Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” - Trải nghiệm khu di sản về đêm

Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” - Trải nghiệm khu di sản về đêm

Một đêm cuối tuần tháng 4/2022, sau một năm gián đoạn vì dịch bệnh, Hoàng thành Thăng Long chính thức mở cửa trở lại đón du khách trải nghiệm khu di sản về đêm với tour du lịch mang tên “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”. Một không gian lung linh sắc màu, đan quyện giữa vẻ đẹp trầm mặc của các di tích với những nghi thức cung đình được phục dựng, những lễ nghi tâm linh và sự huyền bí của màn đêm, đã gợi lại nhiều cung bậc cảm xúc cho du khách.

Người xem không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp khác lạ của Hoàng Thành Thăng Long mà còn cảm nhận chiều sâu văn hóa với những tiếng vọng từ ngàn năm dội về.

Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” - Trải nghiệm khu di sản về đêm ảnh 1Tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" đem đến cho du khách những cảm nhận mới, lắng đọng và đầy tự hào trong không gian linh thiêng, lưu dấu ngàn năm lịch sử của khu di sản. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Hội tụ linh khí nghìn năm

Bước chân qua cổng khu di sản, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp huyền ảo của khu vực Đoan Môn được nhuộm sáng bởi hàng loạt ánh đèn vàng, hài hòa với sắc màu của di tích, cùng những điểm sắp đặt để du khách muốn lưu lại khoảnh khắc của mình. Người hướng dẫn viên thân thiện, với chất giọng truyền cảm đã giúp du khách hình dung một phần quá trình lịch sử của Hoàng thành Thăng Long trải dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, xuyên suốt các triều đại: Đại La, Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn.

Trong hành trình khám phá Hoàng thành Thăng Long dài khoảng 1,5 giờ, có lộ trình bắt đầu từ Đoan Môn, kết thúc tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với nhiều trải nghiệm thú vị.

Người hướng dẫn viên giới thiệu rất kỹ về Đoan Môn là lớp cổng cuối cùng tiến vào bên trong khu Cấm thành Thăng Long xưa, là nơi ở và làm việc của nhà Vua, cùng con đường ngự đạo lát gạch hoa chanh thời Trần được phát lộ trong quá trình khai quật khảo cổ học. Một phần con đường ngự đạo đã được đặt sân khấu kính, trở thành nơi biểu diễn điệu múa cung đình phục vụ khách du lịch khám phá khu di sản về đêm và chính sân khấu độc đáo đó đã làm giàu thêm ý nghĩa cho điệu múa cổ. Sau màn múa, khách được đứng trên sân khấu xem hiện vật phát lộ dưới hố khảo cổ với hiệu ứng ánh sáng. Nghi lễ dâng hương tưởng nhớ 52 vị tiên đế tại điện Kính Thiên đã tạo nhiều cảm xúc cho du khách, khiến tour khám phá đêm Hoàng thành Thăng Long thêm phần thiêng liêng. Ánh mắt, gương mặt ai cũng dâng tràn niềm xúc động, họ kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các vị tiên đế có công gây dựng đất nước.

Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” - Trải nghiệm khu di sản về đêm ảnh 2Du khách chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Bày tỏ sự xúc động, chị Nguyễn Thị Phượng, phố Hoa Lâm, phường Việt Hưng, quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, dù chị đã tham quan Hoàng thành Thăng Long vào ban ngày nhưng tour buổi tối thực sự làm chị cảm động. Được dâng hương tri ân các vị vua, chị cảm nhận được sự thiêng liêng của đất trời, cảm nhận sự thiêng liêng của anh linh các vị tiên đế. Chị cầu nguyện cho quốc thái dân an, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Những hiện vật có giá trị quý, mang biểu trưng văn hóa của các triều đại lịch sử đóng đô ở Kinh thành Thăng Long tại khu trưng bày và khu khảo cổ học cũng được hướng dẫn viên truyền tải tới du khách. Du khách cũng được hiểu hơn về các tầng lớp văn hóa các thời kỳ lịch sử chồng xếp lên nhau ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, được lấy nước giếng hoàng cung mang về, được ngồi nghỉ trên nền cung điện lớn nhất của Cấm thành thời Trần – Lê. Kết thúc tour là trò chơi Giải mã Hoàng thành Thăng Long dành cho tất cả du khách. Theo đó, một số hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành sẽ được trình chiếu bằng laser trên các nền móng dấu tích khảo cổ hoặc trên dòng sông cổ để du khách tìm hiểu và giải đáp. Những chi tiết thú vị và gợi ý giải mã sẽ lần lượt được hé lộ trong suốt quá trình tham quan.

