Phong tục mai mối trong hôn nhân của người Hrê xưa

Phong tục mai mối trong hôn nhân của người Hrê xưa
Phong tục mai mối trong dựng vợ gả chồng của người Hrê bao đời nay là một trong những nét đẹp truyền thống trong đời sống hôn nhân của họ.
Trai gái Hrê xưa dựng vợ gả chồng đều qua mai mối
Trai gái Hrê xưa dựng vợ gả chồng đều qua mai mối

Đồng bào dân tộc Hrê ở miền núi Quảng Ngãi từ lâu đời đã hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống rất rõ nét. Trong đó phải kể đến các phong tục trong đời sống hôn nhân. Đối với người Hrê ở Quảng Ngãi, chuyện dựng vợ gả chồng trước tiên là do người đi mai mối (đi hỏi) gầy dựng nên, hoặc là do hai bên gia đình kết bạn làm sui gia với nhau, tức cha mẹ sắp đặt con cái lấy vợ lấy chồng theo ý của mình, làm sui với nhau lúc con còn nhỏ, thậm chí còn đang trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi đến lúc chuẩn bị tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng cũng phải có người mai mối do hai bên gia đình thống nhất mời, hoặc một bên gia đình mời.

Người mai mối vợ chồng cũng có thể là đàn ông hoặc đàn bà đã lớn tuổi, có khiếu ăn nói, được nhiều người trong cộng đồng quý trọng, và cũng có thể là người thân, họ hàng gia đình bên trai hoặc bên gái.

Để cho công việc được chắc chắn hơn, thường thì người mai mối tìm hiểu, thăm dò tình cảm người con gái trước, rồi mới thăm dò con trai. Nếu thấy hai người có vẻ ưng ý, có cảm tình với nhau thì người mai mối tiếp tục tìm hiểu, thăm dò cha mẹ của hai bên. Cảm thấy thuận buồm xuôi gió thì người mai mối mới đến tận nhà hai bên gia đình, đặt vấn đề chính thức. 

Khi hai bên đều đã đồng ý, lúc này người mai mối có nhiệm vụ làm trung gian mối liên hệ giữa hai bên gia đình. Tất cả mọi hoạt động quan trọng của hai bên gia đình đều có sự tham gia góp ý kiến của người mai mối, xem như một thành viên của hai gia đình vậy, được hai bên gia đình hết sức quý trọng, tiếp đãi chu đáo hơn.

Từ khi đã đồng ý làm sui với nhau, hai bên gia đình thống nhất ngày để nhà gái cõng củi cho nhà trai, gọi là “Pôơq loang unh ca proi”. Nhà gái chọn các chị em phụ nữ trong làng khoảng 20 - 30 người (tùy theo khả năng) đi lên rừng kiếm củi để cõng về cho nhà trai. Nhà trai chuẩn bị cơm, rượu ngon để tiếp đãi đoàn cõng củi nhà gái. Một thời gian sau nhà gái cũng tổ chức công việc gì đó để cho nhà trai làm. Và đây cũng là dịp để cho chú rể tương lai thể hiện tài năng của mình đối với gia đình nhà vợ.

Sau đó có thể trong năm, hoặc một hai năm sau, thậm chí lâu hơn nữa mới có thể tổ chức đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ. Trong thời gian chưa tổ chức đám cưới, người mai mối luôn giữ mối liên hệ mật thiết với hai bên gia đình; đồng thời theo dõi diễn biến tâm tư tình cảm của hai đứa trẻ, phòng ngừa những dèm pha của thiên hạ, khi nào được tổ chức đám cưới xong mới được xem là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, sau khi đôi nam nữ đã thành vợ thành chồng, người làm mai còn có trách nhiệm vun vén cho hạnh phúc của lứa đôi....

Thông qua người làm mai, hai bên gia đình hiểu được ý định, cùng nhau thỏa thuận những vấn đề cần thiết, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đón dâu đón rễ về nhà. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người làm mai là thăm dò, thỏa thuận giữa hai bên gia đình về việc đón dâu hay đón rễ. Việc đón dâu hay đón rễ của người Hrê là do đôi trai gái, và do hai bên gia đình cùng thống nhất với nhau. Thường thì gia đình khó khăn về kinh tế sẽ được ưu tiên hơn nếu muốn đón dâu hay đón rễ.

