Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)

Huyện Diễn Châu, Nghệ An có 25 km bờ biển trải dài qua gần 10 xã. Vào mùa mưa bão (tháng 9, 10), nhiều loài chim hoang dã, chim di cư theo mùa như Vạc, Én, Cò, Cói… bay về để trú ngụ, tìm kiếm thức ăn trên những rừng phi lao, rừng sú vẹt, khu vực gần ao hồ, cửa sông, cửa lạch. Các cấp chính quyền địa phương, lực lượng chức năng, ngành Kiểm lâm đã ban hành “lệnh cấm” và thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng săn, bắn, bẫy bắt chim hoang dã, chim di cư. Tuy nhiên, người dân tại nhiều xã vùng ven biển vẫn ngang nhiên săn bắn, bẫy bắt chim trời bằng theo kiểu “tận diệt”.

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 1Một điểm bẫy bắt chim Én trên cánh đồng ở địa bàn xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) bằng hệ thống lưới, loa giả âm thanh tiếng chim và chim mồi để dụ những đàn chim én. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN


Công nghệ bẫy Én


Hàng năm, vào thời điểm từ tháng 9, khu vực đồng ruộng giáp ranh giữa địa bàn hai xã Diễn Kim, Diễn Hải (huyện Diễn Châu) lại “nở rộ” hoạt động bẫy chim Én. Trên con đường liên xã nối địa bàn xã Diễn Kim, Diễn Hải, rất dễ dàng nhận ra nhiều điểm bẫy bắt chim Én. Hoạt động bẫy chim tại các điểm này diễn ra vào các thời điểm trong ngày và chiều tối. Người dân đã trang bị những tấm lưới “tàng hình” (màu trắng, sợi mảnh), bình ắc - quy, loa phát âm thanh giả tiếng chim và những con chim Én làm mồi nhử bị buộc chân bằng sợi dây cước vào cọc gỗ, có thể bay nhảy ở tầm thấp. Khi âm thanh giả tiếng chim được phát ra, những con chim mồi bị buộc chân sẽ đập cánh bay lên, dụ những đàn chim Én bay về và sà xuống thấp. Thợ săn chim ngồi ở cửa lều sẽ nhanh chóng dùng sức để giật tấm lưới có chiều rộng hàng chục mét vuông sẽ bao trùm, nhốt lấy những con chim Én xấu số. Những con chim may mắn thoát nạn dáo dác bay lên cùng tiếng kêu hoảng hốt khi chứng kiến cảnh đồng loại vẫy vùng trong mắt lưới. Sau khi thoát khỏi tấm lưới, những con chim này lại tiếp tục sà xuống để giải cứu đồng loại và sẽ bị sập bẫy.

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 2Những chiếc loa phát giả âm thanh tiếng kêu và những con chim Én làm mồi nhử bị buộc chân bằng sợi dây cước vào cọc gỗ, có thể bay nhảy ở tầm thấp để phủ dụ cả đàn sà xuống. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 3Những dụng cụ hỗ trợ cho việc săn, bẫy chim Én gồm: Bình ắc-quy cung cấp điện, loa đài phát âm thanh tiếng chim… Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Tỷ lệ thành công trong những lần giật lưới của “thợ săn chim” khá cao, ít thì vài con, nhiều từ 3 đến 5 con.Với tần suất giật bẫy từ 3 đến 4 phút/lần, chỉ trong vòng vài ba giờ đồng hồ, những thợ săn có thể bẫy bắt được hàng trăm con. Các “thợ săn chim” bán cho thương lái với giá từ 2.000 đồng đến 2.500 đồng/con.

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 4Những con Cò giả bằng xốp được cắm trên những rặng sú vẹt ven biển để làm mồi nhử những đàn Cò thật sà xuống và sa bẫy. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Thừa nhận thực trạng bẫy bắt chim diễn ra trên địa bàn, ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu cho biết: Khu vực có các điểm bẫy bắt Én xảy ra thuộc địa bàn xã Diễn Kim, nhưng người của xã khác sang bẫy bắt. Việc bẫy bắt chim trời trên địa bàn còn diễn ra ở rừng phi lao tại khu vực cửa biển Lạch Vạn, chủ yếu là bẫy bắt cò. Thực trạng này, xã đã giao cho lực lượng Công an đi kiểm tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Những vùng “tử địa”của chim trời

Tại vùng ven biển huyện Diễn Châu, môi trường sinh thái khá đa dạng với những rừng phi lao, rừng sú vẹt, nhiều ao hồ, đầm, cửa sông, cửa lạch thích hợp cho các loại chim hoang dã, chim di cư như Vạc, Én, Cò, Cói… tìm về kiếm ăn, trú ngụ. Cứ vào mùa mưa bão, người dân lại ồ ạt săn, bắn, bẫy chim đã hình thành nên những “vùng tử địa” tận diệt chim trời. Thực trạng này dẫn đến hệ lụy đáng báo động khi trực tiếp hủy hoại môi trường, phá vỡ môi trường sinh thái, làm giảm đáng kể số lượng các loài chim hoang dã.

