Xuân mới trên đồng Chó Ngáp

Đường giao thông liên xã được bê tông hoá rộng rãi, đáp ứng nhu cầu đi lại và thông thương hàng hoá của người dân đồng Chó Ngáp thuộc hai xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu)
Đường giao thông liên xã được bê tông hoá rộng rãi, đáp ứng nhu cầu đi lại và thông thương hàng hoá của người dân đồng Chó Ngáp thuộc hai xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu)

Trở lại vùng đất Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) giữa tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm 2020, huyền thoại về vùng đất lửa anh hùng năm xưa, những cuộc đổi đời ngoạn mục nhờ con tôm, cây lúa hôm nay luôn là những câu chuyện thời sự thú vị, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí và quyết tâm hiện thực hóa khát vọng đổi đời của bao thế hệ nông dân Kinh - Khmer - Hoa trên chính những cánh đồng hoang vu năm nào ở đồng Chó Ngáp.

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 1Đường giao thông liên xã được bê tông hoá rộng rãi, đáp ứng nhu cầu đi lại và thông thương hàng hoá của người dân đồng Chó Ngáp thuộc hai xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu)

Đồng Chó Ngáp là tên gọi dân gian, chỉ vùng đất hoang năm xưa với diện tích hơn 10.000 ha thuộc hai xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A (huyện Hồng Dân, (Bạc Liêu) hôm nay. 

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 2Dự án xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia Chủ Chọt ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A (Hồng Dân, Bạc Liêu) đã hoàn thành các hạng mục nhà lưu niệm, nhà mồ, tường rào… dự kiến đưa vào sử dụng vào đầu xuân mới 2021, là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu về truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của những người nông dân Kinh, Khmer, Hoa ở đồng Chó Ngáp với sự kiện nổi dậy chống ách thực dân chấn động Nam Kỳ và Đông Dương của nông dân Ninh Thạnh Lợi vào tháng 5/1927. Trong ảnh: Khu di tích Chủ Chọt nhìn từ trên cao, nằm giữa những cánh rừng dừa nước và vuông tôm, ruộng lúa đặc thù của đồng Chó Ngáp hôm nay.

Theo các lão nông tri điền nơi đây, đồng Chó Ngáp trước đây là những cánh đồng hoang rộng hàng cây số, nhiễm phèn nặng, mọc nhiều năn, lác, từ bên này cánh đồng không nhìn rõ bên kia, lớn đến nỗi chó chạy phải lè lưỡi (ngáp). Từ vùng đất hoang hóa, độc canh cây lúa và các loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp như tràm, trúc, khóm (dứa)…,  việc chuyển sang mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản từ xu thế chuyển đổi sản xuất vào những năm 2000 đã làm thay đổi toàn diện đời sống cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và diện mạo nông thông nơi đây.

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 3Ông Danh Quơl trên vuông tôm “dưỡng già” rộng hơn 1ha của hai vợ chồng ở ấp Chòm Cao, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Ảnh: Nhu Giang

Ông Phan Thanh Sung, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Thạnh Lợi A, cho biết: Trong tổng số hơn 6.000 ha đất sản xuất trên địa bàn xã, có tới 4.600 ha canh tác theo mô hình tôm-lúa bền vững đa cây đa con, hơn 1.450 ha nuôi tôm kết hợp các loại thủy sản khác theo mô hình thức quảng canh cải tiến. Với khoảng 2.300 hộ dân gồm 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen từ bao đời nay, sau gần hai thập niên chuyển đổi sản xuất, cùng với giống lúa Một bụi đỏ “trời cho”,  người dân ở đồng Chó Ngáp đã định hình mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp bà con nông dân vươn lên làm giàu.

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 4Cán bộ nông nghiệp và bà con nông dân ở ấp Chòm Cao, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) tìm hiểu về giống lúa ST-24 mới gieo cấy thử nghiệm trên đồng Chó Ngáp từ năm 2020, cho thu hoạch vụ đầu tiên vào đầu năm mới 2021

Đối với người dân ở vùng đất Ninh Thạnh Lợi hôm nay, việc có đất sản xuất dưới 1ha được xem là ít. Gần 60 tuổi, là người dân tộc Khmer, ông Danh Quơl từng có hơn 10ha đất sản xuất. Sau khi dựng vợ gả chồng, chia đất sản xuất làm của hồi môn cho các con, vợ chồng ông chỉ giữ lại hơn 1ha đất nuôi tôm để dưỡng già, trong căn nhà khang trang ở ấp Chòm Cao, nơi có 70% hộ đồng bào Khmer sinh sống thuộc xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu).