Ông Nguyễn Hải Nam, nhà ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) bày tỏ sự phấn khởi khi được trải nghiệm đêm Hoàng thành Thăng Long. Từ quê lên Hà Nội thăm người thân, khi biết có tour tham quan Hoàng thành Thăng Long về đêm, ông đã cùng các con cháu trong gia đình tham gia trải nghiệm. Ông cho biết tour trải nghiệm đã mang lại cho ông nhiều ấn tượng.

Trong buổi khởi động lại tour đêm, du khách còn được đắm mình với giai điệu hào hùng mừng ngày vui chiến thắng, thống nhất non sông trong tiếng đàn piano của hai nghệ sĩ nổi tiếng Lưu Hồng Quang và Lưu Đức Anh.

Độc đáo câu chuyện đêm Hoàng thành

Trong khi di sản Hoàng thành Thăng Long đã là điểm đến mang tính đặc trưng của du lịch Hà Nội thì việc xây dựng tour du lịch trải nghiệm đêm cần tạo sự khác biệt để kích thích sự tò mò, hào hứng của du khách. Công ty Lữ hành Hanoitourist, đơn vị khởi xướng tour đêm Hoàng thành Thăng Long và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã thành công trong việc tạo dựng một tour du lịch mang tính sáng tạo cao, ấn tượng tốt với du khách.

Tour du lịch “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” - Trải nghiệm khu di sản về đêm ảnh 3Du khách trải nghiệm không gian Hoàng thành xưa, tìm hiểu những dấu tích khảo cổ độc đáo, chiêm ngưỡng những hiện vật, cổ vật quý giá được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ông Phùng Quang Thắng - Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho biết, với một khu di sản đậm đặc các dấu tích văn hóa cùng một khối lượng hiện vật được khai quật đồ sộ, việc xây dựng tour du lịch phù hợp với du khách đã được tính toán kỹ. Trên cơ sở phân tích tâm lý của khách du lịch trong thời điểm hiện nay, tập trung vào khách nội địa, tour cung cấp thông tin với thời lượng hợp lý nhưng có logic, có câu chuyện để kích thích sự tò mò, thu hút du khách quay lại nhiều lần để tìm hiểu. Mỗi lần khách có thể tìm hiểu một chút và đảm bảo có sự hấp dẫn riêng, không làm cho du khách cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, Hanoitourist và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội không lựa chọn nhiều điểm đến mà chỉ chọn những điểm đặc sắc, thuyết minh những hiện vật tiêu biểu, tạo thêm những trải nghiệm cho khách mà tour ban ngày không có. Ví như, tiết mục múa cổ, giải mã các hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long… chỉ có ở tour đêm. Đồng thời, tour sẽ sơ đồ hóa được cho khách để khách dễ nhớ, dễ ấn tượng với những gì mình đã tham quan, trải nghiệm trên cơ sở truyền tải một cách nhẹ nhàng, lắng đọng.

Tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” mang lại nhiều trải nghiệm, giúp du khách có thể cảm nhận sự thiêng liêng của khu di sản - một trung tâm quyền lực phong kiến cao nhất kéo dài tới 13 thế kỷ nhưng cách truyền tải được khơi gợi một cách khéo léo, đảm bảo đúng tính truyền thống và văn hóa vốn có. Trong đó, lễ dâng hương được thực hiện một cách trang trọng với những nghi thức khác với tour ban ngày, trình diễn múa cung đình hay việc bố trí cho khách ngồi nghỉ trên nền cung điện thời Lý – Trần dưới gốc cây bồ đề cổ thụ…

Điểm thú vị ở chương trình tham quan Hoàng thành Thăng Long về đêm là đơn vị tổ chức đã bố trí nhiều người mặc trang phục cung đình xưa đứng ở các vị trí quan trọng để tạo ấn tượng với du khách. Du khách thật sự thích thú với những hàng lính canh, cung tần, mỹ nữ ở Đoan Môn, thềm điện Kính Thiên, khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu hay hình ảnh đoàn lính đi từ cổng vào khu vực trung tâm… Các điểm di tích, đặc biệt khu vực điện Kính Thiên được bố trí hệ thống đèn trang trí chiếu sáng tạo sự lung linh, huyền ảo, tô thêm vẻ đẹp cho khu di sản. Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng hướng dẫn – thuyết minh thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết, sắp tới Trung tâm sẽ đầu tư nhiều hơn về hệ thống ánh sáng, đèn trang trí để tăng phần hấp dẫn cho Hoàng thành Thăng Long về đêm.

