Phát triển xanh - “chìa khóa” nâng tầm du lịch Bình Thuận (Bài 2)

“Vòng lửa Shiva”, nét đặc trưng văn hóa Chăm, đặt ở trung tâm khu nghỉ dưỡng Mũi Né Bay (Bình Thuận). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
“Vòng lửa Shiva”, nét đặc trưng văn hóa Chăm, đặt ở trung tâm khu nghỉ dưỡng Mũi Né Bay (Bình Thuận). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Phát triển du lịch xanh có trách nhiệm với môi trường thông qua hoạt động du lịch góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa bản địa, đồng thời tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân là hướng đi bền vững, tạo giá trị lâu bền cho chuỗi sản phẩm du lịch. Để phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Thuận chú trọng đảm bảo môi trường du lịch phát triển theo hướng xanh, hài hòa với đời sống cộng đồng, tạo ấn tượng đẹp cho du khách sau mỗi chuyến nghỉ dưỡng, trải nghiệm.

Phát triển xanh - “chìa khóa” nâng tầm du lịch Bình Thuận (Bài 2) ảnh 1“Vòng lửa Shiva”, nét đặc trưng văn hóa Chăm, đặt ở trung tâm khu nghỉ dưỡng Mũi Né Bay (Bình Thuận). Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Bài 2 - Tạo giá trị lâu bền

Điểm đến xanh, sạch, đẹp

Du lịch Bình Thuận với định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn đang hiện thực hóa nhiều nội dung của phát triển du lịch xanh. Tỉnh chú trọng gìn giữ, đồng thời lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch đến du khách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chia sẻ, ngay trong Năm Du lịch Quốc gia 2023, thực hiện chủ đề “Hội tụ xanh”, Bình Thuận đẩy mạnh phát triển sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo môi trường thân thiện và an toàn, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc trưng, môi trường trong lành, cảnh sắc độc đáo, lễ hội văn hóa đặc sắc, người dân hiền hậu, chân chất, Bình Thuận đã làm say lòng biết bao du khách trong và ngoài nước.

Phát triển xanh - “chìa khóa” nâng tầm du lịch Bình Thuận (Bài 2) ảnh 2Khách quốc tế trải nghiệm không gian xanh trong khu nghỉ dưỡng Mũi Né Bay, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Bình Thuận phát động phong trào người dân tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức: Giữ vệ sinh môi trường “trong nhà, ngoài ngõ” sạch đẹp, trồng hoa, cây, trang trí trước nhà và dọc tuyến đường ở khu vực sinh sống; thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung chỉnh trang đô thị, trang trí trụ sở làm việc, trồng cây xanh, hoa, tạo cảnh quan khang trang, xanh - sạch - đẹp, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố Phan Thiết, dọc tuyến đường ven biển, kêu gọi cộng đồng chung tay hành động bảo vệ môi trường biển.

Nhấn mạnh phát triển du lịch theo định hướng xanh gắn với bảo vệ môi trường, gìn giữ điểm đến luôn xanh - sạch - đẹp, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, Hiệp hội có chiến lược triển du lịch theo hướng xanh và bền vũng xuyên suốt quá trình từ khi quyết định đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho đến vận hành, phục vụ du khách. Nhiều doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đảm bảo ít tiêu hao năng lượng, thải ra môi trường ít nhất. Quá trình phục vụ du khách, các cơ sở ưu tiên sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, hạn chế vật liệu nhựa. Nhiều cơ sở nghỉ dưỡng, điểm đến du lịch ở Bình Thuận có mật độ xây dựng dưới 25%, tạo sự thông thoáng, môi trường đảm bảo những khoảng xanh hài hòa với thiên nhiên.

Đặc biệt, nhiều cơ sở nghỉ dưỡng đã tạo được “vòng tròn tuần hoàn” trong xử lý rác, nước thải, góp phần bảo vệ môi trường. Chính sự chung tay ý thức của cộng đồng doanh nghiệp du lịch, dịch vụ góp phần làm nên kết quả phát triển của du lịch Bình Thuận. Trong 7 tháng năm 2023, Bình Thuận đón trên 5,3 triệu lượt khách, tăng hơn 82% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 13.448 tỷ đồng, tăng 2,1 lần.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bến Thành Mũi Né Resort (Mui Ne Bay Resort) Nguyễn Đức Tiến chia sẻ, Mui Ne Bay Resort có vị trí nhìn ra đảo Hòn Lao, gần đồi cát hồng, làng chài, chợ Mũi Né. Đây là ưu thế tuyệt vời để nhiều du khách chọn đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm. Bên cạnh đó, khu nghỉ dưỡng thu hút du khách bởi kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Chăm, không gian hài hòa với nhiều mảng xanh, sạch, đẹp.