Giờ đây phong tục mai mối không còn tồn tại trong hôn nhân của người Hrê nơi đây nhưng nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong phong tục hôn nhân của người Hrê xưa. 
Theo dantocviet.cinet.gov.vn
Dân tộc Hrê

Tên tự gọi: Hrê, trước kia thường gắn với tên sông sở tại như: "người Krê" - sông Krế ở Sơn Hà; "người Hrê" - sông Hrê ở Ba Tơ; "người nước Ðinh" - sông Ðinh ở An Lão)...

Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích.

Dân số: 127.420 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Ngữ hệ Nam Á). Từ thời kỳ trước năm 1975, chữ viết ra đời bằng cách dùng hệ thống kí tự La-tinh để phiên âm, được sử dụng rộng rãi, nhưng nay đã bị mai một.

Lịch sử: Người Hrê thuộc số cư dân sinh tụ rất lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Hoạt động sản xuất: Phần lớn người Hrê làm ruộng nước là chính, chỉ có một bộ phận sống chủ yếu nhờ rẫy. Lối canh tác rẫy phát - đốt - chọc trỉa, với bộ nông cụ đơn giản gồm rìu, dao quắm, gậy chọc lỗ, cái nạo cỏ, khi thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa. Cách thức làm ruộng tương tự như ở người Việt vùng nam Trung bộ (dùng cày, bừa có đôi trâu kéo, biết gieo mạ và cấy, dùng liềm và vằng để gặt...) nhưng còn thấy dấu vết của tập quán trồng lúa rẫy.

Từng gia đình thường nuôi trâu, lợn, chó, gà. Nghề thủ công chỉ có đan lát và dệt vải nhưng nay cũng không phát triển, nhất là nghề dệt chỉ còn ở vài nơi. Việc giao lưu hàng hoá thường theo hình thức trao đổi vật trực tiếp. Hái lượm, săn bắt và đánh cá cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho mỗi gia đình.

Ăn: Người Hrê thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ tết có thêm cơm nếp. Thức ăn chủ yếu là những thứ kiếm được và muối ớt, khi có cúng bái thì thịt con vật hiến sinh được dùng làm đồ nhắm và cải thiện bữa ăn. Thức ăn đựng trong các vật làm bằng mo cau. ¡n bốc. Thức uống có nước lã, nước chè xanh, rượu cần (nay rượu cất khá thông dụng). Tập quán hút thuốc lá và ăn trầu cau phổ biến.

: Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi (các huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long) và tỉnh Bình Ðịnh (huyện An Lão), một số ít ở tỉnh Kon Tum (huyện Kon Plông). Nhà sàn có cửa ra vào ở mỗi đầu và một mặt bên, có 2 hàng cột tạo thành 2 vì cột, trên đỉnh đốc có hình cặp sừng thú, vách nghiêng phía trên ra ngoài. Mặt sàn thường hơi cao một chút về bên không đặt bếp đun, nhằm tạo thế nằm thoải mái: chân thấp hơn đầu. Nhà ở trong làng đều dựng ngang triền đất dốc, tránh để đòn nóc chĩa hướng chắn ngang dòng chảy của sông suối.

Ngày nay, hầu hết người Hrê mặc theo kiểu người Việt: tuy nhiều phụ nữ còn dùng váy nhưng không phải loại vải sợi bông tự làm ra với những dải hoa văn ở hai đầu ống váy và khi mặc không tạo thành hai tầng như xưa.

Mặc: Theo nếp cũ, đàn ông đóng khố, chít khăn, khi dự lễ hội hoặc đi xa thì mặc áo; đàn bà có váy ống mặc kiểu hai tầng. Có áo, khăn trùm đầu. Những vòng đeo trang sức làm bằng đồng bạc, nhôm và chuỗi cườm; riêng nam giới không trang sức ở tai.