Khi Hà Nội đang thiếu sản phẩm du lịch đêm thì tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” khám phá khu di sản về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách. Ngay trong thời gian khởi động trở lại, rất đông du khách đã tham gia trải nghiệm. Với những ấn tượng để lại cho du khách, các đơn vị tổ chức kỳ vọng lượng khách sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Hiện tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” hoạt động vào tối cuối tuần.

Đinh Thuận

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Nằm cách đất liền hơn 230 km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên “địa ngục trần gian”, mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển. Sau 50 năm, Côn Đảo ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, trở thành “thiên đường du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh”.

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (Hà Giang), đã diễn ra khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 - một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Giữa bạt ngàn cây trái và đồng ruộng xanh mướt của xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên, An Giang), nông trại Phan Nam đã tiên phong kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với khai thác du lịch sinh thái và giáo dục thực nghiệm độc đáo thu hút hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

Trình diễn nghệ thuật dân tộc tại chương trinh. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Khai mạc chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”

Ngày 19/4, tại xã Hoàng Nông, UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tổ chức chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”, đồng thời công bố Quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2025.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Công viên đá nằm bên bờ biển Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Nơi đây đang nhanh chóng trở thành một điểm đến đầy sức hút, níu chân những du khách yêu thiên nhiên hoang dã và say mê khám phá những điều kỳ diệu.

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/4, tại Khu du lịch Suối Chí, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của nơi đây trên bản đồ du lịch thế giới.

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu. Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Nằm bên bờ sông Hồng, Hưng Yên không chỉ được biết đến với đặc sản nhãn lồng ngọt lịm mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thấm đẫm tinh hoa văn hóa dân tộc. Những làng nghề như truyền thống không chỉ là mạch sống kinh tế của người dân mà còn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho du lịch trải nghiệm – nơi du khách có thể chạm vào quá khứ, lắng nghe nhịp đập của một miền quê trù phú, giàu bản sắc. Nhưng hiện nay để đánh thức du lịch gắn với làng nghề của Hưng Yên đang cần nhiều giải pháp tổng thể.

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tạo "điểm nhấn" du lịch văn hóa tâm linh ở Thái Bình

Tối 7/4, Lễ hội đền Tiên La năm 2025 đã khai mạc tại Di tích lịch sử Quốc gia đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và rất đông người dân, du khách. Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc và lễ bái yết diễn ra trang trọng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Người dân Bình Chuẩn cho biết hang Thẳm Tông có nhiều ngách, có những ngách dài hàng km, xuyên sang địa bàn huyện Quỳ Châu. Hiện chưa có ai khám phá hết Thẳm Tông. Ảnh:baonghean.vn

Về miền “sơn kỳ, thủy tú” trải nghiệm vẻ đẹp của hang Thẳm Tông

Nằm cách trung tâm huyện Con Cuông khoảng 30km, giáp ranh giữa các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp và Quỳ Châu (Nghệ An), Bình Chuẩn được mệnh danh là “vùng sơn kỳ, thủy tú”. Là địa bàn xã vùng sâu, vùng xa, bao bọc giữa núi rừng, nơi đây sở hữu nhiều danh thắng tự nhiên có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đặc biệt, ở nhiều bản trong xã còn gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa đậm sắc màu, không gian văn hóa vùng cao của đồng bào Thái miền Tây xứ Nghệ.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang, một kỳ quan của người Mông đã được công nhận là danh thắng Quốc gia. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo rộng hơn 20.000 ha với những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ và thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Tạo trải nghiệm hấp dẫn du khách đến "vùng đất bình yên"

Bên cạnh các điểm du lịch nổi tiếng như: Gành Đá Đĩa, Tháp Nghinh Phong, Bãi Môn - Mũi Điện, tỉnh Phú Yên đang hình thành nhiều tour, tuyến du lịch xanh ở các đảo ven bờ, du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên mới lạ, độc đáo. Các gói sản phẩm du lịch này được xây dựng chuyên nghiệp, đảm bảo các điều kiện về pháp lý, an toàn và bảo vệ môi trường.

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.