Xóa nhà tạm tại những buôn làng ở Lâm Đồng

Ở những buôn làng người K’Ho tại vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng, nhiều căn nhà gỗ mục nát, nhà tôn tạm bợ đang được thay thế bằng những căn nhà khang trang. Nhờ chương trình xóa nhà tạm, dột nát được triển khai trên toàn tỉnh, người dân địa phương đang dần ổn định chỗ ở, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Bà Lơ Mu Ka Jiêng (thôn 3, xã Đạ Sar) huy động người thân tháo dỡ nhà gỗ cũ để chuẩn bị xây nhà mới từ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát của địa phương.

Bà Lơ Mu Ka Jiêng (thôn 3, xã Đạ Sar) huy động người thân tháo dỡ nhà gỗ cũ để chuẩn bị xây nhà mới từ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát của địa phương.

Nhà “ba cứng” cho đồng bào K’Ho

Buôn làng người K’Ho ở Đạ Sar (huyện Lạc Dương) ngày nay đã có nhiều thay đổi với những con đường kiên cố, hai bên là những ngôi nhà “ba cứng” còn thơm mùi sơn mới. Háo hức về nhà mới, bà Lơ Mu Ka Jiêng (Thôn 3, xã Đạ Sar) đã nhanh chóng huy động người thân đến tháo dỡ căn nhà gỗ tạm bợ để xây nhà ngay sau khi được địa phương hỗ trợ xóa nhà tạm. Sau gần 20 năm cả gia đình 5 người sống trong căn nhà thấm dột, đến nay, ước mơ của bà Ka Jiêng đã thành hiện thực với căn nhà mới khang trang, sạch sẽ, ngay “mặt tiền” đường liên thôn.

Bà Ka Jiêng bày tỏ: “Mùa mưa năm nay, gia đình tôi không lo bị thấm dột, nước chảy vào như căn nhà cũ nữa. Ngôi nhà mới khang trang, rộng 50 m2 này là mơ ước và cũng là động lực để vợ chồng tôi làm việc, nuôi các con ăn học”.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2024 - 2025, toàn huyện Lạc Dương được hỗ trợ xây 15 căn xây mới. Hiện, toàn bộ đã hoàn thành, bàn giao cho người dân sử dụng. Các căn nhà mới với tiêu chí 3 cứng (móng cứng, tường cứng, mái cứng) đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ổn định chỗ ở, yên tâm lao động sản xuất.

Nhà của hộ ông K’Tos (thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) đang vào giai đoạn hoàn thiện.

Nhà của hộ ông K’Tos (thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) đang vào giai đoạn hoàn thiện.

Tại thôn Kao Kuil (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), căn nhà của gia đình ông K’Tos (sinh năm 1973) đang dần hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Vợ chồng ông K’Tos thuộc diện hộ cận nghèo, có đến 8 người con. Hai mươi năm qua, cả gia đình phải sống trong căn nhà tôn chừng 25 m2.

Ông K’Tos chia sẻ, con đông mà đất canh tác thì ít nên vợ chồng ông không có đủ tiền xây nhà mới tránh mưa, tránh nắng. Đầu năm 2025, gia đình ông được địa phương hỗ trợ 60 triệu đồng để xóa nhà tạm, ông cũng vay thêm Ngân hàng Chính sách và người thân để đối ứng, gắng làm nhà khang trang cho con cháu quây quần.

lam-dong-28525-10.jpg
Ông K’Tos (thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) phụ giúp đội thợ xây dựng để giảm bớt tiền công làm nhà.

“Hiện chi phí đã hết khoảng 100 triệu đồng, căn nhà cũng đang vào giai đoạn hoàn thiện, nhà mình sắp có tổ ấm mơ ước rồi. Mình biết ơn Đảng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi để có thể phát triển, ổn định đời sống” - ông K’Tos bày tỏ.

Theo ông Vũ Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Đinh Lạc (huyện Di Linh), ngay sau sau khi có chủ trương, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm rà soát các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn để trình cấp huyện hỗ trợ cho người dân. Hiện, có 5 hộ đã xây dựng nhà ở và đang trong giai đoạn hoàn thiện, 7 hộ khác đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về đất đai để sớm xây dựng nhằm ổn định chỗ ở ổn định.

Không ai bị bỏ lại phía sau

lam-dong-28525-11.jpg
Nhiều năm qua, gia đình chị Ka Hes (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) ở trong căn nhà gỗ chưa tới 20 m2.

Không chỉ phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát vào tháng 6/2025, một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng cũng đưa ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc nhằm giúp các hộ dân xóa nhà tạm để không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, với đặc thù, thói quen của người dân tộc tại địa bàn, các hộ gia đình thường chia đất cho con cái nhưng chưa làm thủ tục sang tên theo quy định. Đây cũng là một trở ngại mà các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số gặp phải.

