Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

vna_potal_nhieu_dia_phuong_san_sang_don_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_fdi_7385100.jpg
Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025:

Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn: Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển...

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31/12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan Trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, việc lập, xây dựng dự toán ngân sách địa phương cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

TTXVN

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 20 xã, trong đó 6 xã vùng thượng gồm: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Đây là những địa bàn xa trung tâm, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu thốn, hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở đã diễn ra thường xuyên tại các xã vùng thượng.

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 65/CĐ-TTg, 72/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg, tỉnh Gia Lai đang triển khai quyết liệt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Thực hiện kế hoạch tháng cao điểm về tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy năm 2025, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 11/6, Tổ công tác gồm Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn và Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pháng Chủ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng nam giới về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu được là 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 11/12/2024 đến 2/6/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 95 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dù giảm 24 vụ (tương đương 20,17%) so với cùng kỳ năm trước, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe nhân dân.

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Là tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt, dân cư phân bố rải rác, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường khi hoạt động buôn bán nhỏ lẻ diễn ra phổ biến ở vùng sâu, vùng xa mà lực lượng lại quá mỏng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chủ động vượt khó, triển khai đồng bộ cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực.

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Không có giấy phép môi trường, đã từng bị UBND tỉnh Yên Bái phạt 320 triệu đồng và yêu cầu đình chỉ 4,5 tháng, nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn ngành gỗ MERIDA Việt Nam tại Khu công nghiệp Phía Nam, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn “ngang nhiên” hoạt động và xả khói ra môi trường.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Công an thị trấn Trà Lĩnh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tiến hành tuần tra, làm nhiệm vụ tại khu vực xóm Nà Khoang, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh vào ngày 6/6. Lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Bế Ngọc Đức (sinh năm 1964, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", đời sống của người dân nơi đây đã được nâng cao, bản làng được xây dựng khang trang, tươi đẹp hơn.

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Cùng với các địa phương trong tỉnh Lai Châu, những ngày này, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn đang dồn lực thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát nhanh nhất cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng người có công, giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm sinh sống, sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Ngày 7/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thụy Bích Dân (47 tuổi) là vợ của Bảo, cùng trú xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để điều tra về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192, Bộ luật Hình sự.

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Trong hai ngày 4 và 5/6, tại Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xảy ra tình trạng hàng loạt tiểu thương kinh doanh các mặt hàng quần, áo, giày, dép, túi xách… đóng cửa bất thường. Đặc biệt, ghi nhận của phóng viên vào chiều 5/6, hàng chục gian hàng đang kinh doanh cũng “vội vàng” đóng cửa khi xuất hiện “tin đồn” có đoàn kiểm tra hàng hóa.

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Chiều 5/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo về thực trạng giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên; góp ý dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên”.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 5/6, UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố hoàn thành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Đây là Hội nghị công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đầu tiên của tỉnh Yên Bái diễn ra tại huyện vùng cao Mù Cang Chải - nơi có số nhà cần hỗ trợ cao nhất của tỉnh.

Kết nối giao thương xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản và ASEAN

Kết nối giao thương xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản và ASEAN

Ngày 5/6, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài năm 2025. Hội nghị do Sở Công Thương Gia Lai chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ASEAN tại Nhật Bản và Công ty TNHH NK Holdings Co.Ltd tổ chức.

Băn khoăn cấp mã vùng trồng sâm Ngọc Linh

Băn khoăn cấp mã vùng trồng sâm Ngọc Linh

Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) vừa có văn bản xác nhận cấp mã vùng trồng lần thứ nhất cho Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum có địa chỉ ở Quốc lộ 40B, thôn Đăk Kinh 1, xã Ngọk Lây, huyện Tu Mơ Rông. Việc cấp mã vùng trồng trên khiến nhiều người trồng sâm Ngọc Linh ở Kon Tum băn khoăn khi xung quanh dự án này còn nhiều thông tin chưa rõ ràng.