An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1

Ngày 25/12/1945, Ủy ban Kháng chiến Gia Định quyết định thành lập chiến khu An Phú Đông, chiến khu đầu tiên của tỉnh sau ngày Nam Bộ kháng chiến, nằm ngay sát trung tâm Sài Gòn. Trong suốt 30 năm kháng chiến, địa bàn An Phú Đông - Thạnh Lộc - Thạnh Xuân (nay thuộc quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) đã trở thành vùng “tự do bắn phá” của địch. Dù bị địch càn quét liên tục, nhưng An Phú Đông vẫn xứng đáng là hậu phương vững chắc, bàn đạp để quân và dân ta khống chế địch ngay tại thủ phủ Sài Gòn.

Chiến khu ra đời đánh dấu ý nghĩa lịch sử bất khuất của quân dân Nam Bộ, bởi tuy Sài Gòn - Gia Định đã bị thực dân chiếm đóng, nhưng trong lòng thành phố vẫn có sự hoạt động của Đảng bộ, của các chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên cường và gây được tiếng vang và niềm tin vào cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân tỉnh Gia Định, của Nam Bộ.

Nhân kỷ kiệm 75 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2020), TTXVN giới thiệu hai bài viết về chiến khu An Phú Đông trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến và sự phát triển của vùng đất này trong giai đoạn hiện nay.

Bài 1: Chiến khu trong vùng địch

Chỉ hai tuần sau khi giành độc lập, người dân Nam Bộ lại bước vào cuộc chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến dự báo sẽ kéo dài, Tỉnh ủy Gia Định đã quyết định chọn vùng đất An Phú Đông - Thạnh Lộc (nay là Quận 12) làm căn cứ lấy tên gọi chiến khu An Phú Đông. Chủ trương đúng đắn này giúp quân và dân ta có được căn cứ ngay sát bên Sài Gòn trong suốt hai cuộc kháng chiến.

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1 ảnh 1Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Hình thành chiến khu

Sáng 23/9/1945, Xứ ủy Đảng và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ hội nghị khẩn cấp tại đường Cây Mai (Chợ Lớn), chủ trương kiên quyết đánh Pháp, kiên quyết phát động toàn dân Nam Bộ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng chí Phạm Văn Chiêu (1907 - 1991), khi đó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định (giai đoạn từ tháng 9/1945 - 1952, đồng thời là Bí thư Tỉnh ủy 1946 - 1952) cùng tập thể Tỉnh ủy đã có những quyết định đúng đắn, nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến kéo dài.

Theo hồi ký của đồng chí Phạm Văn Chiêu về cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào Gia Định (1945 - 1954), sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trong khí thế tưng bừng phấn khởi, quần chúng nhiệt liệt ủng hộ chính quyền cách mạng, chính quyền mà họ đã phải đấu tranh gần một thế kỷ mới giành được. Nhân dân trong tỉnh hết lòng hết sức giúp đỡ cán bộ trong việc tổ chức bộ máy chính quyền và tổ chức lực lượng võ trang để bảo vệ chính quyền.

Trước đó, tại tỉnh Gia Định, hiệu triệu của Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi đồng bào trong tỉnh chuẩn bị chiến đấu được hưởng ứng nhiệt liệt. Ngày 15/9/1945, cơ quan chính quyền từ Bà Chiểu dời về Gò Vấp. Những đội du kích đầu tiên được điều động đến những nơi xung yếu ra vào Sài Gòn, cầu Bông, cầu Thị Nghè, cầu Kiệu. Chính tinh thần quyết tâm đó khiến từ ngày 23/9 đến đầu tháng 10/1945, thực dân Pháp chưa dám ra khỏi Sài Gòn. Các ngả đường ra vào Sài Gòn đều bị du kích ta giữ chặt.

Thật ra lúc bấy giờ, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Ủy ban Quân sự tỉnh còn rất lúng túng, bỡ ngỡ trong việc chuẩn bị kháng chiến. Giành chính quyền đã là việc mới mẻ, giờ đây, phải bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước, chống lại quân xâm lược cướp nước có lực lượng hùng mạnh hơn ta bội phần. Cho nên, phải thừa nhận rằng, việc chuẩn bị có rất nhiều thiếu sót trong giai đoạn đầu… Thế nhưng, trong tình hình muôn người như một, ai cũng quyết tâm dốc hết sức lực của mình để đánh đuổi thực dân Pháp… Điều quan trọng hàng đầu lúc bấy giờ là dám đánh Tây, quyết tâm đánh giặc”, đồng chí Phạm Văn Chiêu viết trong Hồi ký.