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 5Với 385 hộ dân, ấp Chòm Cao là địa bàn có đông đồng bào Khmer cư trú nhất ở xã Ninh Thạnh Lợi A (Hồng Dân, Bạc Liêu), chiếm 70% dân số; số hộ nghèo và cận nghèo đếm trên đầu ngón tay. Trong ảnh: Gia đình anh Danh Nil, dân tộc Khmer ở ấp Chòm Cao có hơn 2ha đất nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh cải tiến

Cũng ở ấp Chòm Cao, là cư dân cố cựu ở đồng Chó Ngáp, ông Lê Văn Tính tự nhận mình có đất sản xuất “hơi rộng” với trên 10 ha đất trồng lúa kết hợp nuôi tôm, cua, cá…, cho thu nhập mỗi năm không dưới 500 triệu đồng. “Hồi đó, nhà tui làm đủ thứ, trồng khóm, đan đát thủ công, làm ruộng… nhưng bữa đực bữa cái, cực khổ lắm. Khoảng năm 2000 trở lại đây, từ lúc chuyển qua nuôi tôm, trồng lúa, thu nhập ổn định hơn, đời sống đổi thay rất nhiều. Hồi mới chuyển đổi, cũng gian nan lắm. Đồng Chó Ngáp mà, đất phải sửa, cải tạo mới sản xuất được. Giờ, mình sản xuất ổn định theo mô hình đa cây đa con, thả nối con giống liên tục, có sú, có thẻ, có cua… Cứ cách ba tháng, mình thu hoạch một lần, trúng thì hơn trăm triệu, thất cũng vài chục triệu.”, ông Tính chia sẻ.

Theo ông Lý Văn Sól, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Thạnh Lợi A, sau khi thu hoạch dứt điểm hai vụ tôm chính của năm 2020, các nông hộ trên địa bàn xã đã xuống giống, chăm sóc gần 4.580 ha lúa trên đất nuôi tôm, dự kiến thu hoạch dứt điểm trong tháng 01/2021 với kỳ vọng được mùa, trúng giá từ những trà lúa Một bụi đỏ canh tác bao đời nay và giống lúa ST-24 mới gieo sạ vụ đầu tiên, từng bước đa dạng hóa mô hình sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác, hướng tới xã nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn 2021-2025.  

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 6Cùng với tôm sú và tôm thẻ, cua là loại vật nuôi có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Trong ảnh: Điểm tập kết, phân loại cua để bán ra thị trường ở ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu)

Với mô hình canh tác một vụ lúa và hai vụ tôm chính cho năng suất bình quân 120-150kg/ha/vụ, chưa kể thu hoạch xen canh bình quân 70-80kg/ha/đợt và nguồn thu từ cây lúa, bà con nông dân không còn loay hoay với chuyện thoát nghèo mà chỉ chú tâm vào việc gieo sạ lúa, thả giống, chăm sóc và thu hoạch tôm, cua, cá…, duy trì nguồn thu nhập ổn định, làm giàu trên đồng đất quê hương.

Tính đến cuối năm 2020, toàn xã Ninh Thạnh Lợi A chỉ còn hơn 0,3% hộ nghèo được đưa vào diện bảo trợ xã hội, thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/người/năm, gần 94% hộ dân có nhà ở kiên cố và bán kiên cố…

Trong đó, ấp Nhà Lầu 1 và Nhà Lầu 2 với các hộ dân nằm ven trục kênh xáng Phó Sinh - Cạnh Đền và tuyến đường bê tông dài 15 km rộng 3,5m vừa mới hoàn thành toàn những căn nhà kiên cố, khang trang như tên gọi của ấp, bao bọc bởi sông nước và những ao tôm, ruộng lúa ngút ngàn.

Xuân mới trên đồng Chó Ngáp ảnh 7Nhà Lầu là địa danh có từ trước 1975, được chi thành hai ấp Nhà Lầu 1 và Nhà Lầu 2 từ năm 1967. Trong hai thập niên trở lại đây, nhờ mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa, 2/3 hộ dân ở ấp Nhà Lầu 1 và Nhà Lầu 2 (xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) đã xây dựng nhà ở kiên cố và bán kiên cố, nằm dọc kênh xáng Phó Sinh - Cạnh Đền. Trong ảnh: Một góc ấp Nhà Lầu 1 nhìn từ trên cao.

Phát huy thành quả của địa phương vùng sâu, vùng xa vừa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao với các trục đường ô tô mới hoàn thành, kết nối khu vực trung tâm với thị trấn huyện lỵ Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), thị trấn Phước Long (huyện Phước Long) của tỉnh Bạc Liêu, huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang và quốc lộ 1A, cùng với công trình di tích lịch sử cấp quốc gia Chủ Chọt đang thi công những hạng mục cuối cùng tại ấp Chủ Chọt, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), người dân trên đồng Chó Ngáp đang hồ hởi đón năm mới 2021 với những kỳ vọng mới, hướng tới một cuộc sống ổn định, đủ đầy, no ấm./.      

Bài và ảnh: Nhu Giang, An Hiếu

(Báo ảnh DT&MN)

Có thể bạn quan tâm

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.