Phương tiện vận chuyển: Người Hrê quen dùng gùi sau lưng, mỗi quai gùi quàng giữ vào một vai: chở thóc gạo thì dùng gùi đan dày, chở củi, sắn thì có gùi mắt thưa, đàn ông đi rừng hay đi trận có riêng loại gùi như chiếc túi hoặc gùi ba ngăn. Ngoài ra, người Hrê còn gánh lúa khi gặt và đội đồ vật trên đầu.

Quan hệ xã hội: Già làng có uy tín và ảnh hưởng lớn. Trước kia sự phân hoá xã hội đã khá sâu sắc, chế độ tôi tớ - đặc biệt là đi ở vì nợ - có phần khắc nghiệt hơn nhiều tộc Thượng khác, hiện tượng tranh chiếm và tập trung ruộng đất (theo đó là sự xác lập quyền thế của một số cá nhân) đã tương đối phát triển. Tuy vậy, quan hệ trong làng vẫn thể hiện tinh thần cộng đồng công xã.

Cưới xin: Cư trú phía chồng hay phía vợ là tuỳ thoả thuận giữa hai gia đình, phần đông sẽ dựng nhà ở riêng sau khi có con đầu lòng. Ðám cưới có nghi thức dâu và rể kết gắn với nhau thông qua việc trao bát rượu, miếng trầu cho nhau hay quàng chung một vòng dây sợi... Vợ goá có thể lấy tiếp em chồng, chồng có thể lấy cả em vợ. Con cô - con cậu, con gì - con già, con có chung mẹ hoặc cha đều không được lấy nhau.

Sinh đẻ: Việc sinh đẻ diễn ra bên cạnh bếp lửa trong nhà, có là đỡ hộ sinh, cắt rốn bằng dao, cái rau được gói trong mo cau rồi đem bỏ trong rừng hoặc chôn cạnh nhà. Sản phụ nghỉ ngơi vài chục ngày, kiêng ăn cá niêng, trứng, chuối, thịt gà trắng... Ðứa bé đầy tháng mới làm lễ đặt tên.

Ma chay: Quan tài độc mộc có dáng hao hao chiếc thuyền. Người chết được quàn tại nhà từ 1 đến 3 ngày rồi chôn trong bãi mộ của làng. Mộ đắp thành gò dài trên dựng nhà mồ có nóc mái làm như nhà ở. Tang gia "chia của" tựa hồ cho người chết đi ở riêng: từ đồ ăn thức uống cho đến vật dụng trong nhà, từ trang phục, công cụ lao động... đều có ở mộ.

Thờ cúng: Người Hrê có nhiều kiêng cữ và lễ thức tôn giáo, xuất phát từ quan niệm mọi vật đều có hồn hay ma và con người bị các lực lượng siêu nhiên chi phối. Khi ốm đau, rủi ro, khi làm nhà, mang thai, đẻ khó, có người chết, khi gieo cấy và gặt hái, khi gieo trỉa và tuốt lúa, khi đưa thóc lên kho và lần đầu lấy thóc về ăn... đều cúng bái. Cộng đồng làng chỉ tổ chức cúng cầu an, tránh dịch bệnh, còn lại đều là các lễ cúng của gia đình.

Lễ tết: Lễ hội có đâm trâu là lớn nhất, dù đó là lễ của làng hay một nhà cũng đông vui. Hàng năm, người Hrê ăn tết vào khoảng tháng 10, sau khi thu hoạch lúa, nay nhiều làng theo tết Nguyên đán. Ngày tết có cúng cho trâu và lợn, cầu sinh sôi, cúng mời tổ tiên và cúng sức khoẻ cho mọi người trong nhà; có bánh gói bằng gạo nếp, rượu, thịt... Dịp tết làng làm lễ cúng tập thể cầu mong mưa thuận, đủ nước.

Lịch: Cách tính tương tự âm lịch của người Việt. Trong tháng, phân biệt ngày tốt, ngày xấu và chọn ra những ngày nên làm việc này, không nên làm việc kia.

