Cần Thơ: Số trẻ 1-2 tuổi mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh

Cần Thơ: Số trẻ 1-2 tuổi mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ phải tận dụng luôn hành lang làm nơi điều trị do số trẻ nhập viện điều trị quá đông. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ phải tận dụng luôn hành lang làm nơi điều trị do số trẻ nhập viện điều trị quá đông. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN

Theo đó, từ đầu năm đến hết ngày 9/10, toàn thành phố ghi nhận 641 ca mắc; trong tháng 8 và tháng 9/2018, số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh nhất với 347 ca; riêng trong tháng 9, ghi nhận đến 238 ca. Ở 3/9 quận, huyện là Bình Thủy, Cái Răng và Vĩnh Thạnh, số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh nhất. Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho biết, khác với mọi năm bệnh thường tập trung ở trẻ 3-5 tuổi, tuy nhiên năm 2018 bệnh lại xuất hiện nhiều ở trẻ từ 1- 2 tuổi, chiếm đến 95,4% số ca bệnh được ghi nhận. Trong 641 ca mắc tay chân miệng được ghi nhận, trẻ 1 tuổi mắc bệnh là 495 ca, trẻ 2 tuổi là 117 ca; có 14 ca mắc bệnh nặng (độ 2b và độ 3), tăng 8 ca so với cùng kỳ năm 2017... Đến thời điểm hiện tại, Cần Thơ chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do bệnh tay chân miệng gây ra.

Thống kê của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện cứ 5 bệnh nhi nhập viện thì có 1 ca nghi mắc tay chân miệng. Tính từ đầu tháng 8/2018 đến nay, trung bình mỗi ngày, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận từ 60-80 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại Cần Thơ và nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhập viện để điều trị. Do số bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng nhanh nên số giường bệnh không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị nội trú. Hiện hành lang của bệnh viện cũng đã được tận dụng làm nơi điều trị nội trú cho bệnh nhi.

Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết: Trong tháng 8/2018, mỗi ngày Khoa tiếp nhận điều trị nội trú bệnh tay, chân, miệng cho khoảng 60 bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang… Từ đầu tháng 9 đến nay, Khoa luôn trong tình trạng quá tải khi số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tăng gấp 5 lần. Hiện có khoảng 250 ca mắc tay chân miệng đang điều trị nội trú, mỗi giường bệnh chứa từ 5 đến 6 bệnh nhi; chưa kể ở hành lang, số bệnh nhi nằm điều trị cũng trong tình trạng quá tải. Mặc dù số ca bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị tăng nhanh nhưng mức độ đều không nghiêm trọng. Nguyên nhân là nhờ các phụ huynh đã sớm đưa trẻ đến các bệnh viện ngay khi nhận thấy một số dấu hiệu như sốt, đau họng, nổi đớm đỏ, mọng nước ở lòng bàn tay và bàn chân…
 
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thanh Sang - TTXVN

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, bệnh tay, chân, miệng dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn, nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho hay, bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong học đường, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình là nơi có nguy cơ lây bệnh cao nhất. Để chủ động phòng chống bệnh, Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả như: vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, nơi các bé học tập và sinh hoạt; rửa tay thường xuyên với xà phòng... Song song đó, Sở cũng tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để có hiệu quả các ổ bệnh, các điểm nóng, các nơi có bệnh nhân mắc tay chân miệng, kiên quyết không để bệnh lây lan và bùng phát thành dịch.
Thanh Sang

Có thể bạn quan tâm

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.