Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi

Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi

Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) ra đời và tồn tại hơn 100 năm qua, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2015. Những năm gần đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên số lượng xuồng, ghe tiêu thụ ngày càng sụt giảm, không ít hộ dân và cơ sở sản xuất, kinh doanh đành bỏ nghề truyền thống của địa phương.

* Xuồng ế ẩm

Theo nhiều người dân ở Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài, thông thường, khoảng tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm là thời gian xuồng tiêu thụ mạnh trong tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang… nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, đánh bắt thủy sản mùa nước nổi. Những năm gần đây, nước lũ từ thượng nguồn về trễ và ít, nhiều ngư dân không ra đồng đánh bắt thủy sản mùa nước nổi; xuồng gỗ của làng nghề bị cạnh tranh bởi xuồng bằng chất liệu composite. Do vậy, số lượng xuồng tiêu thụ cũng giảm sâu.

Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi ảnh 1Nhiều cơ sở đóng xuồng, ghe ở rạch Bà Đài chỉ còn hoạt động cầm chừng. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Bà Trần Thị Bé Năm làm nghề đóng và kinh doanh xuồng, ghe ở xã Long Hậu cho biết, những năm gần đây, tình hình tiêu thụ xuồng trong mùa lũ không có sự gia tăng đột biến như trước, số lượng xuồng bán được không chênh lệch nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Mùa lũ năm nay, thị trường tiêu thụ xuồng tiếp tục gặp khó khăn, giảm khoảng 70%, cơ sở của bà chỉ bán được hơn 40 chiếc, chủ yếu cho người dân ở tỉnh Bến Tre để chở thức ăn trong ao nuôi tôm, cua.

Tình hình xuồng bị “ứ hàng dội chợ” đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của nhiều người dân ở làng nghề. Bà Trần Kim Bé (70 tuổi) ở xã Long Hậu có gần 50 năm gắn bó với nghề trét dầu chai thuê - một trong những công đoạn để hoàn thành chiếc xuồng.

Bà Bé chia sẻ, hơn 10 năm trước, Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài còn khá sung túc nên bà sống khỏe bằng nghề trét dầu chai thuê. Nhưng hiện giờ, nhiều cơ sở đóng cửa vì nhu cầu khách hàng mua xuồng, ghe giảm sâu, thu nhập của bà Bé cũng giảm khoảng 6 lần so với trước. Hiện nay, mỗi ngày, bà trét dầu chai cho 3 - 4 chiếc xuồng được trả công chưa tới 100.000 đồng (20.000 đồng/chiếc).

Tuy rất muốn giữ gìn nghề truyền thống của quê hương nhưng vì thu nhập bấp bênh, nhiều thợ đóng xuồng, ghe đành phải bỏ nghề. Ông Võ Văn Bé Mười ở xã Long Hậu có thâm niên làm nghề đóng xuồng, ghe hơn 35 năm cho hay, trước đây, khi nước lũ còn về nhiều và cá, tôm phong phú, chưa có xuồng làm bằng composite thì xuồng gỗ của rạch Bà Đài rất được ưa chuộng.

Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi ảnh 2Bà Trần Kim Bé tại xã Long Hậu (Lai Vung, Đồng Tháp) trét dầu chai - một trong những công đoạn để hoàn thành chiếc xuồng. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ông và những người làm nghề đóng xuồng phải tăng ca làm việc cả vào buổi tối. Dần dần, thị trường bị thu hẹp, dù rất buồn nhưng ông phải đành chuyển sang nghề khác.

Thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó, cây sao vườn - loại cây dùng để đóng xuồng ngày càng khan hiếm, tìm mua khó khăn, giá bán lại tăng cao khiến lợi nhuận từ mỗi chiếc xuồng kém hấp dẫn. Theo nhiều người làm nghề đóng và kinh doanh xuồng ở rạch Bà Đài, xuồng rộng 1 - 1,4 m có giá dao động từ 1,3 - 2,1 triệu đồng. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của người bán là rất ít, chỉ trên dưới 200.000 đồng/chiếc.

Từ chiếc xuồng cui, theo nhu cầu của thị trường mà những người thợ tài hoa ở rạch Bà Đài đã cho ra đời nhiều loại như: xuồng cui Cần Thơ, xuồng ba lá Long An, xuồng ba lá Tháp Mười, ghe tam bản, ghe bầu Cái Răng… Thời hoàng kim, làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài có trên 150 hộ dân và cơ sở đóng xuồng, ghe, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Hiện nay, toàn xã Long Hậu còn hơn 50 gia đình, cơ sở duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuồng, ghe.

* Ghe lớn nằm bờ

Tại Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài, chẳng những xuồng nhỏ phục vụ nhu cầu đi lại, đánh bắt thủy sản ế ẩm mà nhiều chiếc ghe gỗ đóng mới có trọng tải lớn (tổng trị giá nhiều tỷ đồng) cũng tồn đọng suốt nhiều năm qua vì chưa tìm được nơi tiêu thụ.