Đứng trong công trình đang dần hoàn thành có tường gạch kiên cố, chị Ka Hes (thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) như vẫn chưa tin có ngày gia đình nhỏ của mình có tiền xây nhà.

Chị Ka Hes bộc bạch, hai vợ chồng cưới nhau mới được vài năm, dù được cha mẹ chia đất nhưng vẫn không đủ tiền làm nhà. Đến khi địa phương triển khai chương trình xóa nhà tạm, vợ chồng Ka Hes đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ nhưng lại vướng đất không “chính chủ”. Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ tối đa, hướng dẫn chị làm thủ tục sang tên, tách sổ theo quy định nên đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ 60 triệu đồng từ chương trình. Sau đó, địa phương cũng hỗ trợ thêm 50 triệu đồng, gia đình chị vay mượn, nhờ thêm công thợ bắt đầu hoàn và bắt tay vào xây dựng ngôi nhà mơ ước.

Gia đình chị Ka Hes (thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) là trường hợp được tháo gỡ khó khăn về đất không “chính chủ”, nhận hỗ trợ xóa nhà tạm theo quy định.

Gia đình chị Ka Hes (thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) là trường hợp được tháo gỡ khó khăn về đất không “chính chủ”, nhận hỗ trợ xóa nhà tạm theo quy định.

Theo thống kê, trong năm 2025, huyện Di Linh có 102 hộ đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tuy nhiên, qua rà soát có hơn một nửa số hộ bị vướng các thủ tục về đất đai như đất cho, tặng, chưa sang tên “chính chủ”; đất chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất ở.

Theo ông Vũ Đức Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh, sau khi ghi nhận vướng mắc trên, địa phương đã tìm cách tháo gỡ cho bà con bằng nhiều phương án. Cụ thể, huyện đã lập các tổ công tác phối hợp với cấp xã hỗ trợ về thủ tục sang tên, tách thửa đối với các hộ có đất được cho, tặng. Với các hộ chưa có đất ở phù hợp thì địa phương kêu gọi nguồn xã hội hóa, hỗ trợ mỗi hộ từ 10 - 15 triệu đồng để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, trong quá trình triển khai chương trình xóa nhà tạm, Sở đã hướng dẫn các địa phương phối hợp, hỗ trợ chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với các vùng có quy hoạch đất ở để bà con đủ điều kiện pháp lý làm nhà. Đặc biệt, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc, các địa phương cũng kêu gọi xã hội hóa để hỗ trợ thêm cho các hộ dân gặp khó khăn về nguồn vốn đối ứng. Qua đó nhằm tạo điều kiện cho bà con vùng đồng bào dân tộc được xây dựng nhà mới, tiến tới hoàn thành xóa nhà tạm trên địa bàn vào tháng 6 tới đây.

An cư, rồi lạc nghiệp

Căn nhà khang trang của gia đình ông Kră Jăn Ha Lê Niss (thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) được hoàn thành từ nguồn hỗ trợ trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Căn nhà khang trang của gia đình ông Kră Jăn Ha Lê Niss (thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) được hoàn thành từ nguồn hỗ trợ trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Không chỉ giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoàn thiện căn nhà mơ ước, chương trình xóa nhà tạm tạo động lực cho người dân địa phương tập trung lao động, sản xuất. Đồng thời, một số địa phương cũng áp dụng các chương trình phát triển kinh tế, tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho đồng bào vươn lên thoát nghèo.

Căn nhà chừng 50 m2 của gia đình ông Kră Jăn Ha Lê Niss (Thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) như một tổ ấm thực thụ với phòng khách bài trí khang trang, 2 phòng ngủ cho gia đình 4 thành viên. Ông Kră Jăn Ha Lê Niss cho biết, không những hỗ trợ gia đình ông xây dựng căn nhà này với trị giá hơn 150 triệu đồng, chính quyền địa phương còn giới thiệu, hỗ trợ vợ chồng ông có việc làm tại công ty nước ngoài trên địa bàn. Qua đó giúp vợ chồng ông có thu nhập ổn định, được thoát nghèo và tích cóp vài năm nữa để mua thêm đất vườn sản xuất, gia tăng thu nhập.

Tại huyện Di Linh, nhiều hộ nghèo vừa được hỗ trợ xóa nhà tạm, dột nát bằng các nguồn khác nhau, vừa được tiếp cận vốn vay để thực hiện các mô hình tạo sinh kế giảm nghèo. Ngoài việc được vay tiền để làm nhà mới thay thế cho ngôi nhà tôn cũ nát, gia đình chị Ka Thái (thôn Ta Ly, xã Bảo Thuận) còn được vay thêm 100 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế.

Chị Ka Thái chia sẻ: “Sau khi được vay vốn, vợ chồng tôi mua thêm phân bón, ống nước để chăm sóc cho vườn cà phê 5 sào của gia đình. Vụ mùa năm 2024, gia đình tôi thu được gần 1 tấn cà phê nhân và thu được hơn 100 triệu đồng để trang trải, trả nợ bớt tiền vay làm nhà”.

