Buông lỏng quản lý, hàng nghìn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép

Hàng nghìn mét khối đất, cát dưới chân núi Chư Jôr, địa điểm giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai bị khai thác trái phép nhưng chính quyền địa phương nơi đây xử lý chưa triệt để. Điều này cho thấy những bất cập trong quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương này.

gia-lai-210525.jpg
Hai xe máy múc khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Vào ngày 14/5, phóng viên TTXVN đã ghi nhận tại chân núi Chư Jôr (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), hàng nghìn mét khối đất, cát bị đào bới nham nhở, đất đá được múc lên chất đống tạo thành các hố sâu sát sườn đồi. Nhiều khu vực, các đối tượng khai thác trái phép còn ngăn suối đặt máy bơm để khai thác cát trái phép. Tại hiện trường, hai xe máy múc cỡ lớn cùng nhiều xe tải liên tục vận chuyển vật liệu ra khỏi khu vực.

Theo những người dân địa phương thuộc thôn Tiên Sơn 2, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tình trạng này đã diễn ra từ trước Tết Nguyên đán 2025. Mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe ben lớn, nhỏ nối đuôi nhau vận chuyển đất, cát về hướng thành phố Pleiku để phục vụ dự án Đường kinh tế phía Đông và nhiều công trình san lấp khác. Khu vực khai thác không có bảng thông tin và cũng không có người đến kiểm tra.

gia-lai2-210525.jpg
Khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Ngay sau khi phát hiện sự việc, phóng viên đã cung cấp thông tin và hình ảnh đến chính quyền địa phương đề nghị kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 16/5 của Công an xã Chư Đang Ya, lực lượng chỉ ghi nhận tại khu vực có một đống cát khoảng 8 m3 và hai máy nổ dùng để hút cát (không hoạt động). Theo lời khai của đối tượng vi phạm, người này mua lại mảnh đất của dân để trồng cây công nghiệp và không xuất trình được giấy tờ pháp lý liên quan đến diện tích đất và hoạt động khai thác khoáng sản.

Sau đó, UBND xã Chư Đang Ya đã ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng theo Nghị định 36/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và yêu cầu hoàn nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, mức xử phạt này được cho là quá nhẹ so với quy mô vi phạm, đồng thời mâu thuẫn với thông tin từ người dân và phóng viên ghi nhận. Điều này khiến dư luận nghi ngờ về tính khách quan trong xử lý vi phạm, thậm chí có dấu hiệu bao che của các cấp chính quyền nơi đây.

Theo báo cáo số 70/BC-UBND ngày 24/3/2025 của xã Biển Hồ, tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra trên địa bàn giáp ranh với xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh đã được phát hiện từ lâu. Theo đó, UBND thành phố Pleiku đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai chỉ đạo xử lý.

Sở này đã ban hành văn bản số 338/SNNMT-ĐCKS, yêu cầu UBND huyện Chư Păh chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND xã Chư Đang Ya chủ trì, phối hợp cùng UBND xã Biển Hồ và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm. Đồng thời, các địa phương được nhắc nhở phải tăng cường phối hợp, kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

gia-lai3-210525.jpg
Hiện trường vụ hàng ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Ông Lê Xuân Dũng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Chư Păh thừa nhận, có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực nói trên. Huyện cũng đã tiếp nhận văn bản chỉ đạo của Sở và đã triển khai theo đúng phân cấp.

“Trước và trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính, huyện đã liên tục có văn bản tham mưu chỉ đạo các xã tăng cường kiểm tra, xử lý. Trên tinh thần cầu thị, chúng tôi sẽ có văn bản yêu cầu địa phương báo cáo lại đầy đủ để có hướng xử lý tiếp theo”, ông Dũng thông tin thêm.

Tuy nhiên, để làm rõ trách nhiệm xử lý, Chủ tịch UBND xã Chư Đang Ya Nguyễn Văn Nội lại cho rằng, đây là khu vực giáp ranh và địa phương cũng đã có phối hợp nhưng việc phối hợp kiểm tra, xử lý do xã Biển Hồ chủ trì. Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch UBND xã Biển Hồ lại khẳng định phần lớn diện tích xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép nằm trên địa bàn xã Chư Đang Ya. Chính quyền xã Biển Hồ đã phát hiện sớm và báo cáo lên cấp trên, phối hợp đầy đủ.

gia-lai4-210525.jpg
Hiện trường vụ ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Khu vực bị khai thác khoáng sản trái phép nằm dưới chân núi Chư Jôr, giáp ranh với tiểu khu 374, nơi có diện tích đất rừng phòng hộ do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ quản lý. Theo ông Nguyễn Tất Thành - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, qua kiểm tra, đo đạc xác minh trên bản đồ hiện trạng, khu vực bị khai thác hiện chưa lấn vào trong phần diện tích rừng do Ban quản lý. Nhưng vị trí khai thác diễn ra sát với ranh giới đất rừng phòng hộ nên tiềm ẩn nguy cơ cao về sạt lở, xói mòn và ảnh hưởng lâu dài đến an toàn của rừng phòng hộ.

Ông Thành cũng cảnh báo, nếu tiếp tục khai thác gần khu vực rừng, sau một thời gian chịu tác động của mưa lớn, địa hình thay đổi sẽ dễ gây trượt đất, làm sụt lún, mất ổn định địa chất, kéo theo nguy cơ rừng phòng hộ mất dần là rất cao.

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trùng với thời điểm các địa phương đang thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính nên công tác quản lý của chính quyền cơ sở gặp nhiều khó khăn, dễ bị các đối tượng lợi dụng.

gia-lai5-210525.jpg
Hiện trường vụ hàng ngàn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp khẳng định, tỉnh luôn quán triệt đến từng địa phương không để các đối tượng lợi dụng giai đoạn nhạy cảm để trục lợi tài nguyên. Nếu để xảy ra vi phạm, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm. Tỉnh sẽ tiếp tục đôn đốc, giám sát chặt chẽ để xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nhằm giải quyết dứt điểm các điểm nóng.

Để xảy ra vụ việc khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Biển Hồ và xã Chư Đang Ya cho thấy sự thiếu phối hợp giữa các địa phương, việc xử lý vi phạm thiếu quyết liệt, còn hình thức, thậm chí né tránh trách nhiệm. Để chấm dứt tình trạng này, cần phải làm rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp quản lý và việc xử lý vi phạm cần quyết liệt hơn để tạo tính răn đe./.

Có thể bạn quan tâm

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền địa phương 2 cấp nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% năm 2025. Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, được kết nối với 65 điểm cầu ở các xã, phường, tổ chức ngày 3/7.

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.