Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai

Với đặc trưng nắng gió vùng biên giới Tây Nguyên, huyện Ia Grai (Gia Lai) còn nhiều khó khăn trong việc phát triển sinh kế cho người dân. Mặc dù vậy, Đảng bộ, quân và dân huyện Ia Grai luôn đồng lòng, dốc sức tìm hướng phát triển phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của huyện Ia Grai đạt 11%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt hơn 40 triệu đồng. Kinh tế huyện chủ yếu phát triển dựa vào diện tích cây công nghiệp như điều, cà phê, tiêu, cao su. Năm 2020, giá trị sản xuất đạt hơn 4.000 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 2015.

Phát triển sinh kế cho người dân

Ông Lê Ngọc Quý, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết, là một huyện biên giới có vị trí địa chiến lược về an ninh, quốc phòng, Ia Grai xác định việc phát triển sinh kế cho người dân sẽ góp phần trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới. Với lợi thế về cây công nghiệp cũng như đất bazan, vị trí địa lý, đường sá cũng như hệ thống sông hồ, thủy điện, thác và các sản phẩm cây công nghiệp đa dạng, Ia Grai sẽ tập trung cho phát triển công nghiệp, đô thị, đặc biệt là phát triển du lịch.

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai ảnh 1Diện tích chôm chôm đang cho thu hoạch tại xã Ia Rtô, huyện Ia Grai là điểm thu hút du khách đến với du lịch huyện Ia Grai. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Cách thành phố Pleiku hơn 15 km, huyện Ia Grai có các tuyến đường giao thông lớn kết nối trung tâm thành phố Pleiku, liên tỉnh, liên huyện, liên vùng đi qua địa bàn huyện. Đây cũng là một trong những lợi thế về phát triển du lịch địa phương. Các tuyến đường đi lại thuận lợi, các điểm du lịch nằm gần nhau, trải dài, đa dạng hình thức.

Nhiều năm nay, hoạt động du lịch tại Ia Grai có sự chuyển biến tích cực về mặt chủ trương, định hướng và hành động. tác xúc tiến, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh của huyện đến du khách trong và ngoài nước được chú trọng; bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư đến khảo sát; lượng khách đến tham quan tăng so với giai đoạn trước. Các sự kiện văn hóa, du lịch tạo hiệu ứng cao, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo lượng khách tham quan, nhất là Lễ hội đua thuyền trên sông Pôcô lần thứ nhất và lần thứ hai, tham quan lòng hồ thủy điện Sê San 4, thác Mơ, di tích lịch sử.

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai ảnh 2 Đua thuyền trên sông Pô Kô, do huyện Ia Grai tổ chức hàng năm thu hút nhiều du khách đến với địa phương. Ảnh: Huyện Ia Grai cung cấp-TTXVN phát

Theo bà Ksor H'Nga, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ia Grai, điểm nhấn tại Ia Grai là có các vùng cây ăn trái với diện tích lớn như chôm chôm, sầu riêng, bơ, mít, ổi đã cho thu hoạch trong các khu vực nhiều sông suối. Nhìn tổng quan, có thể phát triển du lịch miệt vườn, vừa tham quan, vừa bán các sản phẩm trái cây, tương tự các mô hình du lịch kiểu như miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, việc kết hợp du lịch sinh thái trên sông Sê San, sông Pôcô, các thác nước cùng với việc bán sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương như hạt điều sấy, mật ong, cà phê, tiêu sẽ thành mô hình du lịch khép kín, thuận tiện để du khách đến với Ia Grai. Huyện còn có hướng phát triển du lịch trải nghiệm tại diện tích xung quanh chân các trụ điện gió đang xây dựng tại địa phương. Đường sá thuận lợi, gần sân bay thành phố Pleiku, nhiều điểm đến và đa dạng các sản phẩm đặc trưng của địa phương, thời gian tới, du lịch Ia Grai sẽ có cơ hội phát triển mới, góp phần giúp nâng cao đời sống người dân huyện biên giới.