Phát triển xanh - “chìa khóa” nâng tầm du lịch Bình Thuận (Bài 2) ảnh 3Sản phẩm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào cuối năm 2022. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Góp phần bảo vệ môi trường, Mui Ne Bay Resort vận hành theo phương thức quản lý tối ưu với hệ thống xử lý nước tuần hoàn, hệ thống máy điều hòa tiết kiệm năng lượng. Từng chi tiết nhỏ trong các sản phẩm, đồ dùng phục vụ du khách được ưu tiên sử dụng bằng vật liệu thân thiện môi trường như tre, sứ, gốm, giấy. Hàng tháng, nhân viên khu nghỉ dưỡng cùng người dân tham gia dọn vệ sinh, gìn giữ vẻ đẹp của thành phố biển. Khu nghỉ dưỡng vinh dự nhận giải thưởng “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” do Bộ Công Thương tổ chức và được trao chứng nhận Khách sạn xanh ASEAN.

Môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện

Tập trung phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, thủ tục thuận tiện, đơn giản, giá cả cạnh tranh, môi trường vệ sinh sạch, đẹp, điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, Năm Du lịch Quốc gia 2023 do Bình Thuận đăng cai là cơ hội để tỉnh tạo bước phát triển mới cho du lịch địa phương trên cơ sở khẳng định sản phẩm du lịch đặc sắc, điểm đến thân thiện, an toàn, tạo ấn tượng đẹp với du khách.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức, lưu ý tiểu thương ký cam kết không buôn bán gian lận, đặc biệt là buôn bán hải sản. Lực lượng chức năng tăng cường ngăn chặn tình trạng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết hay kinh doanh du lịch, chèo kéo, nài ép khách du lịch… Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh thực hiện quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm hành vi vi phạm xảy ra để tạo uy tín, an toàn cho du khách đến tham quan.

Với mong muốn khẳng định điểm đến an toàn, chất lượng, thân thiện và văn minh, Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân thẳng thắn nhìn nhận, một trong những điểm đến được nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm là Làng chài Mũi Né. Tuy nhiên, hiện nay, một số hạng mục tại khu vực này như mái ta luy kè, tam cấp lên xuống biển đã xuống cấp.

UBND thành phố Phan Thiết có chủ trương cải tạo, chỉnh trang khu vực Làng chài Mũi Né với những hạng mục như mở rộng đường, cải tạo hệ thống thoát nước, mái ta luy, các bậc tam cấp lên xuống biển, mở rộng vỉa hè và làm mới lan can tạo thành vịnh ngắm biển, bãi đỗ xe cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm. Dự kiến cuối tháng 8, công trình sẽ được thi công và hoàn thành ngay trong Năm Du lịch Quốc gia 2023, thể hiện tinh thần khẩn trương, luôn mong muốn mang đến cho du khách môi trường du lịch văn minh, thân thiện, an toàn và sạch, đẹp.

Phát triển xanh - “chìa khóa” nâng tầm du lịch Bình Thuận (Bài 2) ảnh 4 Khách du lịch tìm hiểu nghề dệt truyền thống của người Chăm. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Nhấn mạnh khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh gắn với ứng dụng công nghệ, góp phần xây dựng môi trường du lịch văn minh, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận cho biết thêm, tỉnh coi trọng phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh, tạo môi trường để doanh nghiệp du lịch, du khách trong và ngoài nước chia sẻ, liên kết cung cấp, tiếp cận dịch vụ ngày càng đa dạng, bảo đảm chất lượng.

Tỉnh đưa vào hoạt động Cổng Thông tin du lịch thông minh Bình Thuận, tích hợp các cơ sở dữ liệu ngành Du lịch và bản đồ số về du lịch, số hóa nhiều điểm đến nổi bật, lắp đặt bảng hướng dẫn giới thiệu, quảng bá du lịch (bảng mã QR) tại 19 điểm tham quan du lịch, tổ chức hội chợ du lịch trực tuyến trên nền tảng Sàn Thương mại du lịch Bình Thuận. Hoạt động này bước đầu tạo kênh thương mại điện tử để doanh nghiệp giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch, sản phẩm thủ công mỹ nghệ như hàng lưu niệm chế biến từ vỏ sò, ốc, sản phẩm từ cây dừa, đồ gốm, hàng thổ cẩm của đồng bào Chăm, qua đó tạo môi trường du lịch thân thiện, hiện đại hơn.

