảy ra trận động đất có độ lớn 4.0. Tâm chấn nằm tại tọa độ 21,735 độ vĩ Bắc - 103,133 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 16.1 km. Các chuyên gia đánh giá, cấp độ của trận động đất này không gây rủi ro thiên tai. Trước đó, khu vực này đã xảy ra trận động đất có độ lớn 5.0; độ rủi ro thiên tai cấp 2. Người dân vùng tâm chấn cảm nhận rõ ràng rung lắc mạnh khi xảy ra động đất.

Thúc đẩy các giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn voi

Thúc đẩy các giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn voi

Ngày 16/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF), Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk tổ chức tọa đàm “Phúc lợi động vật trong hoạt động giải trí - Câu chuyện voi nuôi nhốt”.

Hỗ trợ cây giống, giúp hộ nghèo vùng biên giới phát triển kinh tế

Hỗ trợ cây giống, giúp hộ nghèo vùng biên giới phát triển kinh tế

Ngày 16/5, tại xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn, UBND huyện Tuy Đức và chính quyền địa phương tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và trao tặng cây mắc ca giống cho các hộ nghèo ở xã.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc phòng chống đuối nước ở trẻ em

Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc phòng chống đuối nước ở trẻ em

Ngày 16/5, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai ngay các biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ em. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh học sinh đang chuẩn bị nghỉ hè và thời tiết đang vào cao điểm nắng nóng.

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP Hồ Chí Minh

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 - 96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hòa Bình chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ

Hòa Bình chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ

Tuy mới bước vào mùa mưa lũ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan. Hiện tượng dông lốc xảy ra trên hầu hết các địa phương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Khan hiếm bất thường, giá cát xây dựng tại Đắk Nông tăng mạnh

Khan hiếm bất thường, giá cát xây dựng tại Đắk Nông tăng mạnh

Hơn 1 tuần nay, giá cát xây dựng tại tỉnh Đắk Nông tăng đột biến khiến nhiều nhà thầu xây dựng điêu đứng. Theo một số doanh nghiệp vận tải, nguyên nhân chính là do các mỏ cát đóng cửa hoặc chỉ bán ra thị trường với số lượng rất hạn chế, bằng khoảng 20 – 30% so với trước đây.

Xóa nhà tạm: Mang lại niềm vui cho người dân nghèo vùng biên giới

Xóa nhà tạm: Mang lại niềm vui cho người dân nghèo vùng biên giới

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu vào ngày 30/4, mang đến những thay đổi tích cực và niềm vui lớn cho người dân, đặc biệt là những người ở vùng biên giới. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chương trình đã thể hiện tinh thần triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm mang lại chỗ ở ổn định, khang trang cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Sạt lở đất tại Sa Pa khiến 1 người tử vong

Sạt lở đất tại Sa Pa khiến 1 người tử vong

Theo UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, vào lúc 4 giờ 40 phút sáng 15/5, tại tổ dân phố số 3, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa đã xảy ra vụ sạt đất, làm sập 1 nhà của người dân, khiến 1 người tử vong.