Trong tình thế lúc bấy giờ, tỉnh Gia Định xác định căn cứ kháng chiến là một vấn đề cơ bản, phải có nơi tương đối an toàn, tương đối ổn định để lãnh đạo kháng chiến, tổ chức lực lượng, tổ chức tiếp tế, huấn luyện, sản xuất vũ khí, đạn dược…  Tỉnh ủy đề ra chủ trương “lập những khu căn cứ kháng chiến ngay ở ngoại ô, phụ cận Sài Gòn”, “không rút đi xa, cố bám đất, bám dân làm chiến tranh du kích, làm chiến tranh nhân dân”.

Căn cứ đầu tiên của tỉnh Gia Định là An Phú Đông, gồm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc, xây dựng cuối tháng 12/1945. Hai xã này lúc bấy giờ thuộc huyện Gò Vấp, cách thị trấn Gò Vấp 3 km và cách Sài Gòn 7 km đường bộ và 4 km đường chim bay. Các lực lượng các mạng chiến đấu bảo vệ thành phố, các cơ quan kháng chiến của tỉnh Gia Định, thành phố Sài Gòn và một bộ phận của Xứ ủy, Tổng Công đoàn Nam Bộ và Sở chỉ huy các đơn vị vũ trang cách mạng lần lượt rút về An Phú Đông - Thạnh Lộc.

Tuy vị trí An Phú Đông nằm sát Sài Gòn, song lúc đầu, như nhận định của đồng chí Phạm Văn Chiêu, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Định, thì địch còn yếu, tinh thần quân lính bạc nhược, còn bị ảnh hưởng khủng khiếp trước những thất bại của quân đội Pháp trong thế chiến thứ hai. Về phía ta, trong giai đoạn đầu mới bước vào kháng chiến, cơ sở vật chất cũng như vũ khí, đạn dược còn hết sức nghèo nàn, nếu không dựa vào Sài Gòn, nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, thì chỉ với tinh thần, ta không thể cầm cự được với quân thù được trang bị đầy đủ.

Theo tài liệu “Chiến khu An Phú Đông - lịch sử và truyền thống” của Đảng bộ Quận 12, về mặt địa lý, chiến khu An Phú Đông - Thạnh Lộc trong thời kỳ chống Pháp và đế quốc Mỹ có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Đối với địch, đây là hàng rào đầu tiên, tuyến hành lang ở cửa ngõ phía Tây Bắc ngăn chặn sự tiến công của lực lượng cách mạng vào hậu cứ của chúng. Đối với ta, vùng đất An Phú Đông - Thạnh Lộc và các xã lân cận là vùng có điều kiện thuận tiện cho việc ém quân để xây dựng phong trào, cơ sở, làm bàn đạp tấn công, theo dõi những vùng xung quanh.

Chính vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa bàn đứng chân của các cơ quan tỉnh, thành phố và các đơn vị chủ lực hoạt động cho đến khi phần lớn lực lượng rút về chiến khu D trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (từ năm 1945 - 1949). Đây cũng là căn cứ lõm cho các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích hoạt động ở giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Nơi đứng chân của các lực lượng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân An Phú Đông đã bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng kháng chiến, chuẩn bị ngăn chặn bước tái xâm lăng của địch. Nhờ vào địa thế hiểm trở, giao thông đường bộ hầu như không có, những vườn cau, vườn dừa, rẫy dứa bạt ngàn, các lãnh đạo tỉnh Gia Định đã cho di chuyển dần các cơ quan về An Phú Đông. Thời gian này, tại Hanh Phú (An Phú Đông) có rất nhiều cơ quan của vùng Sài Gòn - Gia Định trú đóng.

An Phú Đông - Chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 1 ảnh 2Một góc Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Chiến khu An Phú Đông ra đời làm chỗ dựa, hậu phương vững chắc cho các lực lượng chiến đấu để cầm chân giặc, chặn đứng sự bành trướng của thực dân Pháp trong chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” nhằm “bình định Nam Bộ trong vòng 6 tuần lễ” như thực dân Pháp tuyên bố.

Ngay tại chiến khu, một sự kiện nổi bật là cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức ngày 6/1/1946. Đồng bào chiến khu An Phú Đông nô nức tham gia với tinh thần phấn khởi, thể hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân của một nước có chủ quyền.

Theo hồi ký đồng chí Phạm Văn Chiêu, năm 1946 là năm xây dựng và củng cố lực lượng, đồng thời là năm học tập, tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề hoàn toàn mới mẻ của cuộc kháng chiến. Nỗ lực công tác, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong chiến khu đã có những tiến bộ bước đầu. Trải qua một năm thử thách, đương đầu với giặc, cùng với những thành tựu đã đạt được của quân và dân tỉnh Gia Định trong chiến khu, tổ chức Đảng của ta không ngừng được củng cố, phát triển.