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 5Những chú chim Én xấu số sập bẫy lưới, bị thợ săn bẫy nhốt trong những lồng sắt chờ thương lái đến mang đi tiêu thụ. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Trên tuyến đê biển ngăn mặn qua địa bàn các xã Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Trung... (huyện Diễn Châu), dễ dàng bắt gặp nhiều địa điểm với cảnh tượng những con Cò trắng giả làm bằng xốp, được găm chặt trên ngọn cây, khu vực gần ao đầm nuôi tôm, cửa sông... để đặt bẫy, dụ những đàn cò sà xuống, dính bẫy nhựa, hoặc bị bắn.

Dưới tán rừng phi lao ven biển tại các xã Diễn Kim, Diễn Thịnh, Diễn Trung... không khó để thấy những chiếc lều, lán được thợ săn chim dựng lên để làm nơi nghỉ ngơi và diễn ra các hoạt động săn, bẫy những đàn chim di cư. Xung quanh lều, lán là những con chim bị khâu mắt được buộc chặt trên những giá đỡ. Vô số các sợi dây cước có kích thước khác nhau giăng mắc trong rừng phi lao, một đầu buộc vào thân cây cây, cọc, đầu còn lại dẫn lên các con chim mồi đang bị “giam lỏng” trên ngọn cây. Quanh những con chim mồi là tua tủa những que nhựa dính. Nhìn xuyên qua những tán rừng phi lao là vô số những con Cò giả bằng xốp trắng đang đung đưa theo chiều gió. Các thợ săn chim còn chuẩn bị đầy đủ nguồn nước uống, mỳ tôm, lương khô, bánh kẹo... đủ dùng cho cả ngày. Những khẩu súng hơi, súng săn được các thợ săn dựng bên những thân cây phi lao. Những chiếc thang cao vút, cột buộc bằng những thân phi lao mà các thợ săn chim tạo nên, phục vụ cho việc leo lên quan sát, thu, gỡ chim bị dính bẫy nhựa.

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 6Săn bắt bẫy chim Én trên cánh đồng ở địa bàn xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Hoạt động săn, bẫy bắt chim diễn ra chủ yếu vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Các loài chim bẫy bắt, bắn được sẽ được vận chuyển về làng trong ngày bằng xe máy để bán cho người dân trong khu vực.

Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh Phạm Bá Ái cho biết: Xã có rừng phi lao rộng, trải dài trên khoảng 4km đường bờ biển. Vấn nạn đánh, bẫy bắt, săn chim trời trước đây xảy ra nhiều. Địa phương đã có những biện pháp ngăn chặn, xử lý. Vào mùa có chim cò về, địa phương kiện toàn lại Ban Quản lý cấm bẫy bắt, săn bắn bắt chim trời. Chính quyền địa phương có văn bản gửi đến người dân và thông báo lên hệ thống truyền thanh của xã về việc nghiêm cấm săn, bắt, bẫy chim trời.

Những cá nhân, hộ dân nào làm chim mồi, nhựa khi bị phát hiện sẽ bị xử lý. Đối với trường hợp đánh, bẫy bắt trong rừng phi lao, lực lượng Công an huyện, xã, bộ đội Biên phòng sẽ đi tuần tra, kiểm tra, bắt và xử lý, thu hồi súng.

Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh cho biết, năm nay cò di cư về địa bàn muộn. Việc người dân tổ chức đánh, bẫy bắt chim trời chỉ là hoạt động lén lút và còn lại ít. Không chỉ người dân sở tại, nhiều người dân ở địa bàn khác sang đánh, bẫy bắt chim trời trên địa bàn.

