Phòng chống hạn, mặn: Nhiều giải pháp xuống giống tập trung vụ Hè Thu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh dự kiến xuống giống khoảng 35.000 ha lúa, chia làm 3 đợt từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5. Thời điểm hiện tại, nông dân tại các địa phương trong tỉnh đang làm đất và xuống giống tập trung đợt 2. Đây là đợt xuống giống với diện tích lớn nhất với khoảng 25.000 ha trải đều ở các địa phương trong tỉnh.

vna_potal_nong_dan_vinh_long_chu_dong_xuong_giong_vu_lua_he_thu_nam_2024_7298549.jpg
Nông dân xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) xuống giống lùa Hè Thu. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Trước tình hình thời tiết nắng nóng, nhiều nơi bị ảnh hưởng của tình trạng hạn, mặn, chính quyền và nhân dân các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để xuống giống tập trung “né rầy”, “né mặn”, đảm bảo hiệu quả canh tác.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ vừa xuống giống 6.000 m2 lúa Hè Thu với giống lúa chất lượng cao OM5451. Ông Thanh cho biết, nhằm nâng cao năng suất lúa trong vụ này, ông đã chủ động đảm bảo thời gian cách ly hơn 14 ngày cho đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Khi chính quyền địa phương thông báo lịch thời vụ, ông tiến hành cải tạo đất, trục xới để đảm bảo tơi xốp, giúp lúa đạt năng suất cao.

Ông Lê Văn Mười ngụ xã Phú Đức, huyện long Hồ đang tất bật trên cánh đồng để vệ sinh và làm bằng phẳng ruộng đồng trước khi xuống giống. Ông Mười cho biết, vụ lúa Hè Thu này đã bố trí máy móc để trục, chang đất và rẻ đường nước thật kỹ trước khi gieo sạ. Hiện nay, đang là mùa nắng nóng, đất ruộng có nguy cơ khô hạn, tuy nhiên mới đây địa phương đã triển khai nạo vét con kênh nội đồng phục vụ canh tác nên bà con rất yên tâm. Nguồn nước dưới kênh dồi dào nên nông dân chủ động nước ra, vào ruộng khi cần thiết.

vna_potal_nong_dan_vinh_long_chu_dong_xuong_giong_vu_lua_he_thu_nam_2024_7298540.jpg
Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long chủ động thực hiện nạo vét kênh nội đồng, góp phần trữ nước phục vụ sản xuất lúa Hè Thu. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, người dân đã xuống giống được hơn 2/3 diện tích lúa Hè Thu so với kế hoạch. Xã Trung Hiệp là một trong những địa phương chịu tác động của hạn mặn, có khả thiếu nước khi đóng cống để ngăn mặn. Nhằm đảm bảo lịch thời vụ, hạn chế tình trạng thiếu nước trong quá trình canh tác, chính quyền địa phương đã chủ động thông tin về lịch xuống giống, tình hình nguồn nước và những nguy cơ ảnh hưởng để người dân chủ động ứng phó.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trung Hiệp Đồng Ngọc Quý cho biết, năm nay thời tiết nắng nóng, tình hình hạn mặn cũng kéo dài nên ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị dọn đất để xuống giống, trên các sông lớn đã ghi nhận độ mặn nên các địa phương đóng cống ngăn mặn, điều này cũng khiến cho nguồn nước để người dân dọn đất trước khi gieo sạ bị ảnh hưởng.

Mặc dù vậy, nhờ chủ động từ sớm nên địa phương đã thực hiện việc nạo vét mở rộng các tuyến kênh nội đồng để tăng khả năng trữ nước ngọt, nhờ đó địa phương đã cơ bản cung cấp nước cho người dân sử dụng để bơm tát vào ruộng trong các ngày trước và sau gieo sạ.