Tỉnh ủy Gia Định đã lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chiến khu An Phú Đông, cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến, chống địch càn quét, khủng bố. Nhân dân An Phú Đông đã dốc hết sức người, sức của cho kháng chiến, giữ vững niềm tin, ý chí chiến đấu, mưu trí dũng cảm, góp phần bảo vệ các cơ quan của Xứ ủy, Thành phố Sài Gòn, Tỉnh ủy Gia Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đầu năm 1946, tòa báo Cảm Tử (của Tổng Công đoàn Nam Bộ) từ Sài Gòn cũng dời về An Phú Đông, đứng đầu Ban Biên tập là đồng chí Lý Chính Thắng. Tại nhà ông Tư Quyền, là thân hào làng Hanh Phú, tòa soạn báo Cảm Tử xuất bản 5.000 tờ mỗi số, bí mật đem vào phát hành trong thành phố và gửi đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Báo Cảm Tử thông báo tin tức kháng chiến và động viên mọi người hăng say đánh giặc; được đồng bào, chiến sĩ hoan nghênh nhiệt liệt. Mỗi lần càn quét vào An Phú Đông, địch đều cố tìm ra trụ sở, nhà in của tờ báo. Nhiều lần địch đốt phá trụ sở, nhà in báo nhưng tờ báo vẫn tồn tại, vượt qua đồn bốt địch thâm nhập vào nội thành và được đồng bào đón nhận.

Chưa cần nói đến nội dung tờ báo, chỉ một việc duy trì được tờ báo Cảm Tử ra đều đặn hàng ngày, bất chấp những cuộc càn quét của địch đã là một chiến công, đòn đau đối với kẻ thù… Vì tòa soạn báo nằm trong tỉnh, nên nhiều tin tức về cuộc kháng chiến trong tỉnh được phản ánh trên tờ báo, chúng ta tôi coi tờ báo như là cơ quan tuyên truyền của tỉnh”, theo hồi ký đồng chí Phạm Văn Chiêu.

Chính tại chiến khu An Phú Đông, các cơ quan lãnh đạo của tỉnh Gia Định đã chủ đạo triển khai một cách toàn diện, đưa cuộc kháng chiến giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong giai đoạn đầu. Chiến khu An Phú Đông đã mãi mãi đi vào lịch sử, trở thành địa danh bất tử đại diện cho truyền thống đấu tranh bất khuất của con người Sài Gòn - Gia Định ngay từ những ngày đầu kháng chiến./. (Còn nữa)

Tiến Lực - Thành Chung

Bài 2: Xây dựng vùng chiến khu nghĩa tình và phát triển

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 30/4, toàn tỉnh đã giao chi tiết vốn đến từng dự án gần 6.783 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025 và giải ngân được hơn 1.384 tỷ đồng (bằng 20,4% kế hoạch). Mặc dù tỷ lệ giải ngân đạt mức khá nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Ngày 22/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu phương án chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát giá, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng cát và đá.

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng mô hình phát triển dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực, theo hướng tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Theo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, ngay sau khi nhận được thông tin việc phá rừng tại xóm Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, chi cục đã kịp thời kiểm tra, xác minh xử lý vi phạm; việc lập hồ sơ xử lý vi phạm được thực hiện công khai, khách quan, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật và có sự kiểm tra, giám sát của công dân xóm Mỏ Ba, xã Tân Long. Hiện Chi cục Kiểm lâm đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ xử lý nghiêm theo quy định.

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Hoàng Phúc thông tin, đơn vị vừa hoàn tất đợt kiểm tra các cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng trên địa bàn nhưng vẫn chưa phát hiện trường hợp sầu riêng bị nhiễm chất cấm, sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ thị trường xuất khẩu.

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại một số quốc gia, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Nhiều cách làm thiết thực nỗ lực xóa nhà tạm tại Quảng Nam

Nhiều cách làm thiết thực nỗ lực xóa nhà tạm tại Quảng Nam

Sau hơn một năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", nhiều kết quả ấn tượng được ghi nhận từ sự nỗ lực bền bỉ, linh hoạt và đầy sáng tạo của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhờ những cách làm thiết thực, hiệu quả, hàng nghìn căn nhà được dựng lên, giúp nhiều hộ dân nghèo có chốn an cư ổn định.

