Săn mây nơi ốc đảo

Săn mây nơi ốc đảo
Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu cao 2.979m được ví như "đại dương trên mây" vì nổi tiếng với biển mây ở lưng chừng trời. Đây là cung trekking mơ ước của dân phượt bởi cảnh đẹp, nhất là độ từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi vào mùa hoa chi pâu màu tím, phủ đầy cả một vùng. Ảnh: baomoi.com
Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu cao 2.979m được ví như "đại dương trên mây" vì nổi tiếng với biển mây ở lưng chừng trời. Đây là cung trekking mơ ước của dân phượt bởi cảnh đẹp, nhất là độ từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi vào mùa hoa chi pâu màu tím, phủ đầy cả một vùng. Ảnh: baomoi.com

Cảm giác thật lạ khi đến nơi đây lại khiến con người ta thèm được trở lại để ngắm những cánh đồng hoa tím tiếp nhau xa tít tắp, được đứng giữa những “ốc đảo” lặng người ngắm mây bay.

Tôi đến Tà Chì Nhù để thực hiện lời hứa của 10 năm trước với những người bạn thời sinh viên cùng chia sẻ những khoảnh khắc gian khó trên những cung đường lên đỉnh núi này. Chỉ cần nghĩ đến cảnh những người bạn sung sướng khi chinh phục đỉnh núi cao gần 3.000 m ấy, lòng tôi lại rạo rực, đầy phấn khích.

Những ngày Xuân ngập tràn nắng ấm, nhóm chúng tôi tranh thủ rong ruổi xe máy lên Tà Chì Nhù. Cảnh sắc nơi đây thật tuyệt đẹp bởi truyền thuyết về những bông hoa tím trên mây với ngọn đồi 3 cây và những ốc đảo giữa một biển mây rộng lớn...

Đỉnh núi Tà Chì Nhù hay còn gọi là Phu Song Sung (theo tiếng dân tộc Thái) nằm tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cách thị trấn Nghĩa Lộ khoảng 37 km và là đỉnh núi cao thứ 6 ở Việt Nam. Nhưng xét về độ khó, Tà Chì Nhù có lẽ được xếp vào nhóm đầu bởi những con dốc cao, dựng đứng, đá sỏi trên đường đi rất nhiều.

Khám phá Tà Chì Nhù, người ta không thể ngồi ô tô, hay cáp treo như đỉnh Phan Xi Păng mà buộc phải sử dụng xe máy cho suốt hành trình. Lên đến Yên Bái, đoàn xe máy của chúng tôi nối tiếp nhau trên đoạn đường đèo dài 30 km từ Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu; tiếp theo là 10 km từ Trạm Tấu vào Mỏ Chì. Ở chặng đường cuối cùng dài khoảng 5 km, hai bên đường xếp chồng những tảng đá lớn, vách núi dựng bên, đường trơn trượt và xóc nảy người.

Tôi vẫn nhớ, trước khi đi, cậu bạn ở Yên Bái đã nói “đi Tà Chì Nhù sau khi hành xác bởi những cung đường xe máy, những đoạn xóc, sỏi đá mỏi nhừ tay lái sẽ đến những chặng đường leo núi gian nan, mệt đến đừ người. Sau đó, bạn sẽ đặt chân đến nơi thiên đường”.

Lời “dọa dẫm” quá đỗi hấp dẫn càng làm tôi thêm phần háo hức, muốn được nhanh chân chạm tới mảnh đất ấy; muốn được một lần thức dậy ngay bên những ruộng bậc thang nối tiếp nhau, được ngắm cánh đồng hoa tím và được ôm mây...

Tà Chì Nhù thử thách người leo núi cả về thể lực và ý chí. Khoảng hơn 3 tiếng đầu tiên, chúng tôi leo núi trong điều kiện dốc dựng đứng và trơn trượt, do chưa quen không khí trên núi cao, nên đứa nào đứa nấy đều có phần mệt mỏi. 