Ông Phan Đình Thắm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ia Grai cho biết, hiện địa phương có 70 ha cây chôm chôm đang cho thu hoạch. Với nhu cầu thị trường, huyện đang dần chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, bước đầu cho giá trị kinh tế khá cao. Hiện diện tích này đang được người dân mở rộng. Nếu kết hợp với du lịch miệt vườn, du lịch sinh thái, lượng trái cây của huyện Ia Grai sẽ có đầu ra ổn định và mạnh hơn.

* Đẩy mạnh liên doanh, liên kết

Với định hướng phát triển sinh kế cho người dân gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, thời gian tới, huyện Ia Grai sẽ đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp có tiềm lực, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu.

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai ảnh 3 Cà phê hữu cơ là một trong những sản phẩm đặc trưng của Ia Grai được thị trường trong và ngoài tỉnh biết đến góp phần quảng bá hình ảnh địa phương. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Chị Nguyễn Thị Thảo, Chủ Cơ sở rang xay cà phê sạch nguyên chất Thảo Hiên, thị trấn Ia Kha, có hơn 3 ha cà phê trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Mỗi năm, vườn cà phê hữu cơ này cho thu hoạch 13-15 tấn nhân. Gia đình chị còn lựa chọn, thu mua thêm của người dân 10 tấn cà phê nhân để đảm bảo nguồn xuất bán ra thị trường khoảng 15-16 tấn cà phê bột mỗi năm. Hiện cơ sở Thảo Hiên có các sản phẩm: Bột cà phê cao cấp, cà phê pha phin, hạt pha máy. Trừ chi phí, cơ sở cà phê của chị Thảo thu về 700-800 triệu đồng mỗi năm. Cơ sở đã tạo việc làm thường xuyên cho 8 người và gần 20 người phục vụ trong thời điểm thu hái cà phê.

Chị Thảo cho hay, ngoài nguồn cung cấp cho các hệ thống siêu thị, tạp hóa trên địa bàn, cơ sở cà phê của chị còn bán cho các điểm dịch vụ du lịch. Du khách đến tham quan, du lịch tại huyện Ia Grai đều ghé đến mua cà phê Thảo Hiên làm quà tặng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, tận dụng lợi thế cây trồng địa phương, gia đình chị Thảo đã chế biến thêm sản phẩm hạt điều sấy khô để phục vụ du khách.

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai ảnh 4 Cơ sở rang xay cà phê sạch nguyên chất Thảo Hiên, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai được thị trường trong và ngoài tỉnh biết đến góp phần quảng bá hình ảnh địa phương. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Thời gian tới, huyện Ia Grai chú trọng, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trên diện tích cây công nghiệp và lúa nước kém hiệu quả. Huyện mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước hồ đập thủy điện, thủy lợi để nuôi trồng thủy sản, chú trọng đưa giống mới, con nuôi đặc sản vào nuôi trồng để tăng giá trị. Bên cạnh đó, huyện kết hợp với du lịch trải nghiệm nông nghiệp như nuôi trồng đánh bắt thủy sản trên sông; trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật cao.

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai ảnh 5Diện tích hơn 70 ha chôm chôm đang cho thu hoạch là điểm thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến với Ia Grai (Gia Lai) để du lịch trải nghiệm. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia đình anh Nguyễn Quyết Thắng, xã Ia Rtô có 1 ha chôm chôm, gần 100 cây sầu riêng, mít, ổi đang cho thu hoạch. Gia đình còn có diện tích mặt hồ khá lớn. Sau khi tìm hiểu và được chính quyền địa phương ủng hộ, anh và bà con trong khu vực đang xúc tiến xây dựng các chòi câu cá trên các mặt hồ để làm du lịch sinh thái. Khi đến tham quan, trải nghiệm, du khách có thể câu cá, vào vườn hái trái cây và mua các sản phẩm OCOP của địa phương về làm quà tặng.

"Với quan điểm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Ia Grai sẽ đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có ý định đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương" - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Lê Ngọc Quý nhấn mạnh.

Hồng Điệp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.