Bảo đảm tiến độ các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tỉnh Lạng Sơn

Bảo đảm tiến độ các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tỉnh Lạng Sơn

Ngày 21/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp xem xét tiến độ triển khai các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Cao Bằng chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Cao Bằng chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Còn hơn một tháng nữa, Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra. Đây là năm đầu tiên học sinh thi kết hợp chương trình cũ và chương trình giáo dục phổ thông mới. Hiện nay, các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang tập trung bổ trợ kiến thức cho học sinh và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.

'6 dám' để tháo gỡ nút thắt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước

'6 dám' để tháo gỡ nút thắt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Phước

Nhờ cách làm sáng tạo, chỉ trong thời gian rất ngắn, 202 căn nhà (170 căn xây mới và 32 căn sửa chữa) đã được huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, bàn giao cho các hộ dân, thiết thực thực hiện phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động. Đây cũng là sự quyết tâm, sáng tạo của đội ngũ cán bộ “6 dám”, đó là dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo và dám hành động.

Bắc Kạn: 4 người chết, gần 250 căn nhà bị hư hại do mưa lũ

Bắc Kạn: 4 người chết, gần 250 căn nhà bị hư hại do mưa lũ

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn cho biết, tình hình thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh từ đêm 17/5 đến ngày 20/5, ngoài thiệt hại 4 người chết và 3 người bị thương, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 246 nhà ở bị hư hại; trong đó, tại huyện Ba Bể có 125 nhà ở bị ngập nước, bùn đất, 6 nhà bán kiên cố bị thiệt hại hoàn toàn, 1 nhà phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất đá. Tại huyện Chợ Đồn có 47 nhà bị sạt taluy dương, nứt, lún nền và nước, đất tràn vào nhà...

Thống nhất quy trình ứng phó và xác định tình huống thiên tai

Thống nhất quy trình ứng phó và xác định tình huống thiên tai

Ngày 20/5, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu tổ chức hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2024 và 5 tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Xây dựng Đồn Biên phòng thành 'Điểm sáng văn hóa' biên giới

Xây dựng Đồn Biên phòng thành 'Điểm sáng văn hóa' biên giới

Ngày 20/5, Đoàn công tác Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ biên giới Tổ quốc và dự khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng” tại Đồn Biên phòng Ea H’Leo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk). Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).

Gấp rút hoàn thiện hạng mục an toàn hồ thải và tái định cư cho người dân bị sự cố ở Tả Phời

Gấp rút hoàn thiện hạng mục an toàn hồ thải và tái định cư cho người dân bị sự cố ở Tả Phời

Để đảm bảo an toàn hồ đập khi bước vào mùa mưa lũ năm 2025, dự án nâng cấp hồ thải quặng đuôi của Nhà máy tuyển đồng Tả Phời - Công ty cổ phần Đồng Tả Phời (Vinacomin) tại Lào Cai đang được gấp rút hoàn thiện. Cùng với đó, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án tái định cư phục vụ dự án khai thác quặng loại II, khai trương 32 và khu vực làng Cáng 2, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai cũng đang được tích cực triển khai.

Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Mở rộng không gian hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Cao Bằng là một trong những địa phương ở Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển thương mại biên giới. Với đường biên giới dài hơn 333 km, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, một khu vực phát triển năng động của miền Nam Trung Quốc, cùng với nhiều cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu phụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu và giao thương qua biên giới.

Trà Vinh phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,1% dân số

Trà Vinh phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,1% dân số

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế. Tỉnh đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 phát triển thêm gần 90.000 người tham gia bảo hiểm y tế, hơn 68.000 người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó trên 9.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bắc Kạn: Lũ quét, sạt lở đất đá gây thiệt hại hơn 45 tỷ đồng

Bắc Kạn: Lũ quét, sạt lở đất đá gây thiệt hại hơn 45 tỷ đồng

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000 m hoạt động mạnh, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đêm 17 đến rạng sáng ngày 18/5 có mưa vừa, mưa to đến rất to, tập trung ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn.

Khởi công cầu dân sinh vượt lũ cho người dân Yên Bái

Khởi công cầu dân sinh vượt lũ cho người dân Yên Bái

Ngày 19/5, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội nữ doanh nhân tỉnh, UBND xã Kiên Thành và Công ty TNHH Hòa Bình tỉnh Yên Bái cùng các nhà tài trợ tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu Hạnh Phúc tại thôn An Thịnh, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Năm 2025 đánh dấu chặng đường 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025). Trải qua nửa thế kỷ, Bộ đội Biên phòng không chỉ khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia mà còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc anh em ở vùng biên Đắk Lắk.