Theo ông Vũ Đức Nhuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh, ước đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện giảm còn 2%, trong đó tỷ lệ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm còn 3%. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững. Đặc biệt là thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn, tính đến ngày 19/5, toàn tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành 1.313 căn (1.028 căn xây mới, 281 căn sửa chữa), còn lại 191 căn đang triển khai xây dựng, sửa chữa và sẽ hoàn thành trước ngày 30/6.

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng khẳng định, sau khi hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025, địa phương sẽ tiếp tục triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân trên địa bàn. Cùng với đó sẽ lồng ghép các chương tình mục tiêu để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, tạo sinh kế cho bà con có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững./.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Trước diễn biến phức tạp của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định hoạt động thương mại.

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Với phương châm “gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”, nhiều xã, phường tại Đồng Nai đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính từ ngày 1/7. Đặc biệt tại xã Phước Sơn, địa bàn vừa sáp nhập từ 3 xã (Phước Sơn, Đăng Hà, Thống Nhất), có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình chính quyền mới mang lại niềm tin mạnh mẽ cho người dân.

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất tỉnh Phú Yên (cũ) với Đắk Lắk, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại phường Buôn Ma Thuột. Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ.

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Từng là vùng đất chỉ canh tác ngô, sắn với giá trị thấp và đầu ra bấp bênh, Sơn La ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của một trung tâm nông sản lớn tại khu vực Tây Bắc.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Xác định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần cùng các cấp ngành, địa phương tháo gỡ thẻ vàng EC áp dụng đối với thủy sản của Việt Nam. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Huy Khánh (trú tại thôn Tân Lợi, xã Tân Quang) để điều tra về hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Lai Châu có địa bàn rộng, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận thông tin và phản ánh các vấn đề an ninh trật tự từng là bài toán nan giải. Từ thực tế này, lực lượng Biên phòng Lai Châu đã triển khai mô hình “Hòm thư điện tử ẩn danh” - một sáng kiến ứng dụng công nghệ để tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, phản ánh tình hình an ninh trật tự. Mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, góp phần giữ vững an ninh trên tuyến biên giới.

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 400km tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Dọc cung đường biên giới ấy, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh không chỉ gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới mà còn gần gũi, thân thuộc như người bạn, thầy giáo, kỹ sư nông nghiệp, người con của bản làng… Họ luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no nơi biên cương.

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Để góp phần cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính mong muốn cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống và những kết quả đạt được; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tự cường, tự tin, chủ động đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Ngày 14/7, ông Phan Quốc Lập, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của xã Trường Xuân đang tổ chức kiểm tra, khảo sát tổng thể hiện trạng sử dụng đất, xây dựng và các công trình, vật kiến trúc trong đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn xã.

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến ngày 9/7/2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 8.526 căn nhà, đạt 89,5% kế hoạch đề ra. Trong đó, đã có hơn 6.000 căn bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần mang lại chỗ ở ổn định cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Ngày 12/7, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên Nguyễn Minh Phú cho biết, đến cuối giờ chiều 11/7, cơ quan chức năng đã yêu cầu các hộ dân tập trung khắc phục xong tình trạng xâm phạm Di tích Phân khu Hồng Cúm, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Ngày 11/7, Công an xã Tam Dương Bắc, tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị phối hợp cùng cán bộ thú y - kiểm dịch phát hiện và ngăn chặn một xe tải vận chuyển 1,6 tấn lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định.

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Ngày 11/7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông Đồng Phú (Quốc lộ 14) đã phát hiện xe bán tải chở hơn 200kg pháo để điều tra, làm rõ hành vi vận chuyển hàng cấm.

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Ngày 11/7, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020–2025. Có 3 tập thể được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 2 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng; 134 tập thể và cá nhân tiêu biểu được Giám đốc Công an tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Từ tháng 3/2025, Công an tỉnh Gia Lai đã chính thức tiếp nhận quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi tiếp nhận, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phát hiện, trong tổng số 238 học viên có nhiều học viên không biết chữ, phần lớn là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Để hỗ trợ các học viên, cán bộ, chiến sĩ của cơ sở cai nghiện đã mở lớp xóa mù chữ, không những giúp học viên biết đọc, biết viết, mà còn mở ra cơ hội để họ thay đổi nhận thức, làm lại cuộc đời.

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Từ ngày 1/7, người dân Cà Mau khi thực hiện đăng ký xe không còn bị giới hạn bởi nơi cư trú. Đây là cải cách hành chính quan trọng sau hợp nhất tỉnh, góp phần hiện đại hóa dịch vụ công, giảm tải cho Phòng Cảnh sát giao thông và tạo thuận lợi tối đa cho người dân.