Cần chung tay vào cuộc


Ngày 2/8/2023, UBND huyện Diễn Châu đã ban hành công văn số 2106/UBND-NN về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý động vật hoang dã và chim di cư trên địa bàn gửi UBND các xã, thị trấn, Hạt kiểm lâm cùng các đơn vị, lực lượng liên quan. UBND huyện yêu cầu chính quyền các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng nội dung Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách để bảo tồn các loại chim hoang dã, di cư; tổ chức ký cam kết không mua bán, nuôi nhốt, săn bắn, bẫy, giết mổ, kinh doanh trái phép chim di cư về sinh sống trên địa bàn; nghiêm cấm tuyệt đối các hộ gia đình, cá nhân dùng các loại súng săn, giăng lưới, đặt chim mồi, băng đĩa phát tiếng chim… để săn bắn, bẫy bắt, giết mổ, mua bán, kinh doanh, chế biến các loại chim di cư; kiểm tra, xử lý nghiêm đối tượng có hành vi săn, bắt, bẫy, mua bán, kinh doanh các chim di cư tại các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn…

Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An) ảnh 7Hoạt động bẫy bắt chim Én bằng lưới trùm diễn ra trên địa bàn giáp ranh giữa xã Diễn Hải và Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến- TTXVN

UBND huyện Diễn Châu yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các lực lượng công an, dân quân tự vệ, lâm nghiệp xã... tổ chức ký cam kết không mua bán, nuôi nhốt, săn bắn, bẫy, giết mổ, kinh doanh, chế biến trái phép các loài chim di cư trên địa bàn; phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức lực lượng kiểm tra tại các chợ, nhà hàng, cánh đồng, hồ đập… ngăn chặn tình trạng săn, bắn, bẫy bắt, mua bán, giết mổ, kinh doanh, chế biến các loài chim di cư...

Công an huyện Diễn Châu có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Công an xã tăng cường kiểm tra, thu giữ, xử lý các đối tượng dùng các loại súng để săn bắn các loài chim di cư; bố trí lực lượng phối hợp chính quyền địa phương, ngành kiểm lâm tổ chức tháo dỡ, thu dọn dụng cụ bẫy, bắt chim trời. Đồn Biên phòng Diễn Thành (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực các xã ven biển, cảng cá, cửa sông, cửa lạch nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các trường hợp mua bán, vận chuyển, dùng chim mồi, giăng lưới săn bắt, bẫy các loài chim hoang dã, di cư...

Ông Lê Minh Nguyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu cho biết, Hạt Kiểm lâm đã tổ chức tuyên truyền tại nhiều xã; treo băng rôn tuyên truyền khuyến cáo người dân không săn bắn, bẫy bắt, mua bán, vận chuyển giết mổ, tiêu thụ kinh doanh chế biến, cất giữ các loài chim hoang dã, chim di cư tại các chợ; tổ chức cho người dân ở các xã, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ký cam thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ chim hoang dã, chim di cư. Nhiều xã đã thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc săn bắn, đánh bắt động vật hoang dã trên địa bàn; có thông báo đến người dân trong xã thực hiện nghiêm việc săn bắn, bẫy bắt các loại chim di cư như cò, vạc, én…

Nhiều ngày giữa tháng 9/2023, quá trình tác nghiệp, phóng viên đã thu thập được vô số hình ảnh về tình trạng chim trời bị “tận diệt” trên địa bàn huyện Diễn Châu. Tuy tình trạng mua, bán trực tiếp các loại chim hoang dã, chim di cư tại các chợ trên địa bàn huyện đã “vắng bóng” nhưng để qua mắt các lực lượng chức năng. Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng chim trời đã chuyển sang rao bán bằng hình thức online trên các mạng xã hội. Điều này cho thấy, ở một số xã, công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư vẫn còn buông lỏng. Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với lực lượng chức năng trong bảo vệ chim hoang dã, chim di cư còn chưa đồng bộ, kịp thời.

Các tỉnh miền Trung đang vào mùa mưa bão. Đây là thời điểm mà các loài chim hoang dã, chim di cư theo mùa như Én, Cò, Vạc, Diệc... xuất hiện nhiều tại các địa bàn ven biển để tìm kiếm thức ăn, trú ngụ. Là huyện với hàng chục km đường biển, huyện Diễn Châu là một trong những địa phương có các loài chim hoang dã, chim di cư với số lượng cá thể lớn tìm về mỗi khi mùa mưa bão đến. Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, lực lượng liên quan nếu không có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, mỗi ngày không biết bao nhiêu cá thể chim hoang dã, chim cư sẽ bị “tận diệt”.

Xuân Tiến

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Mấy năm nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã và đang được đầu tư hoàn thiện, góp nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đây là kết quả từ việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện, cũng là thành quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức của người dân.

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.