Phó Chủ tịch UBND xã Long Hậu Trần Văn Thanh cho biết, các ghe gỗ trọng tải lớn không bán được vì thị trường chuyển sang sử dụng ghe sắt. Để chở cát, hàng hóa… chủ yếu dùng ghe sắt để sử dụng lâu bền. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ phát triển, vận chuyển hàng hóa bằng xe, ít dùng phương tiện thủy như trước đây nên việc tiêu thụ ghe gỗ càng khó khăn suốt thời gian dài.

Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi ảnh 3Những chiếc xuồng của Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài được chuẩn bị chở đi tiêu thụ tại tỉnh Bến Tre. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Tại xã Long Hậu, đi dọc theo rạch Bà Đài, phóng viên TTXVN ghi nhận có trên 10 chiếc ghe gỗ với trọng tải từ 30-70 tấn đã nhuốm màu thời gian neo đậu dưới rạch và nằm trên bờ, mỏi mòn chờ đợi khách đến mua. Một số chiếc ghe được che chắn tạm bằng mái tôn hay tấm cao su nhưng cũng có những chiếc phơi nắng, phơi mưa, bị mối, mọt tấn công. Các chủ ghe xót xa nhìn tài sản của mình bị xuống cấp, hư hỏng theo thời gian và khó có thể thu hồi vốn.

Suốt 7 năm qua kể từ khi đóng hoàn thành, chiếc ghe gỗ 45 tấn của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết Hương ở xã Long Hậu chưa tìm được chủ nhân mới, vẫn “neo” trên bờ. Chị Hương tâm sự, chiếc ghe này đóng bằng gỗ cây sến, cây sao với chi phí hơn 340 triệu đồng. Đây là cả gia sản của vợ chồng chị sau nhiều năm làm nghề đóng ghe. Lúc trước, 2 người khách hỏi mua nhưng trả giá quá thấp nên chị chưa thể bán. Vợ chồng chị đã bỏ nghề đóng ghe, chuyển qua nghề mua bán dừa để trang trải cuộc sống.

Gia đình chị Nguyễn Quỳnh Yến Ngọc ở rạch Bà Đài, xã Long Hậu cũng còn tồn đọng 5 chiếc ghe gỗ, vốn đầu tư hàng tỷ đồng. Sau nhiều năm không thể tiêu thụ, chiếm không gian trong sân nhà nên chị Ngọc quyết định thuê người tháo gỡ ván của những chiếc ghe để bán ván cho người có nhu cầu.

“Để đóng hoàn thành một chiếc ghe mất rất nhiều công sức, chi phí, bây giờ lại tốn chi phí tháo gỡ ra nhưng đành chấp nhận vì không còn cách nào khác”, chị Ngọc cho hay.

Khoảng năm 2013 trở về trước, nghề đóng ghe còn sung túc, ăn nên làm ra. Nhiều người mua ghe gỗ để đi hành nghề mua bán lúa, chở hàng hóa. Lúc đó, việc sản xuất ghe không kịp nhu cầu của khách hàng. Thấy vậy, cơ sở của ông Mai Văn Chặt ở xã Long Hậu không chờ có đơn đặt hàng mà chủ động đóng ghe trước để có sẵn hàng giao cho khách khi có nhu cầu.

Đìu hiu làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi ảnh 4Cây sao vườn, loại cây dùng để đóng xuồng ngày càng khan hiếm, giá bán tăng cao. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Theo ông Chặt, khoảng 10 năm nay, thị trường ghe gỗ bỗng dưng “đóng băng”. Vậy là ông còn tồn lại vài chiếc, bị chôn vốn đầu tư nhiều tỷ đồng. Suốt thời gian dài không thể tiêu thụ trong khi ghe ngày càng xuống cấp, ông buộc lòng bán lỗ vốn. Sau nhiều năm gắn bó, ông Chặt đành bỏ nghề đóng ghe truyền thống để chuyển sang nghề trồng quýt.

Xuồng, ghe phục vụ nhu cầu đi lại giảm, để duy trì, gìn giữ nghề truyền thống, một số người dân ở rạch Bà Đài đã tìm hướng đi mới. Đó là sản xuất xuồng, ghe mini để bán cho khách hàng trưng bày, làm quà lưu niệm.

Phó Chủ tịch UBND xã Long Hậu Trần Văn Thanh cho biết, UBND xã có nhiều cố gắng trong việc giữ gìn và phát triển Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài; hỗ trợ người dân tìm thị trường tiêu thụ xuồng, đa dạng hóa sản phẩm. Đặc biệt, địa phương đã thành lập Tổ thủ công mỹ nghệ với 7 thành viên, chuyên đóng xuồng, ghe kích thước mini, bán cho khách hàng trong và ngoài nước để trưng bày, làm quà lưu niệm.

Nhựt An

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.