Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.

“Cùng em khoác chiếc áo tơi ra đồng”…

Trong căn nhà nhỏ nằm nép mình bên con đường làng Yên Lạc, tiếng lách tách đều đặn của những sợi lá cọ khô vẫn vang lên nhịp nhàng. Đó là âm thanh quen thuộc của những người thợ đang miệt mài chằm nên những chiếc áo tơi truyền thống. Nghề này đã gắn bó với người dân Yên Lạc qua bao thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và kinh tế của vùng đất này.

ao-toi1.jpg
Áo tơi cùng người nông dân Hà Tĩnh ra đồng giữa thời tiết oi ả của những ngày hè tháng 5.

70 tuổi đời nhưng bà Đặng Thị Hiền (ở thôn Yên Lạc) đã có thâm niên hơn 50 năm chằm tơi, đôi tay chai sạn vẫn thoăn thoắt vuốt từng tàu lá cọ. Bà Hiền nhớ lại: “Ngày xưa, áo tơi là thứ không thể thiếu của người dân quê Hà Tĩnh, người làng Yên Lạc tự hào là làng nghề duy nhất chằm tơi và còn giữ được đến tận ngày nay”.

Chiếc áo tơi có hai loại, có tơi che mưa làm bằng lá tro, dày dặn để đối phó với những cơn mưa rào bất chợt, lại có tơi che nắng làm bằng lá tơi, mỏng và thoáng hơn để mặc trong những ngày hè oi ả. Thế nhưng, sự xuất hiện của áo mưa hiện đại đã khiến chiếc tơi che mưa dần vắng bóng và hầu như ít xuất hiện. Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện chiếc áo quạt gió điều hòa làm mát tiện lợi, tuy nhiên với người dân lao động thì chiếc áo tơi nắng truyền thống vẫn được ưa chuộng bởi sự mát mẻ tự nhiên và giá thành rẻ mà nó mang lại.

ao-toi2a.jpg
Lá tơi lấy ở rừng về, đem phơi sương một đêm cho dẻo, phơi nắng một buổi mới có thể đưa ra dùng.

“Một chiếc áo tơi nắng có giá khoảng 70 nghìn đồng, nhưng có thể dùng bền bỉ đến ba mùa nắng, giữa thời tiết khắc nghiệt của miền Trung. Mùa hè, khoác chiếc áo tơi đi làm đồng sẽ giảm được nắng nóng đi rất nhiều”, bà Hiền chia sẻ. Thời trẻ, mỗi ngày đôi tay bà Hiền có thể chằm 5 đến 6 chiếc áo tơi. Nay tuổi cao, năng suất có giảm nhưng mỗi ngày bà vẫn cần mẫn làm ra 3 đến 4 chiếc, góp phần duy trì nghề truyền thống của gia đình và quê hương.

Để có được những chiếc áo tơi bền đẹp, người thợ phải trải qua một quy trình công phu. Ông Nguyễn Đăng Thường (85 tuổi, thôn Yên Lạc) kể: “Mùa chính của nghề tơi là 6 tháng mùa nắng, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm lá cọ đạt độ già thích hợp để làm tơi”. Ông Thường cho biết, công đoạn đầu tiên là phải vào tận rừng sâu để lấy lá cọ già, hái mây tắt, chẻ mây và cây giang non ra phơi để bện triêng - những sợi dây quan trọng để kết nối các lớp lá.

ao-toi3.jpg
Đôi tay khéo léo của những người nông dân Yên Lạc chằm nên những chiếc áo tơi che nắng.

Khi bắt tay vào chằm tơi, người thợ thường tranh thủ buổi sáng để phơi lá cho nở, sau đó cả gia đình cùng nhau tập trung vuốt lá cho phẳng. Trong mỗi nhà, thường chỉ có một người khéo tay nhất đảm nhận công đoạn chằm chính, có khi một ngày làm được tới 6 chiếc áo tơi.

Còn với bà Đặng Thị Chất, 70 tuổi, giáo viên nghỉ hưu, những kỷ niệm về chiếc áo tơi gắn liền với một thời gian khó. Bà kể rằng, thời xưa, làm nghề giáo viên cũng vất vả trăm bề, từ khi về làm dâu Yên Lạc, bà đã biết vuốt lá, chằm tơi, các con bà cũng lớn lên cùng với tiếng xào xạc của lá cọ và mùi thơm đặc trưng của nó. Ngoài giờ lên lớp, nhờ chăm chỉ chằm tơi mà vợ chồng bà có thêm nguồn thu nhập để nuôi dạy con cái trưởng thành.

