Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 3, năm 2017

Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 3, năm 2017
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, nhân dân Campuchia - Lào - Việt Nam cùng uống chung dòng nước của sông Mê Kông. Dòng sông đó là tài sản chung quý giá, đem lại cho cuộc sống trù phú và tạo nên nhiều điểm tương đồng về văn hóa mang đậm tính nhân văn trong đời sống của nhân dân ba nước. Sông Mê Kông cũng chứng kiến sự gắn bó keo sơn, bền bỉ, kiên cường trong chinh phục thiên nhiên, quá trình giành độc lập dân tộc, dựng xây đất nước của nhân dân ba nước. Tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa ba dân tộc đã trở thành mối quan hệ chiến lược lâu dài trong quan hệ quốc tế, được hun đúc bằng công sức, xương máu của bao thế hệ anh hùng, liệt sỹ người Campuchia - Lào - Việt Nam, là quy luật tồn tại, phát triển, là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước trong lịch sử, hiện nay và mai sau.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Kaysone Phomvihane đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Kaysone Phomvihane đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh năm 2017 là năm nhân dân ba nước tổ chức "Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia" nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; tổ chức "Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào" nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào; 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.

Hội nghị là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Mặt trận ba nước, góp phần thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc vào thành công của "Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia" và "Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào".

Hội nghị cũng là dịp để Mặt trận ba nước cùng chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, cùng xây dựng các nguyên tắc, nội dung cơ bản để định hướng cho mối quan hệ giữa ba tổ chức Mặt trận trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin đến dự hội nghị. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin đến dự hội nghị. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đề nghị, Mặt trận mỗi nước cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa Campuchia - Lào - Việt Nam, không để cho các thế lực xấu bôi nhọ, làm sai lệch mối quan hệ tốt đẹp giữa ba nước, góp phần thắt chặt quan hệ giữa  ba nước ngày càng bền vững.

Hợp tác giữa Mặt trận ba nước cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, kết nối giao thông, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu của mỗi nước, gắn chặt với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; hướng dẫn các địa phương ở dọc đường biên giới của từng nước triển khai hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực; cùng giữ gìn an ninh, trật tự đường biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển.

Ngoài việc duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn đại biểu cấp cao của ba Mặt trận thăm hữu nghị lẫn nhau, cần tăng cường trao đổi các đoàn cán bộ Mặt trận ở Trung ương, các địa phương sang thăm, hợp tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm công tác Mặt trận.

Bên cạnh đó, tổ chức Mặt trận ba nước cần phối hợp để cùng xây dựng cộng đồng ASEAN hướng về người dân; xây dựng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, vì sự phát triển phồn thịnh và bền vững của các quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia Xăm-đéc Hêng Xom-rin nêu rõ Hội nghị mang ý nghĩa quan trọng trong việc vun đắp, củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa ba nước có chung đường biên giới; tập trung trí tuệ tập thể để tìm kiếm biện pháp thích hợp, cùng nhau ngăn ngừa, không để xảy ra hành động bạo lực trên tuyến biên giới chung, tiến tới củng cố hòa bình, phát triển thịnh vượng như mong muốn của nhân dân ba nước, phù hợp với nhận thức ''Láng giềng tốt''.

Ông Xăm-đéc Hêng Xom-rin đề nghị phổ biến rộng rãi nội dung Bản ghi nhớ đến mọi tầng lớp nhân dân của ba nước nhằm củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp; thúc đẩy, động viên, tạo điều kiện để người dân tham gia mọi hoạt động xã hội, thương mại, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y học, môi trường... 
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Heng Samrin phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Bên cạnh đó, cần động viên cấp địa phương có chung đường biên giới ba nước, đặc biệt giữa các tỉnh, huyện, xã có chung đường biên tiến hành kết nghĩa, thành lập các hội hữu nghị nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực, trong đó chú trọng giữ gìn, bảo vệ an ninh và trật tự trên tuyến biên giới.
 
