Khơi dậy ý chí phát triển kinh tế của nông dân

Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng.

rau.jpg
Chăm sóc rau màu tại một hộ dân ở xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La Bạc Cầm Khuyên cho biết, năm 2025, Ban Chấp hành Hội tiếp tục lãnh đạo các cấp Hội đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng các phong trào nông dân; 100% Chi hội có quỹ hoạt động; thành lập mới 12 Chi hội và 25 Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; hỗ trợ thành lập mới 15 Tổ hợp tác, 12 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, ít nhất 60% hộ hội viên nông dân trong tỉnh đăng ký danh hiệu "Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi"; trong đó, có từ 1.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh trở lên...

Sơn La hiện có gần 2.000 Chi hội Nông dân các cấp với hơn 171.570 hội viên. Năm 2024, các cấp Hội đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động gắn với nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm, giúp nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Các cấp Hội đã tổ chức 19 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác, nghiệp vụ Quỹ hỗ trợ nông dân cho 1.293 cán bộ cơ sở; giúp 18 hộ thoát nghèo; hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển 23 mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị… Ngoài ra, 12/12 huyện, thị xã, thành phố xây dựng được Quỹ hỗ trợ nông dân đạt mức 1 tỷ đồng trở lên. Lũy kế tổng nguồn quỹ toàn tỉnh đạt gần 76 tỷ đồng. Hội Nông dân các cấp đã tạo điều kiện cho 440 hộ vay vốn phát triển kinh tế...

son-la-22525-10.jpg
Thu hoạch mận tam hoa tại gia đình ông Tòng Văn Kiên ở bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Huyện Quỳnh Nhai hiện có 8.777 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt ở 103 Chi hội. Từ năm 2020 đến nay, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức 1.028 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho gần 62.000 lượt hội viên nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho cá; kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng; kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón; kỹ năng bán hàng trên nền tảng số.

Ngoài ra, Hội tích cực vận động, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các mô hình kinh tế tập thể, trang trại, tham gia liên kết với doanh nghiệp; phối hợp hỗ trợ, xây dựng thương hiệu và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đến nay, trên địa bàn đã thành lập 10 Chi hội Nông dân nghề nghiệp và 50 Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; qua đó, giúp thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của các hội viên trong phát triển kinh tế.

Đồng thời, Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai nhận ủy thác với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông qua 60 Tổ tiết kiệm và vay vốn cho 2.288 hội viên vay hơn 130 tỷ đồng. Hội tiếp nhận hơn 6 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp để triển khai 17 dự án cho nông dân phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.

Toàn huyện đã xây dựng được 61 mô hình phát triển kinh tế của các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu và tích cực giúp đỡ hội viên nông dân nghèo về cây giống, vật nuôi, trao đổi kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, nhiều hội viên đã thoát nghèo. Năm 2024, toàn huyện có hơn 1.400 hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Gia đình ông Chanh (bản Dọ, xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai) đã xây dựng được mô hình trồng cây ăn quả, nuôi ong mật, cá lồng hiệu quả. Ông Chanh chia sẻ, trước đây, do chưa nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nên diện tích trồng xoài của gia đình kém phát triển, chất lượng, sản lượng quả không cao, hiệu quả kinh tế rất thấp. Sau khi được cán bộ, chuyên viên của các cấp Hội trong tỉnh đến tư vấn, hướng dẫn, gia đình ông đã học tập, làm theo. 1,4 ha trồng 360 cây xoài cho thu hoạch khoảng 6 tấn quả mỗi năm, giá bán bình quân 10 nghìn đồng/kg; giúp gia đình thu nhập 60 triệu đồng/năm. Nhờ số tiền thu được từ vụ xoài năm 2024, ông tiếp tục đầu tư mua phân bón cho cây. Nhờ đó năm 2025, chất lượng, sản lượng xoài tăng lên, thu nhập cao hơn năm trước.

Ngoài ra, gia đình ông Chanh được Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh Sơn La hỗ trợ 30 thùng nuôi ong mật dưới tán xoài. Đến nay, gia đình ông thu được khoảng 3 tạ mật ong/năm, thu lãi gần 40 triệu đồng. Cùng với đó, gia đình ông nuôi 8 lồng cá trên lòng hồ sông Đà, thu được gần 30 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ngày càng ổn định.

Theo ông Chanh, nuôi ong mật dưới tán cây là hướng đi phù hợp với trình độ của nông dân địa phương, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, gia đình ông dự định nuôi thêm khoảng 70 tổ ong mật để nâng cao thu nhập.

Cũng ở xã Nặm Ét, gia đình anh Lường Văn Vui (bản Cà Pống) hiện trồng 1 ha cam đường canh, cam V2, cam Vinh, bưởi da xanh. Năm 2025, do thời tiết thuận lợi, tỷ lệ đậu quả cao, sản lượng quả ước đạt 10 tấn, thu nhập của gia đình khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, với việc nuôi, thả gần 10 con trâu, bò, hàng chục con dê sinh sản, 1 ao cá cũng mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm cho gia đình anh.

