Huyện Chư Păh (Gia Lai) xử lý thiếu quyết liệt vụ hàng nghìn m³ đất, cát bị khai thác trái phép

Sau phản ánh của TTXVN về tình trạng khai thác đất, cát trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Chư Păh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, đến nay, việc xử lý vẫn còn chậm trễ, hình thức, thiếu quyết liệt, chưa đúng bản chất vụ việc theo phản ánh của báo chí. Dư luận đang đặt dấu hỏi về trách nhiệm thực thi pháp luật của chính quyền huyện Chư Păh.

Hiện trường vụ ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Hiện trường vụ ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Thiếu quyết liệt trong chỉ đạo

Ngày 1/4/2025, UBND huyện Chư Păh ban hành Công văn số 1328/UBND-KT giao Phòng Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND xã Chư Đang Ya kiểm tra hoạt động khai thác đất, cát trái phép tại khu vực giáp ranh, căn cứ vào báo cáo số 847/UBND-TNMT ngày 27/3/2025 của UBND thành phố Pleiku và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai tại công văn số 338/SNNMT-ĐCKS ngày 28/3/2025 về dấu hiệu vi phạm khai thác khoáng sản trái phép tại tiểu khu 374 (đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đang quản lý), địa bàn tiếp giáp giữa hai xã Biển Hồ và Chư Đang Ya.

Tiếp đó, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện cũng đã có Công văn số 271/CV-TN&MT ngày 3/4/2025 đề nghị UBND xã Chư Đang Ya khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật về hoạt đông khoáng sản. Ngày 20/5/2025, Phòng Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục có Công văn số 190/CV-NN&MT nhắc nhở các địa phương trên địa bàn huyện; trong đó, có xã Chư Đang Ya, tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Văn bản này nhấn mạnh nếu để xảy ra khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép hoặc để diễn ra kéo dài, chính quyền địa phương sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND huyện và trước pháp luật.

Ngày 22/5/2025, UBND huyện tiếp tục ra Công văn số 2127/UBND-KT yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh trên báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) ngày 21/5/2025 về tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến hàng nghìn m³ đất, cát bị khai thác trái phép. UBND huyện yêu cầu có phản hồi kết quả về cơ quan báo chí trước ngày 23/5/2025.

Mặc dù đã có ít nhất 5 văn bản chỉ đạo liên tiếp từ cấp tỉnh đến cấp huyện và phòng chuyên môn nhưng đến thời điểm hiện tại, kết quả xử lý vẫn mang tính hình thức, hành chính hóa, thiếu quyết liệt và cũng như chưa có kết quả phản hồi đến cơ quan báo chí theo chỉ đạo tại Công văn số 2127/UBND-KT của UBND huyện.

Theo báo cáo từ UBND xã Chư Đang Ya, từ cuối năm 2024 đến tháng 5/2025, có ít nhất 7 đợt kiểm tra được tổ chức tại khu vực giám ranh (vào các ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12/2024; 21/3, 27/3, 12/4, 13/4, 1/5 và ngày 24/4/2025). Song tất cả các đợt kiểm tra đều không phát hiện phương tiện, máy móc hay hành vi vi phạm cụ thể. Điều này gây ra mối băn khoăn, bởi theo ghi nhận tại hiện trường ngày 14/5/2025, phóng viên TTXVN đã trực tiếp chứng kiến hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực dưới chân núi Chư Jôr, địa điểm giáp ranh hai xã có 2 máy múc đang hoạt động và nhiều xe ben liên tục ra vào vận chuyển vật liệu ra khỏi khu vực.

Một người dân tại thôn Tiên Sơn 2 (xã Biển Hồ) cho biết, tình trạng này đã diễn ra một thời gian dài từ trước Tết Nguyên đán 2025, trung bình mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải lớn nhỏ ra vào khu vực, vận chuyển đất cát di chuyển về hướng thành phố Pleiku để phục vụ các công trình xây dựng.

Mặc dù người dân và báo chí đã cung cấp thông tin, hình ảnh, clip, vị trí cụ thể nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án xử lý hiệu quả.