Hiện tại, có hơn 600 ha trong tổng số 900 ha lúa của xã đã hoàn thành việc gieo sạ, các diện tích còn lại sẽ xuống giống ngay khi độ mặn giảm, cống Vũng Liêm mở để lấy nước ngọt. Địa phương cũng tích cực tuyên truyền người dân theo dõi tình hình đồng ruộng, chủ động chuẩn bị các máy bơm để vận hành hiệu quả trong trường hợp nắng nóng kéo dài, ruộng lúa cần nước.

vna_potal_nong_dan_vinh_long_chu_dong_xuong_giong_vu_lua_he_thu_nam_2024_7298539.jpg
Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long chủ động thực hiện nạo vét kênh nội đồng, góp phần trữ nước phục vụ sản xuất lúa Hè Thu. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Thích ứng với việc canh tác trong tình hình hạn mặn, những năm gần đây người dân xã Trung Hiệp cũng đã chủ động hơn trong việc thực hiện theo lịch thời vụ của địa phương, chủ động theo dõi tình hình nước mặn, trữ nước và bố trí máy bơm phục vụ cho đồng ruộng.

Ông Võ Đông Sơ ngụ xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm cho biết, mấy năm trước, khi chưa nạo vét con kênh nội đồng thì mùa này rất khó xuống giống, phải đợi có mưa mới dám gieo sạ. Hơn một năm nay, các con kênh nội đồng được nạo vét thông thoáng nên dù ngoài sông lớn đã đóng cống ngăn nước mặn vào, nhưng trong đồng vẫn có nguồn nước dồi dào. Nông dân chỉ cần chuẩn bị máy bơm, khi vào vụ thì bơm từ kênh lên ruộng là có thể xử lý đất ruộng, xuống giống kịp thời.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, vụ lúa Hè Thu năm 2024, toàn tỉnh có kế hoạch xuống giống 35.000 ha, chia làm 3 đợt phù hợp với điều kiện canh tác ở từng địa phương như: đợt 1 là 4.000 ha, đã xuống giống từ ngày 4/1 đến 5/3 ở những vùng ven Quốc lộ 54 thuộc huyện Trà Ôn, thị xã Bình Minh và vùng đất gò ven sông Măng Thít thuộc huyện Tam Bình, ven sông Tiền thuộc huyện Mang Thít và Vũng Liêm.

Đợt 2 là 25.000 ha, xuống giống từ 19/3 đến 18/4, đây là đợt xuống giống chính, phân bố hầu hết tại các địa phương trong tỉnh. Đợt 3 là 6.000 ha, xuống giống từ 1/5 đến 31/5, phân bố ở vùng trung tâm, vùng trũng, vùng có nguy cơ nhiễm mặn, vùng chưa chủ động bơm tát và vùng chưa có đê bao hoàn chỉnh.

vna_potal_nong_dan_vinh_long_chu_dong_xuong_giong_vu_lua_he_thu_nam_2024_7298550.jpg
Nông dân xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) xuống giống lúa Hè Thu. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Trước tình hình diễn biến thời tiết nắng nóng và nguy cơ ảnh hưởng do xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch mùa vụ từ sớm, đồng thời tuyên truyền để người dân chủ động các giải pháp canh tác đảm bảo hiệu quả.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm cho biết, trong vụ Hè Thu, giải pháp về điều kiện chế độ nước là quan trọng, nhất là đối với những địa phương có chịu tác động của xâm nhập mặn. Do đó, các địa phương phải tăng cường giám sát mặn, khuyến cáo thời gian xuống giống và các giống lúa ứng phó hợp lý trong điều kiện hạn, mặn, đặc biệt quan tâm về hệ thống thủy lợi nội đồng để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Để đảm bảo năng suất, ngay từ đầu vụ, nông dân phải chủ động vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo thời gian cách ly sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân ít nhất 14 ngày, sử dụng các giống lúa chất lượng cao để tăng năng suất...Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân nên áp dụng chế độ canh tác, bón phân và chăm sóc hiệu quả với các giải pháp kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, gieo sạ với mật độ vừa phải, bón phân cân đối và phòng trừ các đối tượng dịch hại kịp thời.

Ông Nguyễn Văn Liêm lưu ý, thời điểm đầu vụ, nắng nóng xảy ra, cây lúa sẽ phát triển trong điều kiện rất khó khăn, đặc biệt là khan hiếm nước nên cỏ dại có điều kiện phát triển, các đối tượng dịch hại nhiều hơn; cuối vụ, thời tiết lại bước vào mùa mưa, lúa dễ đổ ngã hoặc mắc các bệnh lem lép hạt, đạo ôn, cháy lá..., nông dân nên áp dụng các chế độ canh tác quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để quản lý các đối tượng dịch hại hiệu quả, giảm chi phí đầu tư để đạt năng suất và lợi nhuận cao.

Lê Thúy Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.