Anh Lường Văn Vui cho biết, để có kỹ thuật chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi, anh luôn tích cực tham quan, học hỏi các mô hình trồng cây có múi hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh. Cùng với đó, anh được tham gia tập huấn do các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tổ chức về chuyển giao khoa học kỹ thuật, cách chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi.

Với những kiến thức được trang bị cùng số tiền tích lũy, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để khởi nghiệp, đầu tư mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Ngoài ra, gia đình anh được hỗ trợ về phân bón, thuốc vảo vệ thực vật để chăm sóc cây ăn quả tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Dự kiến, sau khi thu hoạch vụ cam năm 2025, gia đình anh sẽ tiếp tục đầu tư nuôi 15 cặp dúi sinh sản, 10 con cầy mốc và trồng thêm 300 gốc cam, bưởi để tăng thu nhập.

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thể hiện rõ vai trò, sự đồng hành của tổ chức Hội, khơi dậy ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình từng hội viên; qua đó, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển./.

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Những năm qua, cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học. Lớp dạy chữ Khmer không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

Từ đỉnh Lũng Cú lộng gió đến bãi đá Thượng Lâm ngập nắng, từ cao nguyên đá khô cằn đến miền suối mát sông Lô - giờ đây đều thuộc “vùng đất mới” mang tên Tuyên Quang. Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước ngoặt mở ra không gian phát triển rộng lớn; trong đó, các sản phẩm OCOP đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, với chiều sâu và đầy bản sắc.

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Liên quan đến việc xuất hiện "hố tử thần" lớn tại xóm Thăm xã Mường Hoa, tỉnh Phú Thọ, ngày 10/7, UBND tỉnh Phú Thọ đã cử đoàn kiểm tra gồm Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng chính quyền xã Mường Hoa trực tiếp kiểm tra hiện trường thăm hỏi động viên hộ dân bị ảnh hưởng.

Cơ hội bứt phá cho nghề gốm Mỹ Thiện tuổi đời hơn 200 năm phát triển bền vững

Cơ hội bứt phá cho nghề gốm Mỹ Thiện tuổi đời hơn 200 năm phát triển bền vững

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2208/QĐ-BVTTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Mỹ Thiện, xã Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây được xem là dấu mốc, bước ngoặt quan trọng để làng nghề bứt tốc, phát triển bền vững trong tương lai.

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với UBND các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh nhằm báo cáo, trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 28 Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền.

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, xã Tuyên Thạnh (tỉnh Tây Ninh) đang từng bước vượt qua khó khăn để bộ máy chính quyền vận hành hiệu quả, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu của người dân trong giai đoạn mới.

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Thời gian gần đây, khu vực biển tỉnh Gia Lai liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đàn cá voi Bryde săn mồi gần bờ. Hiện tượng này cho thấy môi trường sinh thái biển địa phương đang phục hồi mạnh mẽ, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch biển - ngành kinh tế mũi nhọn được tỉnh xác định trong giai đoạn tới.

Các vị sư luân phiên canh giữ ngọn đèn cầy luôn sáng lung linh trong suốt 3 tháng nhập hạ.

Dâng đèn cầy trong dịp Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer Nam Bộ

Cứ mỗi dịp ngày Rằm tháng 6 Âm lịch, đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer lại chuẩn bị Lễ Nhập hạ (Chôl Vossa) với nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, nghi lễ dâng đèn cầy vào chùa của bà con Phật tử đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, vừa mang ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong việc hộ trì Tam Bảo, mở đầu cho 3 tháng sư sãi an cư tu học.

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Ngay từ những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Đội thanh niên tình nguyện tại xã Lạc Dương (đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng) đã sát cánh cùng đồng bào K’Ho tiếp cận chính quyền số để làm thủ tục hành chính theo nhu cầu.

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Sáng 9/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XIII - năm 2025, với Chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia hiến máu, thu hút gần 400 người đăng ký hiến máu, dự kiến tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu.

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ với người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với điện thoại thông minh đã khiến mạng xã hội trở thành một phần quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc kết nối thông tin, mạng xã hội còn đang làm thay đổi cách người dân tổ chức sinh hoạt kinh tế, giữ gìn văn hóa, giao tiếp cộng đồng và xây dựng bản sắc dân tộc.

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trước sự thay đổi lớn về tổ chức hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Cùng với việc chủ động chống hạn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám cơ sở, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh gây hại…

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Sáng 8/7, Đại tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia dẫn đầu đoàn kiểm tra của Tổ Công tác triển khai Đề án 06, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số gắn với Đề án 06 làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá hệ thống thông tin của các đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

"Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiêm phòng và tổ chức phòng chống dịch; chủ động nguồn lực, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra" là chỉ đạo của ngành chức năng tỉnh Gia Lai sau khi tiêu hủy 202 con lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất khu vực sông Tiền. Diện tích trên tập trung ở 4 xã trọng điểm Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3 và xã Hưng Thạnh.