Chưa đủ sức răn đe

Hiện trường vụ hàng ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Hiện trường vụ hàng ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Trong báo cáo số 50/BC-UBND ngày 23/5/2025, UBND xã Chư Đang Ya thừa nhận việc múc trộm đất tại khu vực giáp ranh với xã Biển Hồ đã xảy ra từ trước, đặc biệt gia tăng trong năm 2024 khi nhiều công trình như, đường Đào Duy Từ và tuyến tránh phía Đông Pleiku khởi công dẫn đến tăng nhu cầu đất đắp nền.

UBND xã Chư Đang Ya cho biết, các đối tượng thường lợi dụng thời điểm ban đêm, ngày nghỉ và dịp lễ tết để hoạt động. Trong nhiều đợt kiểm tra, chính quyền xã không phát hiện máy móc hay phương tiện, cũng như chưa bắt giữ được đối tượng múc trộm đất nào. UBND xã Chư Đang Ya cho biết thêm, địa phương đã 2 lần liên hệ điện thoại thông báo với xã Biển Hồ về tình trạng các đối tượng múc đất mở đường, hạ thấp độ cao và vận chuyển đất ra ngoài khu vực ngay từ cuối năm 2024 nhưng không rõ phía xã Biển Hồ có xử lý hay không. Hai bên sau đó có phối hợp kiểm tra vào ngày 21/3/2025 và một số thời điểm trong tháng 4/2025, nhưng tất cả đều kết thúc với kết luận "không phát hiện vi phạm".

Đến ngày 14/5/2025, sau khi có phản ánh từ báo chí, UBND xã mới tiến hành lập biên bản kiểm tra, xử phạt hành chính 2 triệu đồng một đối tượng về hành vi hút cát trái phép với khối lượng khoảng 8m³. Điều đáng nói, so với quy mô ghi nhận thực tế, mức xử phạt này không tương xứng với quy mô, tính chất, mức độ vi phạm và chưa đủ sức răn đe.

Theo Điều 47 của Nghị định 36/2020/NĐ-CP, hành vi khai thác không phép sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt sẽ được xác định dựa trên khối lượng khoáng sản bị khai thác trái phép. Ngoài hình thức phạt tiền, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính sử dụng trong quá trình khai thác. Người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; đồng thời còn phải chi trả kinh phí giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh liên quan đến hành vi vi phạm.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm hoặc trong thời gian tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung hình phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Xuân Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chư Păh, cho biết: Việc xử lý vụ việc khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh hai xã Chư Đang Ya và Biển Hồ của lực lượng chức năng là chưa đúng quy định. Khi phát hiện hành vi khai thác khoáng sản trái phép, lực lượng chức năng phải lập biên bản tạm giữ toàn bộ phương tiện, máy móc và tang vật vi phạm theo đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, chưa không chỉ xử phạt hành chính cá nhân vi phạm.

Mặc dù xã Chư Đang Ya đã có báo cáo và tổ chức kiểm tra, nhưng việc xử lý của chính quyền xã chủ yếu là nội bộ, không có sự tham gia của huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, trong khi các dấu hiệu vi phạm cho thấy cần có đánh giá khách quan, chuyên sâu hơn. Các đối tượng bị xử lý chỉ là cá nhân nhỏ lẻ, chưa làm rõ trách nhiệm quản lý, cũng chưa truy vết được nguồn tiêu thụ đất, cát trái phép. Người dân địa phương cho rằng nếu không có sự vào cuộc của báo chí và dư luận, vụ việc có thể tiếp tục bị "chìm xuồng" như thời gian trước đây.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra công khai, sát ranh giới rừng phòng hộ, xe tải ra vào mỗi ngày nhưng chính quyền không phát hiện? Có hay không sự buông lỏng, né tránh hoặc thậm chí bao che cho hành vi vi phạm? Trước những diễn biến trên, UBND huyện Chư Păh cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh và Sở Nông nghiệp và Môi trường, tổ chức kiểm tra toàn diện khu vực giáp ranh, đánh giá khối lượng tài nguyên bị khai thác, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính đúng mức độ.