Giữ hồn quê trong từng sợi lá

Ngày xưa, những chiếc áo tơi Yên Lạc theo gánh của người dân đi khắp các chợ trong vùng, từ chợ Tỉnh (chợ thành phố Hà Tĩnh) đến chợ Gát (huyện Thạch Hà), chợ Huyện Đồng Lộc (Can Lộc). Theo người dân Yên Lạc, trước đây có cả những người buôn tơi đến tận nhà lấy hàng, còn bây giờ, chủ yếu là tự người dân mang ra chợ bán. Giá trị của chiếc áo tơi cũng đã thay đổi theo thời gian. Nếu ngày xưa một chiếc tơi chỉ có giá vài nghìn đồng, thì nay, giá trị đã được nâng lên, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về giá trị văn hóa và sự độc đáo của sản phẩm thủ công.

ao-toi4.jpg
Chiếc áo tơi được kết nối lại bằng những sợi dây mây mềm dẻo.

Theo thống kê, thôn Yên Lạc có khoảng 188 hộ dân và đáng mừng là đến 2/3 trong số đó vẫn còn giữ nghề chằm tơi. Tuy nhiên, số hộ chuyên tâm vào nghề này hiện chỉ còn khoảng 15 đến 20 hộ, trong đó có gia đình ông Nguyễn Đăng Đông, bà Nguyễn Thị An với số lượng sản phẩm làm ra khá lớn, hay bà Nguyễn Thị Bàng (75 tuổi) nổi tiếng với đôi tay chằm tơi khéo léo. Nhờ đó mà vẫn có những thương lái tìm đến tận nơi để thu mua sỉ.

Để giữ gìn nghề truyền thống quê hương, năm 2022, Tổ hợp tác chằm tơi Yên Lạc ra đời với 25 thành viên. Sự ra đời của tổ hợp tác nhằm lưu truyền và bảo tồn nghề chằm tơi truyền thống và tạo ra một cầu nối vững chắc giữa những người làm tơi và thị trường tiêu thụ.

Chị Trần Thị Lệ Thu, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quang Lộc, đồng thời là Chủ tịch Tổ hợp tác chằm tơi Yên Lạc, chia sẻ: Chúng tôi thành lập tổ hợp tác với mong muốn tập hợp những người còn tâm huyết với nghề, cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định và quảng bá rộng rãi chiếc áo tơi Yên Lạc đến với mọi miền đất nước.

Nỗ lực này đã mang lại những tín hiệu tích cực. Vào mùa chính vụ, khi nhu cầu về áo tơi tăng cao, thu nhập bình quân của những hộ gia đình chằm tơi có thể đạt từ 16 đến 17 triệu đồng mỗi tháng, một con số đáng khích lệ, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề.

ao-toi5.jpg
Bà Đặng Thị Hiền, 70 tuổi, vẫn cần mẫn chằm được từ 3 đến 4 chiếc áo tơi mỗi ngày.

Không chỉ dừng lại ở thị trường địa phương, thông qua các hoạt động quảng bá của tổ hợp tác, chiếc áo tơi Yên Lạc ngày càng được nhiều khách hàng ở các tỉnh thành khác biết đến. Đặc biệt, sản phẩm độc đáo này còn thu hút sự quan tâm của những người làm trong ngành du lịch tìm đến đặt hàng với số lượng lớn để phục vụ du khách, mang đến những trải nghiệm văn hóa đặc sắc và gần gũi với thiên nhiên Hà Tĩnh.

Nghề chằm áo tơi ở Yên Lạc không chỉ là câu chuyện về một sản phẩm thủ công, mà còn là câu chuyện về sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, về sự kiên trì và khéo léo của bao thế hệ. Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, việc người dân Yên Lạc vẫn miệt mài giữ gìn và phát triển nghề truyền thống này là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của những giá trị văn hóa, là một nét đẹp cần được trân trọng và lan tỏa.

Chiếc áo tơi mộc mạc vẫn âm thầm kể câu chuyện về một vùng quê giàu truyền thống và những con người cần cù, yêu nghề./.

Có thể bạn quan tâm

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện nghi lễ trưởng thành đặc sắc của dân tộc mình.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.