Điều chỉnh Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng
Cụ thể, Quyết định số 1509/QĐ-TTg sửa đổi mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2020 là thực hiện khoảng 1.476 dự án, gồm: các dự án đường giao thông, công trình thủy lợi (năng lực tăng thêm đạt khoảng 5.134 km đường giao thông, đáp ứng khoảng 161.589 ha tưới tiêu), 47 cầu, 11 bệnh viện cấp tỉnh, huyện, 39 trường đại học, dạy nghề, trung tâm huấn luyện cấp tỉnh, 130 dự án trung tâm hành chính của các địa phương, tập trung ở các đơn vị hành chính mới tách, lập, 22 kho lưu trữ và các dự án cơ sở hạ tầng khác phục vụ tái định cư, đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện mới chia tách.

Các dự án trên gồm các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2015 trở về trước, các dự án khởi công mới và chuẩn bị đầu tư.

Quyết định số 1256/QĐ-TTg cũng sửa đổi đối tượng của Chương trình. Cụ thể, đối tượng là các dự án chuyển tiếp, các dự án đã hoàn thành từ năm 2015 trở về trước nhưng chưa bố trí đủ vốn, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước thuộc các chương trình mục tiêu, dự án giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ tích hợp vào Chương trình, bao gồm: phát triển kinh tế-xã hội các vùng; các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đầu tư các tỉnh, huyện mới chia tách; đầu tư hạ tầng thiết yếu phát triển kinh tế-xã hội các đảo; ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng tái định cư thủy điện.

Đồng thời,`hỗ trợ đầu tư các dự án lớn, trọng điểm, có tính liên vùng và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 phải có trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung chủ yếu vào các công trình kết cấu hạ tầng gồm: các dự án giao thông đầu mối, dự án kết nối liên tỉnh, liên vùng của địa phương; đường giao thông kết nối với đường cao tốc, đường quốc lộ, khu kinh tế, cửa khẩu biên giới quan trọng, cảng biển, cảng hàng không; các dự án thủy lợi có quy mô lớn, tác động lan tỏa; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường đại học công lập, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các khu đại học do địa phương quản lý nằm trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của các tỉnh, huyện mới chia tách; các kho lưu trữ chuyên dụng do địa phương quản lý theo Quyết định số 1784/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ; thực hiện chuẩn bị đầu tư một số dự án quan trọng, cần thiết do địa phương đề xuất.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về các nội dung thông tin, số liệu báo cáo điều chỉnh Quyết định số 1256/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 4/11/2019.
Thu Phương
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đấu tranh phản bác, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc

Đấu tranh phản bác, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc

Ngày 23/5, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 35 Trung ương đã làm việc với Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Lạng Sơn về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng ngừa, đấu tranh phản bác, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, thù địch.

Bắt giữ các đối tượng nhập lậu thực phẩm đông lạnh

Bắt giữ các đối tượng nhập lậu thực phẩm đông lạnh

Ngày 23/5, Đội Quản lý thị trường số 7, Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 1,2 tấn thực phẩm đông lạnh nhập lậu tại hộ kinh doanh Trần Tiến Tuấn (địa chỉ tại thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng).

Nghị quyết đúng và trúng giúp tạo nên diện mạo nông thôn mới

Nghị quyết đúng và trúng giúp tạo nên diện mạo nông thôn mới

Nghị quyết đúng và trúng đã giúp giao thông nông thôn tại huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ phát triển nhanh chóng. Nhiều tuyến đường được xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và được đưa vào sử dụng đã tạo nên diện mạo nông thôn mới với nhiều gam màu tươi sáng.

Buông lỏng quản lý, hàng nghìn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép

Buông lỏng quản lý, hàng nghìn mét khối đất, cát bị khai thác trái phép

Hàng nghìn mét khối đất, cát dưới chân núi Chư Jôr, địa điểm giáp ranh giữa xã Biển Hồ (thành phố Pleiku) và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) tỉnh Gia Lai bị khai thác trái phép nhưng chính quyền địa phương nơi đây xử lý chưa triệt để. Điều này cho thấy những bất cập trong quản lý tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là trong giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương này.

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hợp tác xã phù hợp với thực tiễn

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hợp tác xã phù hợp với thực tiễn

Xác định phát triển kinh tế hợp tác xã là một trong những giải pháp căn cơ để tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện, từ những mô hình nhỏ lẻ, manh mún, thời gian qua, trên địa bàn ở Phú Thọ đã có bước phát triển rõ rệt, từng bước khẳng định được vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, để khu vực kinh tế tập thể thực sự phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và thị trường, đòi hỏi tỉnh phải tiếp tục đồng bộ các giải pháp về cơ chế, nguồn lực và tổ chức thực hiện.

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Sáng 17/5, Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuyên truyền pháp luật đối với các KOLs, quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng” với sự tham gia của trên 100 người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (KOLs), quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng thuộc địa bàn các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Ngày 16/5, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Dịp này, 36 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2025 và năm 2024 được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn.

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

Học tập và làm theo gương Bác, tại Đắk Lắk xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo, lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nổi bật trong số đó là mô hình “Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng” của Thị ủy Buôn Hồ - một sáng kiến phù hợp thực tiễn, thiết thực giúp đỡ đảng viên có hoàn cảnh khó khăn.

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

Nhờ tiếp cận hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại An Giang đã mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chương trình tín dụng chính sách đã mở ra cơ hội "đổi đời" cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Sáng 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo chỗ ở ổn định, an toàn cho các hộ nghèo là nhu cầu bức thiết, tạo tiền đề để người dân an tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.