Leo hết đoạn dốc khó khăn đầu tiên, chúng tôi bắt đầu thấy ổn dần, nhiều cây xanh, bãi cỏ đã hiện ra trước mắt. Chắc chắn là sẽ còn lâu mới tới được “nơi thiên đường”, phủ đầy mây trắng và cánh đồng hoa tím như cậu bạn nói, nhưng chúng tôi cũng quen dần. Càng đi, càng leo cao thì bức tranh đẹp Tà Chì Nhù cũng dần hiện ra, nhưng núi cao và gió giật cũng càng mạnh. Nhiều đoạn chúng tôi phải ngồi thụp xuống để tránh gió, nếu không dễ bị thổi bay khỏi sườn núi.

Đồi 3 cây là nơi tiếp theo chúng tôi phải đến. Đây là điểm nghỉ chân nhanh và cũng là dấu mốc cho biết, đã vượt qua được nửa quãng đường. Đứng trên đồi 3 cây nhìn xuống, mới thấy trước thiên nhiên hùng vĩ, đất Mẹ bao la và con người ta thật nhỏ bé.

Thế nhưng đoạn đường khiến những người trong đoàn thấy sởn gai ốc nhất lại chính là những đường núi được ví như những “xương sống khủng long”. Đường núi khá nhỏ, chỉ đủ cho một người đi, hai bên là triền núi thoải xuống và nếu không cẩn thận, cơn gió giật mạnh sẽ dễ khiến người ta phải chao đảo. Mặt trời đã sắp lặn, ánh trăng cũng dần lên. Ánh sáng yếu ớt của buổi chiều muộn không đủ soi đường. Từng tốp nhỏ bắt đầu bật đèn pin để dò đường và báo hiệu cho nhau biết những đoạn hiểm nguy trên núi.

Khoảng 19h tối, chúng tôi cuối cùng cũng đến tập kết, dựng trại để nghỉ chân. Nhiều thành viên trong nhóm bạn tôi đã lộ rõ vẻ kiệt sức và đau chân. Đúng như lời cảnh báo của đứa bạn về “một ngày leo núi dã dời tứ chi” mà thiên đường thì vẫn chưa thấy đâu.

Gió giật, lạnh buốt của sương núi và quây quần bên đống lửa sưởi ấm có lẽ là những thứ đặc sản duy nhất của Tà Chì Nhù mà cho đến lúc này chúng tôi cảm nhận được. Sau một đêm ngủ giữa núi rừng, đúng 4h sáng, chúng tôi ăn vội cốc mì rồi tiếp tục lên đỉnh nhanh nhất có thể để đón mặt trời mọc. Gió thốc vào mặt, cái lạnh buốt của sương núi buổi sớm thấm qua từng lớp áo. Cuối chân trời, đỏ ửng một khoảng không, những sóng mây quấn quanh núi, bồng bềnh phủ một màu trắng xóa.

Chưa bao giờ, mây, trời và người gần nhau đến thế, chỉ cần giang tay là có thể vén mây. Những áng mây không ở trên đầu mà nằm ngay dưới chân, mềm mại như những dải lụa, bông bông xốp xốp như những chiếc kẹo bông tôi được ăn ngày nhỏ. Theo đường chân trời, những áng mây hiện lên rõ nét, tạo nên một biển mây tuyệt đẹp. Cả nhóm bạn tôi sau khoảng thời gian “chết lặng” trước khung cảnh ấy thì vô cùng thích thú, ríu rít cứ như những đứa trẻ. Chúng hò hét, uống “cafe lắc”, chụp ảnh và nô đùa...

Tôi không biết mình đã đứng bao lâu trong buổi sáng ngày hôm ấy để ngắm từng dải mây bay qua. Mây thay áo từ ửng hồng, sang trắng rồi vương màu nắng vàng. Nơi chúng tôi đứng như một ốc đảo nhỏ giữa muôn trùng mây bao la. Săn mây nơi ốc đảo, vậy là đã thành công. Tuổi trẻ của chúng tôi đón Xuân vậy đó, một sức khỏe bền bỉ, một ý chí chinh phục, cùng sẻ chia với nhau niềm vui, gian khó trên những cung đường.
Đức Dũng

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, quyết liệt hoàn thành xóa nhà tạm

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, quyết liệt hoàn thành xóa nhà tạm

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Thái Nguyên đang về đích đúng tiến độ, mang lại niềm hy vọng mới cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn. Hoạt động này giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống và vươn lên phát triển kinh tế.

