Kết nối di sản kéo co giữa các cộng đồng

Tái hiện nghi lễ kéo co của dân tộc Tày (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN
Tái hiện nghi lễ kéo co của dân tộc Tày (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Tròn 5 năm, nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng với niềm tự hào, cộng đồng nắm giữ di sản tại 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh luôn ý thức gìn giữ. Song, điều khiến mọi người còn trăn trở là chừng ấy năm, di sản mới sống và phát huy trong một phạm vi làng xã nhất định, chưa có sự kết nối giữa cộng đồng các địa phương. Câu chuyện này đã được giải quyết bằng việc sẽ hình thành một mạng lưới cộng đồng di sản kéo co Việt Nam.

Kết nối di sản kéo co giữa các cộng đồng ảnh 1Tái hiện nghi lễ kéo co của dân tộc Tày (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Sáng tạo để lan tỏa giá trị

Vốn là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đầu tiên được UNESCO công nhận, nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống có tính đa dạng cao. Ngay tại 4 địa phương của Việt Nam có di sản được đưa vào xây dựng hồ sơ, nghi lễ và trò chơi cũng có sự khác nhau. Nơi kéo co đứng bằng dây thừng, nơi kéo co ngồi bằng dây song, nơi kéo mỏ bằng cây tre… Vậy nên, bảo vệ di sản là bảo vệ sắc thái, tính văn hóa của nghi lễ và trò chơi ở từng cộng đồng khác nhau.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng, di sản kéo co không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm của các cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy di sản. Khi nghi lễ và trò chơi kéo co trở thành di sản đại diện của nhân loại, chúng ta cần có những hành động tích cực để việc phát huy giá trị được tốt hơn.

Nghi lễ và trò chơi kéo co bắt nguồn từ đời sống cộng đồng, gửi gắm khát vọng, niềm tin với trời đất, thần thánh phù hộ cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi. Bởi vậy, 5 năm qua, từng cộng đồng dân cư có di sản kéo co vẫn duy trì nghi lễ và trò chơi trong các lễ hội của làng xã với tinh thần cao. Trong đó, phải kể đến nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) có nhiều sáng tạo trong phát huy giá trị di sản. Cộng đồng dân cư tại đây đã từng đón cộng đồng kéo co tại Hàn Quốc sang giao lưu và đã mang trò chơi kéo co ngồi sang Hàn Quốc để giới thiệu.

Ông Ngô Quang Khải, Trưởng ban Quản lý di tích đền Trấn Vũ cho biết: Từ khi di sản kéo co ngồi tại địa phương được UNESCO vinh danh, phường Thạch Bàn cũng như quận Long Biên đã tích cực quảng bá, phát huy giá trị. Ban Quản lý di tích đã giới thiệu nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi cho học sinh tại 6 trường Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn phường. Hàng năm, các trường trên địa bàn phường, quận và các quận, huyện lân cận tổ chức cho các học sinh tham quan di tích và xem trò chơi kéo co ngồi. Hiện nay, Ban Quản lý di tích đã tư liệu hóa di sản kéo co ngồi bằng đĩa DVD để thuận lợi cho việc giới thiệu, thuyết trình với các cháu.

Nghi lễ và trò chơi kéo co làng Hữu Chấp gắn với hội làng, thể hiện sự biết ơn của nhân dân với các vị tiền nhân có công với nước, tôn vinh sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong lao động sản xuất, chống chọi với thiên nhiên. Kéo co ở đây sử dụng thân cây tre làm dây kéo. Ông Nguyễn Văn Trình, Trưởng khu phố Hữu Chấp, phường Hòa Loan, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) cho biết, ngành Văn hóa Bắc Ninh đã phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tiến hành nghiên cứu, kiểm kê nghi lễ lễ hội kéo co làng Hữu Chấp; sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan tới lễ hội; tạo điều kiện để nhân dân được tham gia vào công tác tổ chức lễ hội một cách tốt nhất. Ngành Văn hóa đã quảng bá giá trị di sản qua nhiều kênh truyền thông.

Các địa phương khác cũng có nhiều cách quảng bá, lan tỏa nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống để di sản có thêm sức sống trong cộng đồng. Kéo mỏ ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; kéo co ở vùng người Tày, Giáy tỉnh Lào Cai được ngành Văn hóa hỗ trợ kinh phí mở các lớp truyền dạy, được thành lập các đội thi đấu thể thao kéo co…

Mạng lưới cộng đồng di sản kéo co Việt Nam

Không chỉ các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa mà ngay cả cộng đồng có di sản kéo co đều thừa nhận, từ khi nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO vinh danh, sự liên kết của các cộng đồng còn yếu, chưa có sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị.

Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng Phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội bày tỏ, Hà Nội mong muốn kết nối với các cộng đồng nắm giữ di sản kéo co khác, tương tự như đã thực hiện với ca trù, tín ngưỡng thờ Mẫu. Dù di sản kéo co được UNESCO vinh danh sớm hơn tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng chưa có sự kết nối và giao lưu di sản. Ngoại trừ phường Thạch Bàn có những buổi giao lưu trong nước, quốc tế về di sản kéo co, còn hầu hết các cộng đồng khác đều chưa thực hiện được.

Ý kiến này nhận được sự đồng thuận của các cộng đồng tại địa phương khác. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) Trần Minh cho rằng, đến thời điểm này chúng ta kết nối với nhau hơi muộn nhưng vẫn là cơ hội tốt. Hàng quý hoặc hàng năm, cộng đồng các nơi nên hội tụ lại, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và trình diễn kéo co, luân phiên các nơi. Dù vậy, ông Trần Minh cho rằng, muốn có một tổ chức, mạng lưới chung cần phải tính đến kinh phí duy trì hoạt động, Đồng quan điểm này, ông Ngô Quang Khải, Trưởng ban Quản lý di tích đền Trấn Vũ mong muốn hội kéo co Việt Nam sớm thành lập. Khi duy trì được hoạt động thường xuyên, chúng ta có thể mới hội kéo co các nước sang giao lưu.

Trước thực tế này, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã lấy ý kiến của đại diện 5 cộng đồng kéo co gồm: Cộng đồng kéo co ngồi đền Trấn Vũ và kéo mỏ thôn Xuân Lai (Hà Nội), cộng đồng kéo co thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh), cộng đồng kéo song thị trấn Hương Canh và kéo co thôn Hòa Loan (Vĩnh Phúc), tất cả người được hỏi đều nhất trí thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới cộng đồng di sản kéo co Việt Nam. Mỗi cộng đồng cử một đại diện tham gia câu lạc bộ. Đến năm 2021, cộng đồng kéo co đền Trấn Vũ sẽ đăng cai chương trình giao lưu đầu tiên của câu lạc bộ.

Thời gian trước mắt, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam sẽ có báo cáo thực trạng, đưa ra biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị di sản kéo co trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các cấp ngành liên quan để có những hành động thiết thực hơn.

Đinh Thuận

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Long An (nay là Tây Ninh mới) đã và đang từng bước khẳng định vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.