Làm giàu từ hai bàn tay trắng

Làm giàu từ hai bàn tay trắng
Trước năm 2011, việc phát triển kinh tế của gia đình ông Đội gặp khó khăn do mỗi năm chỉ gieo được 1 vụ lúa và 1 vụ ngô, năng suất thấp. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, Hội Nông dân huyện và xã, ông được tham gia các lớp tập huấn đào tạo nghề ngắn hạn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế giỏi trong tỉnh. Trở về, ông áp dụng những kiến thức học hỏi được vào sản xuất.
Làm giàu từ hai bàn tay trắng ảnh 1
Ông Vàng Văn Đội cùng gia đình thu hoạch ngô.

Năm 2011, ông Đội mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đầu tư trồng trọt và nuôi 10 con dê, 20 con lợn, 60 con gà, 80 con vịt. Thời điểm ấy, đàn vật nuôi không ít lần bị dịch bệnh và chết. Không nản chí, ông tích cực tham gia các buổi hội thảo, các lớp tập huấn do Hội Nông dân các cấp tổ chức để tìm hiểu, trao đổi những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất.
Năm 2012, ông tiếp tục vay vốn ngân hàng cùng số tiền tiết kiệm đầu tư mở rộng quy mô trang trại. Từ ao cá rộng 5.000 m2, ông chọn cá giống có trọng lượng từ 500 g đến 1 kg để thả, mỗi năm thu hoạch 1 lứa thương phẩm, mang về cho gia đình ông 300 triệu đồng. Tận dụng diện tích mặt nước, ông nuôi vịt siêu thịt (90 con/lứa) thu lãi từ 20 triệu đồng/năm. Cùng với đó, diện tích chuồng nuôi lợn được mở rộng có thể nuôi 30 con/lứa; nuôi thêm dê, trâu, gà…
Với hơn 2 ha đất nông nghiệp, nếu như trước đây lúa, ngô chỉ gieo trồng 1 vụ nay ông đã tăng lên 2 vụ ngô/năm và trồng xen canh ngô trên chân ruộng 1 vụ; lựa chọn các loại giống mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chịu lạnh, chịu hạn tốt. Nhờ vậy, mỗi năm nguồn thu từ lương thực đạt từ 50 - 60 triệu đồng.
Chưa dừng lại ở đó, ông tiếp tục đầu tư mua 0,8 ha đất của bà con trong bản để trồng cam; đầu tư các loại máy: hàn xì, cắt lúa, xay xát phục vụ gia đình cũng như nhu cầu của người dân trên địa bàn. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, vừa sản xuất, vừa đầu tư, mô hình phát triển kinh tế trang trại của gia đình ông Đội ngày càng cho thu nhập cao, ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Những năm qua người Xơ Đăng ở đỉnh núi Ngọc Linh đã chung tay cùng chính quyền địa phương không chỉ bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh mà còn xác định đây là cây giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ. Những năm qua, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ từ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sinh kế đến nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo tồn bản sắc văn hóa… cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống, kinh tế - xã hội của người dân. Từ đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Phước đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, thời gian qua, ước mơ an cư, lạc nghiệp của nhiều người đã trở thành hiện thực.

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2025, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả của tỉnh Đồng Tháp hơn 1.800 ha. Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu cho lợi nhuận gấp 2 - 3 lần trồng lúa; trồng cây lâu năm cho lợi nhuận từ 50 đến 200 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp từ 2 - 8 lần trồng lúa.

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh vốn nổi tiếng với hệ thống kênh mương thủy lợi chằng chịt, được ví như mạch máu nuôi sống ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh dòng nước ấy đang bị rác thải bức tử từng ngày.

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ và xử phạt hành chính vì tự ý xây dựng nhà xưởng, trạm biến thế trên đất trồng cây lâu năm, song cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Vụ việc gây bức xúc dư luận, đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các quyết định xử lý và trách nhiệm giám sát từ cơ quan chức năng.

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Từ ngày 24 - 26/5, Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại huyện biên giới Mường Nhé nhằm thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, lan tỏa lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng quê hương.

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Đứng chân trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai - trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) là nơi chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và người dân mỗi năm. Không chỉ là đơn vị y tế của quân đội, bệnh viện còn là điểm tựa tin cậy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Ngày 25/5, tại xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025 với sự tham gia của gần 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên.

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Bên cạnh việc phát triển cây lúa, nhiều địa phương tại Long An đã chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng đất, mang lại thu nhập cao cho nhân dân. Bằng sự tìm tòi, học hỏi nhiều huyện, thị ở Long An đã trồng được những loại cây, trái trước đây không trồng được.

Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước

Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước

Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Tỉnh có quỹ đất nông nghiệp dồi dào với gần 425.000ha để phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn. Tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 2%/năm.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, đêm 23 và sáng 24/5, trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa rào, mưa to và dông. Mưa lũ gây thiệt hại hơn 3 ha diện tích lúa của người dân và sạt lở một số vị trí trên tuyến đường trong tỉnh.

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ đêm 22 đến sáng 23/5, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, một số nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình) lên tới 255 mm, thành phố Tuyên Quang 140 mm, xã Thanh Tương (huyện Na Hang) 133 mm và xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên) 128 mm. Dự báo tình trạng mưa vừa, mưa to và dông tiếp tục diễn biến phức tạp đến hết ngày 24/5, có nơi đặc biệt lớn với lượng mưa trên 220 mm, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Ngày 24/5, chương trình "Đổi sách lấy cây" năm 2025 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky cùng Nhóm từ thiện Fly To Sky (trực thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện, đã chính thức phát động tại 20 điểm đổi ở 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Môi trường thế giới 5/6, tiếp nối thành công của 6 mùa triển khai trước.