Đa dạng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Đa dạng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp thông tin, từ đầu năm đến nay, khách du lịch đến tỉnh tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu vui cho ngành Du lịch tỉnh nhờ những nỗ lực xây dựng, quảng bá cũng như đầu tư, xây dựng sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc riêng của địa phương, tạo bước đột phá mới trong bản đồ du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Di sản văn hóa Lào Cai - 'Mỏ vàng' phát triển du lịch

Di sản văn hóa Lào Cai - 'Mỏ vàng' phát triển du lịch

Tỉnh Lào Cai hiện có 56 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa phi vật thể. Địa phương đang tích cực bảo tồn, vun đắp, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc tiêu biểu; biến di sản thành tài sản, coi đây là mỏ vàng để phát triển du lịch.

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Dư địa lớn để du lịch Lào Cai tăng tốc

Du lịch Lào Cai tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc biệt là sự gia tăng ổn định ở cả hai phân khúc là khách có lưu trú và khách trải nghiệm.

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Khuổi My lấp lánh mùa nước đổ

Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.

Liên kết phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Liên kết phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn hội tụ đầy đủ các giá trị về địa tầng cổ đại, hóa thạch quý hiếm, di tích khảo cổ và bản sắc văn hóa các dân tộc. Những giá trị nổi bật, riêng có này là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Đây là đánh giá của các nhà nghiên cứu, đại diện cơ quan quản lý văn hóa, du lịch trong nước tại Tọa đàm “Xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”, do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 28/6.

Cơ hội cho du lịch Kon Tum bứt phá sau hợp nhất tỉnh

Cơ hội cho du lịch Kon Tum bứt phá sau hợp nhất tỉnh

Kon Tum là vùng đất chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của 43 dân tộc anh em; trong đó có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ. Thiên nhiên ban tặng cho tỉnh những cảnh sắc hoang sơ, những cánh rừng nguyên sinh màu mỡ, trải dài từ đỉnh núi Ngọc Linh xuống tận Cao nguyên Pleiku. Chính những điều này đã tạo nên một vùng đất đầy những điều thú vị cho du khách khám phá, trải nghiệm.

Xây dựng sản phẩm đặc trưng gắn với trải nghiệm văn hóa dân tộc

Xây dựng sản phẩm đặc trưng gắn với trải nghiệm văn hóa dân tộc

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh Hòa Bình đã có những bước tăng trưởng tích cực khi đón hơn 3 triệu lượt khách, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2024; doanh thu ước đạt 3.080 tỷ đồng. Hòa Bình đang dần khẳng định vị thế là điểm đến xanh và đậm đà bản sắc văn hóa của khu vực Tây Bắc.

Đưa du lịch bứt phá từ các hoạt động văn hóa, thể thao

Đưa du lịch bứt phá từ các hoạt động văn hóa, thể thao

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa giàu bản sắc cùng hạ tầng đô thị được đầu tư khá hoàn thiện, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La hội tụ nhiều thế mạnh để tổ chức các sự kiện văn hóa đặc sắc, nhiều giải thể thao hấp dẫn. Địa phương đã triển khai nhiều hoạt động như: Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu vào dịp 2/9, lễ hội Hết chá, lễ hội Cầu mưa, lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền, ngày hội hái quả… thu hút đông đảo du khách đến tham gia và trải nghiệm.

Tiềm năng du lịch từ vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi

Tiềm năng du lịch từ vẻ đẹp ruộng bậc thang Miền Đồi

Ẩn mình giữa núi rừng Lạc Sơn (Hòa Bình), xã Miền Đồi không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ mà còn sở hữu những thửa ruộng bậc thang tầng lớp hùng vĩ, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng. “Viên ngọc thô” ruộng bậc thang Miền Đồi vẫn đang chờ được "mài giũa" để tỏa sáng.

