Vĩnh biệt thầy giáo dùng chân viết chữ Nguyễn Ngọc Ký

Vĩnh biệt thầy giáo dùng chân viết chữ Nguyễn Ngọc Ký

Ngày 28/9/2022, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã qua đời tại nhà riêng ở phường Phước Long, thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Cuộc đời và quá trình kiên trì luyện viết bằng chân của ông để dạy học, viết sách, làm thơ, đã vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương nghị lực phi thường, vượt khó vươn lên như biểu tượng cho nhiều thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam noi theo.

Vĩnh biệt thầy giáo dùng chân viết chữ Nguyễn Ngọc Ký ảnh 1Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương sáng về nghị lực. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

“Việc gì không thích, không mê.
Mở trang sách cũng nặng nề lắm thay
Đam mê bừng đóa nửa lòng
Giúp ta biết tránh, tận cùng ước mơ”

Những câu thơ trên là sáng tác của một người thầy đặc biệt - "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký ngồi trên ghế cao cầm bút viết, ký tên, cầm kéo thoăn thoắt cắt chữ bằng chân trước hàng nghìn cặp mắt tròn xoe của các thế hệ học sinh, như lời động viên kiên trì theo đuổi ước mơ và không ngừng truyền lửa đam mê của mình đến với mọi người.

"Những năm tháng không quên"

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 26/6/1947, tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Ngọc Ký bị bệnh và liệt cả hai tay. Không đầu hàng trước số phận, cậu bé Ngọc Ký đã nỗ lực rèn luyện không ngừng, dùng đôi chân thay cho bàn tay của mình để mở khoá, rót trà mời khách và làm mọi việc nho nhỏ trong gia đình.

Năm lên 7 tuổi thấy các bạn đến trường, cậu bé Ngọc Ký cũng muốn đi học. Ở nhà, cậu bé cứ lang thang ra vườn, thấy chim tha mồi bằng mỏ bèn bắt chước tập viết bằng miệng, nhưng không được. Thấy gà bới rác ở vườn, cậu bé Ngọc Ký lấy hai ngón chân quặp viên gạch non để tập viết. Nhiều lần mẹ cậu đã ứa nước mắt khi nhìn thấy con mình mồ hôi nhễ nhại đánh vật với các chữ viết đầy sân. Khó khăn là thế nhưng cậu học trò nhỏ vẫn miệt mài dùng chân để tập viết bất kể ngày đêm.

Cậu đã phải viết hàng trăm lần để có một con chữ tròn trịa, và phải làm hàng trăm lần một bài tập thủ công. Nhờ khổ công kiên trì rèn luyện, cuối cùng, cậu còn dùng chân kẹp cả thước, compa để vẽ.

Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc. Năm ấy, ông xuất sắc đứng thứ 5 và một lần nữa được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người lần hai.

Lên cấp 3, theo lời động viên của bạn bè khắp cả nước gửi thư về, ông đã chọn chuyên ngành Ngữ văn. Năm 1966, ông được trường Đại học Tổng hợp Hà Nội gửi giấy mời nhập học ngành Ngữ văn. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng nhưng ông vẫn miệt mài đèn sách. Ông luôn tâm niệm rằng dù "xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở". Vì thế, ngay cả trên giường bệnh, ông vẫn miệt mài học tập.

Năm 1970, ông bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam, với nhan đề: "Những năm tháng không quên". Ở thời điểm đó, Nguyễn Ngọc Ký là sinh viên duy nhất có tác phẩm xuất bản ngay khi vừa tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn.

Vĩnh biệt thầy giáo dùng chân viết chữ Nguyễn Ngọc Ký ảnh 2Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thời trẻ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

"Những năm tháng không quên"

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 26/6/1947, tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Ngọc Ký bị bệnh và liệt cả hai tay. Không đầu hàng trước số phận, cậu bé Ngọc Ký đã nỗ lực rèn luyện không ngừng, dùng đôi chân thay cho bàn tay của mình để mở khoá, rót trà mời khách và làm mọi việc nho nhỏ trong gia đình.

Năm lên 7 tuổi thấy các bạn đến trường, cậu bé Ngọc Ký cũng muốn đi học. Ở nhà, cậu bé cứ lang thang ra vườn, thấy chim tha mồi bằng mỏ bèn bắt chước tập viết bằng miệng, nhưng không được. Thấy gà bới rác ở vườn, cậu bé Ngọc Ký lấy hai ngón chân quặp viên gạch non để tập viết. Nhiều lần mẹ cậu đã ứa nước mắt khi nhìn thấy con mình mồ hôi nhễ nhại đánh vật với các chữ viết đầy sân. Khó khăn là thế nhưng cậu học trò nhỏ vẫn miệt mài dùng chân để tập viết bất kể ngày đêm.

Cậu đã phải viết hàng trăm lần để có một con chữ tròn trịa, và phải làm hàng trăm lần một bài tập thủ công. Nhờ khổ công kiên trì rèn luyện, cuối cùng, cậu còn dùng chân kẹp cả thước, compa để vẽ.

Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc. Năm ấy, ông xuất sắc đứng thứ 5 và một lần nữa được Bác Hồ tặng huy hiệu cao quý của Người lần hai.