Văn nghệ: Nhạc cụ thường dùng là bộ chiêng ba chiếc, bộ cồng ba chiếc, trống, các loại đàn ống tre hoặc có vỏ bầu làm hợp âm, sáo, nhị, đàn môi, nữ giới chơi bộ ống vỗ hai chiếc. Dân ca phổ biến nhất là điệu Katê và Ka choi. Truyện cổ (Hmon) được lưu truyền như một vốn quý trong văn hoá dân tộc, gồm những đề tài khác nhau. Các mô típ hoa văn hình học dệt trên vải và thể hiện trên đồ đan cũng mang tính truyền thống lâu đời.

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Hrê

Có thể bạn quan tâm

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Đồng bào dân tộc S’tiêng với kho tàng văn hóa phong phú đang đứng trước thách thức trong việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Trước thực trạng này, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bom Bo, tỉnh Đồng Nai), chính quyền địa phương đang nỗ lực thắp lại ngọn lửa truyền thống, đánh thức tình yêu và ý thức bảo tồn văn hóa trong mỗi người trẻ.

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Trải qua hàng trăm năm người Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, tỉnh Nghệ An) đã bảo lưu, gìn giữ và trao truyền được nhiều tập tục, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, nét sinh hoạt mang giá trị bản sắc văn hóa rất độc đáo, riêng có. Trong đó, nghi thức cột chỉ cổ tay và lễ đặt tên đều nằm trong Lễ đón tiếng sấm đầu năm, vốn là những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo trong hệ thống lễ tục vòng đời của người Ơ Đu; thể hiện văn hóa ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hướng về cội nguồn, tri ân các vị tiền bối đã có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất.

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Ngày 14/7, tại xã Khổng Lào, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025 cho tỉnh Lai Châu.

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Với đồng bào Mông ở vùng cao Lào Cai, cây khèn là nhạc cụ truyền thống quan trọng và độc đáo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật chế tác khèn đã trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ và quảng bá sản phẩm tới du khách trong, ngoài nước.

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Tại Bạc Liêu, đồng bào dân tộc Khmer có trên 78.000 người, chiếm 7,6% dân số. Đồng bào nơi đây có đời sống tinh thần phong phú với những ngôi chùa Khmer kiến trúc lộng lẫy, các loại hình nghệ thuật truyền thống và nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Vĩnh Phúc hiện là một trong nhiều địa phương trên cả nước có mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng ngày càng lớn. Trước tình hình đó, tỉnh đã nỗ lực triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; từ đó đạt mức sinh thay thế, góp phần ổn định quy mô dân số.

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết: Hiện nay, tỉnh nỗ lực khai thác những tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh; tích cực nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, thu hút ngoại tệ.

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày 6/6, UBND tỉnh Lai Châu và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã ký kết thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Ngày 4/6, tại tỉnh Sóc Trăng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng 3 tỉnh, thành phố (hội nghị lần thứ 3).

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong những ngày đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Campuchia đăng tải nhiều chủ đề bài viết đính kèm hình ảnh đa dạng, giới thiệu về cuộc sống mới với nhiều khởi sắc, đổi thay toàn diện trong vùng đồng bào Khmer tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, địa phương đã tổ chức được mạng lưới 198 hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản, thu hút gần 55.000 thành viên; giải quyết công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động. Đến đầu tháng 6/2025, các hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản đã đạt doanh thu khoảng 140 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước.

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Ngày 30/5, tại Sóc Trăng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Cụm thi đua số 6 (gồm 10 địa phương: Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ) về công tác dân tộc.

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Được thành lập từ năm 2019, mô hình “Họ đạo bình yên - Gia đình hạnh phúc” ở buôn B’laosire thuộc tổ dân phố 14, phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) được đánh giá cao bởi tính hiệu quả. Từ nhiều năm qua, mô hình góp phần bảo đảm an ninh trật tự, người dân tập trung làm ăn phát triển kinh tế, hàng chục hộ vươn lên thoát nghèo, Họ đạo được Bộ Công an khen thưởng vào năm 2024.

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện nghi lễ trưởng thành đặc sắc của dân tộc mình.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.