Du khách Trần Sơn đến từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Sơn (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, anh và các nhân viên công ty vừa có chuyến nghỉ dưỡng, tham gia hoạt động teambuilding tại thành phố Phan Thiết. Tìm hiểu thông tin trước chuyến nghỉ dưỡng, anh và đồng nghiệp thấy rất thuận lợi vì chỉ qua ứng dụng trên điện thoại di động, tại địa chỉ “Binh Thuan Tourism”, đoàn đã có đầy đủ thông tin để chọn điểm đến lưu trú, dự kiến hoạt động tham quan, sinh hoạt tập thể phù hợp. Khu nghỉ dưỡng có không gian xanh, bờ biển sạch, nhân viên phục vụ rất chu đáo. Chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm, ẩm thực, giải khát trên các tuyến phố như Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng, Tuyên Quang… đều rất vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện với du khách.(Còn tiếp-Bài cuối: Trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển)

Trà Thanh Hiếu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Nằm cách đất liền hơn 230 km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên “địa ngục trần gian”, mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển. Sau 50 năm, Côn Đảo ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, trở thành “thiên đường du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh”.

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (Hà Giang), đã diễn ra khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 - một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Giữa bạt ngàn cây trái và đồng ruộng xanh mướt của xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên, An Giang), nông trại Phan Nam đã tiên phong kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với khai thác du lịch sinh thái và giáo dục thực nghiệm độc đáo thu hút hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

Trình diễn nghệ thuật dân tộc tại chương trinh. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Khai mạc chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”

Ngày 19/4, tại xã Hoàng Nông, UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tổ chức chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”, đồng thời công bố Quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2025.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Công viên đá nằm bên bờ biển Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Nơi đây đang nhanh chóng trở thành một điểm đến đầy sức hút, níu chân những du khách yêu thiên nhiên hoang dã và say mê khám phá những điều kỳ diệu.

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/4, tại Khu du lịch Suối Chí, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của nơi đây trên bản đồ du lịch thế giới.

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu. Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Nằm bên bờ sông Hồng, Hưng Yên không chỉ được biết đến với đặc sản nhãn lồng ngọt lịm mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thấm đẫm tinh hoa văn hóa dân tộc. Những làng nghề như truyền thống không chỉ là mạch sống kinh tế của người dân mà còn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho du lịch trải nghiệm – nơi du khách có thể chạm vào quá khứ, lắng nghe nhịp đập của một miền quê trù phú, giàu bản sắc. Nhưng hiện nay để đánh thức du lịch gắn với làng nghề của Hưng Yên đang cần nhiều giải pháp tổng thể.

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tối 7/4, Lễ hội đền Tiên La năm 2025 đã khai mạc tại Di tích lịch sử Quốc gia đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và rất đông người dân, du khách. Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc và lễ bái yết diễn ra trang trọng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Người dân Bình Chuẩn cho biết hang Thẳm Tông có nhiều ngách, có những ngách dài hàng km, xuyên sang địa bàn huyện Quỳ Châu. Hiện chưa có ai khám phá hết Thẳm Tông. Ảnh:baonghean.vn

Về miền “sơn kỳ, thủy tú” trải nghiệm vẻ đẹp của hang Thẳm Tông

Nằm cách trung tâm huyện Con Cuông khoảng 30km, giáp ranh giữa các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp và Quỳ Châu (Nghệ An), Bình Chuẩn được mệnh danh là “vùng sơn kỳ, thủy tú”. Là địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, bao bọc giữa núi rừng, nơi đây sở hữu nhiều danh thắng tự nhiên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, ở nhiều bản trong xã còn gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa đậm sắc màu, không gian văn hóa vùng cao của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ.

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Bên cạnh các điểm du lịch nổi tiếng như: Gành Đá Đĩa, Tháp Nghinh Phong, Bãi Môn - Mũi Điện, tỉnh Phú Yên đang hình thành nhiều tour, tuyến du lịch xanh ở các đảo ven bờ, du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên mới lạ, độc đáo. Các gói sản phẩm du lịch này được xây dựng chuyên nghiệp, đảm bảo các điều kiện về pháp lý, an toàn và bảo vệ môi trường.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.