Lên cấp 3, theo lời động viên của bạn bè khắp cả nước gửi thư về, ông đã chọn chuyên ngành Ngữ văn. Năm 1966, ông được trường Đại học Tổng hợp Hà Nội gửi giấy mời nhập học ngành Ngữ văn. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng nhưng ông vẫn miệt mài đèn sách. Ông luôn tâm niệm rằng dù "xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở". Vì thế, ngay cả trên giường bệnh, ông vẫn miệt mài học tập.

Năm 1970, ông bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký đầu tiên viết bằng chân ở Việt Nam, với nhan đề: "Những năm tháng không quên". Ở thời điểm đó, Nguyễn Ngọc Ký là sinh viên duy nhất có tác phẩm xuất bản ngay khi vừa tốt nghiệp chuyên ngành Ngữ văn.

Vĩnh biệt thầy giáo dùng chân viết chữ Nguyễn Ngọc Ký ảnh 3Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng nói chuyện thân mật với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong lần về thăm tỉnh Hà Nam Ninh từ ngày 20 – 23/4/1989. Ảnh - Kim Hùng - TTXVN

Người thầy đầu tiên dùng chân viết chữ

Năm 1970, sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Ngữ văn, theo lời khuyên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê nhà Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên. Nhiều đêm ông trăn trở suy tư cách dạy cho học sinh khi đôi tay của mình không thể dùng phấn để viết được. Thế rồi, ông tự mày mò ra một phương pháp dạy chẳng giống ai. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Ông vừa dạy học vừa dùng chân kéo tờ giấy che ở ngoài từ từ xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Trên ấy, chỉ những gì cô đọng nhất của nội dung tác phẩm được ghi lại, có khi chỉ là một hình vẽ đơn giản nhưng thật ấn tượng để in sâu vào trí nhớ học sinh, cái đích đến cuối cùng của bài giảng. Với giọng nói sinh động, truyền cảm của mình, ông đã thuyết phục được tất cả học trò.

Trong bất cứ bài học nào, ông đều nghĩ những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, để gây sự chú ý cho học sinh, vừa bước vào lớp, ông liền đọc 4 câu thơ: "Đức tài rực sáng sao khuê/ Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời/ Lấy dân làm đạo, làm vui/ Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang". Đố các em đó là ai?".... Và cứ thế, với lối dạy văn sinh động, sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã đưa cái hồn của văn học vào lớp, chinh phục bao thế hệ học trò.

Năm 1983, tiết dạy của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã được trao giải Nhất giáo viên dạy giỏi toàn tỉnh. Những bức tranh vẽ nên văn của thầy cũng được trao giải thưởng Sáng tạo dụng cụ học tập toàn quốc...

Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thày đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Trong một lần về thăm huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".

Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng Giáo dục quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Hằng ngày, ông đến các trường cấp 2 nghe giáo viên giảng bài, rồi ngồi cuối lớp chép lại những ý tưởng. Các chuyên đề góp ý của ông đã trở thành những bài lý luận từ thực tiễn xuất sắc.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Ông đã có hơn 1.500 buổi nói chuyện tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trong cả nước.

Sau khi nghỉ hưu, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn không ngừng cống hiến. Ông trở thành nhà tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài, vẫn miệt mài ngồi máy tính, dùng chân gõ những câu đố, vần thơ...

Nhà của thầy Ký cũng là điểm đến của bao thế hệ học sinh, thậm chí có những lứa học trò đã học thầy cách đây 30 năm. Với họ được gặp và học thầy đã là một điều hạnh phúc, may mắn. Những kỷ niệm về một người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chăm sóc tận tụy như một người cha, đã tạo nên sợi dây tình cảm thiêng liêng còn mãi trong hành trang cuộc đời của nhiều thế hệ học trò.

Có thể nói, suốt cả cuộc đời, Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò với nghị lực, quyết tâm phi thường và để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Tôi đi học", "Tôi học đại học", "Tôi đi dạy học", "Những năm tháng không quên", “Tâm huyết trao đời”… Cuộc đời và quá trình kiên trì luyện viết bằng chân của ông đã vào những trang sách giáo khoa, tiếp thêm cho lớp lớp thế hệ học trò những nghị lực, khao khát sống mãnh liệt, bằng lao động chân chính của mình để giúp ích cho đời.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng từng dành những lời trân trọng đối với Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký và cuốn “Tâm huyết trao đời”: “Mấy chục năm qua, tấm gương Nguyễn Ngọc Ký đã được các thế hệ thanh niên, học sinh ở nước ta trân trọng, cảm phục như một trong những điển hình sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận tật nguyền, để sống có ích và giúp ích cho mọi người, cho đất nước… Cuốn “Tâm huyết trao đời” của Nhà giáo ưu tú - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký như người bạn hiền, luôn khích lệ bạn đọc mỗi khi họ phải đối mặt với khó khăn, thử thách. Cuốn sách cũng truyền cảm hứng yêu đời, luôn phấn đấu vượt lên chính mình, cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau”.

Hoàng Yến (tổng hợp)

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.