Việc xử lý không thể dừng lại ở mức phạt vài triệu đồng với một cá nhân, trong khi hàng nghìn mét khối đất, cát đã bị lấy đi một cách công khai, kéo dài suốt nhiều tháng, gây ảnh hưởng đến môi trường và an ninh trật tự tại địa phương./.

Có thể bạn quan tâm

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.

Xe ô tô đầu kéo va chạm xe đạp điện, 4 cháu nhỏ thương vong

Xe ô tô đầu kéo va chạm xe đạp điện, 4 cháu nhỏ thương vong

Trưa 23/6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đang khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô đầu kéo và xe đạp điện khiến hai cháu nhỏ tử vong tại chỗ, hai cháu khác bị thương nặng.

Ưu tiên tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vùng nông thôn

Ưu tiên tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vùng nông thôn

UBND tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo các ngành chức năng cùng các địa phương tăng cường thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cở sở sản xuất chế biến hàng nông sản; trong đó, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại vùng nông thôn trong tỉnh. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động khu vực nông thôn, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại từ nay đến cuối năm 2025.

Nông thôn mới 2026 - 2035: Hiện đại, xanh và bao trùm

Nông thôn mới 2026 - 2035: Hiện đại, xanh và bao trùm

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bước vào giai đoạn chiến lược 2026 - 2035 với kỳ vọng hoàn thiện hạ tầng, phát triển toàn diện, hiện đại hóa kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời tăng thu nhập nông dân lên ít nhất 1,6 lần, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 1%, phấn đấu 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Gia Lai: Đã khởi công gần 99% nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Đã khởi công gần 99% nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến 16 giờ ngày 19/6, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 8.006 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, đạt 98,84% so với kế hoạch. Trong đó, đã hoàn thành 6.824 căn, chiếm tỷ lệ 84,25%.

Hoàn thiện chính sách phát triển vùng biên giới đất liền

Hoàn thiện chính sách phát triển vùng biên giới đất liền

Chiều 20/6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biên giới đất liền ở Việt Nam hiện nay”.

Học sinh vùng cao Yên Bái vững tâm bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh vùng cao Yên Bái vững tâm bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25 - 28/6. Những ngày này, các trường trung học phổ thông tại tỉnh Yên Bái đang gấp rút ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tâm thế cho học sinh lớp 12 sẵn sàng bước vào kỳ thi.

Thực hiện giai đoạn 2 tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Thực hiện giai đoạn 2 tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Ngày 19/6, HĐND tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 32 (chuyên đề) thông qua các nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tỉnh Cao Bằng (lần 3).

Ngăn chặn 476 kg nội tạng không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường

Ngăn chặn 476 kg nội tạng không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường

Qua công tác nghiệp vụ, lúc 3 giờ 50 phút, ngày 18/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Sơn La phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra hàng hóa xe khách biển kiểm soát 25F - 002.09 chạy tuyến Hà Nội - Điện Biên đang dừng đỗ để trả hàng tại tổ 3, phường Chiềng Sinh (thành phố Sơn La).

Ninh Thuận: Hoàn thành xóa nhà tạm trước 1 tháng

Ninh Thuận: Hoàn thành xóa nhà tạm trước 1 tháng

Sáng 18/6, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch 90 ngày đêm Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Trong khoảng 2 tháng thực hiện (từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5), tỉnh đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 2.183 căn nhà để bàn giao cho người dân còn khó khăn về nhà ở, giúp họ ổn định cuộc sống.

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Sáng 17/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức bàn giao 70 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Bến Tre tài trợ.

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, sau ba tuần triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ 15/5 đến 5/6), tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song hiệu quả vẫn chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế tại cơ sở. Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành có nơi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 1562/UBND-NC, ngày 5/6/2025 chỉ đạo yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện nội dung kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 09/KL-TTr ngày 29/5/2025 của Thanh tra tỉnh, nhằm chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ hai); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là những nhóm vấn đề được nhiều cử tri tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Qua thanh tra chuyên đề về công tác quản lý và khai thác khoáng sản, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án khai thác khoáng sản, bao gồm việc sử dụng đất trái phép, chậm triển khai khai thác, lắp đặt thiết bị không đúng quy định và nợ đọng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.