Khẳng định hội nghị có ý nghĩa quan trọng để Mặt trận ba nước ôn lại truyền thống, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Xay-xổm-phon Phôm-vi-hản nhấn mạnh đây cũng là dịp đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ chương trình hợp tác giữa Mặt trận ba nước; cùng nhau giải quyết, tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong quan hệ hợp tác, nhất là tại các địa phương có chung đường biên giới của ba nước để tăng cường sự hợp tác, giao lưu, gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả thiệt hại thiên tai theo khả năng, thế mạnh và tình hình đặc điểm của mình; cùng vận động thúc đẩy nhân dân trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ba dân tộc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Kaysone Phomvihane phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Kaysone Phomvihane phát biểu. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Mặt trận ba nước cần tăng cường tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, độ tuổi về truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia; hướng dẫn các địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới của mỗi nước triển khai nội dung tinh thần của Bản ghi nhớ bằng việc hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực, cùng nhau giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, tổ chức trao đổi đoàn đại biểu cấp cao, đoàn cấp vụ, chuyên gia sang thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm - ông Xay-xổm-phon Phôm-vi-hản đề nghị.

Hội nghị đánh giá, sau hơn ba năm ký Bản ghi nhớ "Chương trình hợp tác giữa Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia và Mặt trận Lào xây dựng đất nước và MTTQ Việt Nam" giai đoạn 2013-2016, các nội dung được triển khai, thực hiện ngày càng rộng rãi ở các cấp, có hiệu quả thiết thực, nhất là ở các tỉnh có chung đường bên giới, đáp ứng mong muốn chung của nhân dân ba nước. 

Các bên đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động để các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn, củng cố, phát triển mối quan hệ giữa Campuchia - Lào - Việt Nam. 
Đoàn Chủ tịch ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam chủ trì hội nghị. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Đoàn Chủ tịch ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam chủ trì hội nghị. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN.
Hội nghị đã thông qua Chương trình hợp tác đã góp phần tăng cường các hoạt động trao đổi giao lưu, hợp tác toàn diện của ba tổ chức Mặt trận, các đoàn thể nhân dân từ cấp Trung ương đến địa phương, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Lào.

Các hoạt động trao đổi đoàn đại biểu cấp cao thăm hữu nghị; các đoàn cán bộ sang thăm, hợp tác nghiên cứu, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận được tiến hành thường xuyên, đi vào nề nếp; kêu gọi được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ người nghèo ở các tỉnh có chung đường biên giới của cả ba nước.

Dịp này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia Xăm-đéc Hêng Xom-rin; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Xay-xổm-phon Phôm-vi-hản đã ký chương trình hợp tác giữa ba tổ chức Mặt trận giai đoạn 2017 - 2020.
Quang cảnh khai mạc hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN.
Quang cảnh khai mạc hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN.
Theo đó, ba bên thảo luận, thống nhất kế thừa, phát huy những kết quả đạt được trong hơn 3 năm qua, tiếp tục tăng cường hợp tác giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; khuyến khích các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa Mặt trận các địa phương của ba nước; tổ chức các hoạt động chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm 2017 của ba nước; tăng cường trao đổi đoàn đại biểu cấp cao thăm hữu nghị; tổ chức các đoàn cán bộ sang thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm công tác.

Ngoài ra, ba bên cùng phối hợp đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN hướng về người dân; xây dựng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau vì sự phát triển phồn thịnh, bền vững của các quốc gia, dân tộc.

Năm 2020, Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước sẽ được tổ chức tại Campuchia, tổng kết việc thực hiện chương trình hợp tác giai đoạn 2017 - 2020 và ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2020 - 2023.
 
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia Xăm-đéc Hêng Xom-rin; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Xay-xổm-phon Phôm-vi-hản dẫn đầu đoàn đại biểu dự Hội nghị đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.