Khi hai miền di sản kết nối: Tỉnh Tuyên Quang mới vươn tầm điểm đến quốc gia

Khi hai miền di sản kết nối: Tỉnh Tuyên Quang mới vươn tầm điểm đến quốc gia

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới tổ chức hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho ngành du lịch - lĩnh vực có vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế vùng cao.

Nét duyên vùng Tây Bắc

Nét duyên vùng Tây Bắc

Mai Châu là điểm đến hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng, không khí mát mẻ và mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc. Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng bền vững, các địa phương như Pà Cò, bản Lác đã trở thành điểm sáng, bảo tồn di sản văn hóa, tạo sinh kế cho người dân.

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Rời giảng đường đại học, nhiều thanh niên ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) trở về quê hương, khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu xuất hiện, không chỉ làm giàu cho bản thân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, con người Mù Cang Chải đến với du khách trong và ngoài nước.

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mặc

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mặc

Giữa tháng 5 và tháng 6, khi những cơn mưa mùa Hạ đổ xuống cũng chính là lúc những thửa ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vào mùa đổ nước. Nước được “phủ” đầy trên bề mặt những thửa ruộng bậc thang sau cày ải, tương phản dưới ánh nắng mặt trời cùng những gam màu đa sắc hòa quyện với nhau, từ màu của nước, của đất, màu cây cối, trời mây... đã tạo nên một bức tranh bích họa giữa núi non hùng vỹ.

Du lịch cộng đồng Quảng Ngãi - cơ hội phát triển mới

Du lịch cộng đồng Quảng Ngãi - cơ hội phát triển mới

Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, thắng cảnh hùng vĩ như Lý Sơn mà tiềm năng du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp cần được đánh thức và phát triển. Loại hình du lịch này được khai thác hợp lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương; đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống và thiên nhiên.

Thoát nghèo từ các mô hình du lịch cộng đồng ở Hòa Bình

Thoát nghèo từ các mô hình du lịch cộng đồng ở Hòa Bình

Du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đang là một hướng đi chủ đạo, góp phần không nhỏ tạo sinh kế bền vững cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên làm giàu gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát triển du lịch Ba Vì gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Phát triển du lịch Ba Vì gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đề cao các giá trị sống bền vững, du lịch chăm sóc sức khỏe (wellness tourism) nổi lên như một xu thế tất yếu. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, vùng núi Ba Vì nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, nguồn dược liệu phong phú, là khu vực sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Việc kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, y học cổ truyền và các dịch vụ hiện đại đang mang đến những trải nghiệm nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe hấp dẫn cho du khách đến với Ba Vì.

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao

Các làng nghề truyền thống ở Cao Bằng đã tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp tăng thu nhập cho người dân. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh Cao Bằng đã có những hướng đi bền vững, trong đó có việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch, chuyển đổi số, có sự hỗ trợ, đồng hành từ chính quyền địa phương.

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch tại xã vùng cao Thần Sa

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch tại xã vùng cao Thần Sa

Tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, xã vùng cao Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện một loạt các di chỉ khảo cổ có niên đại từ trung kì đồ đá cũ đến sơ kì thời đại đồ đá mới, trong đó địa điểm quan trọng nhất là Mái đá Ngườm, được xếp hạng quốc gia năm 1982.

Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái: Triển vọng tích cực phát triển du lịch xanh

Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái: Triển vọng tích cực phát triển du lịch xanh

Việc sáp nhập hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai để hình thành một tỉnh mới là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Trung ương nhằm tạo ra một cực tăng trưởng mới cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đối với lĩnh vực du lịch, đây là một bước ngoặt quan trọng, tạo ra nhiều thời cơ to lớn song đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện và giải quyết đồng bộ.

Thúc đẩy kết nối du lịch xanh để phát triển bền vững

Thúc đẩy kết nối du lịch xanh để phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai 2025, ngày 6/6, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức tọa đàm "Kết nối phát triển du lịch xanh". Các đại biểu thống nhất cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc kết nối du lịch xanh giữa các vùng, các địa phương để phát triển bền vững.