An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2

Bài 2: Xây dựng vùng chiến khu nghĩa tình và phát triển

Tiếp nối “huyền thoại” của chiến khu An Phú Đông năm xưa, phường An Phú Đông (Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng, xứng đáng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong những năm gần đây, vùng đất này được đầu tư mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả nổi bật.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 1Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Nơi lưu giữ truyền thống An Phú Đông

Sau khi thành lập Quận 12, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và tâm nguyện của nhiều lão thành cách mạng, Đảng bộ Quận 12 quyết định xây dựng Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, một trong những công trình trọng điểm của Đại hội Đảng bộ Quận 12 nhiệm kỳ II (2001 - 2005). Đây là công trình để ghi nhận công lao to lớn của quân và dân vùng chiến khu xưa, tri ân của các thế hệ hôm nay với những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống tại vùng đất này.

Công trình vừa là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của các thế hệ đi trước, cũng vừa là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình có tổng diện tích 2,5 ha với tổng kinh phí đầu tư 15 tỷ đồng, được khánh thành vào năm 2006.

Bên trong Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông là phòng trưng bày được bố trí với bố cục gồm 3 phần chính gồm “Hào hùng truyền thống Chiến khu An Phú Đông”, “Nghĩa tình An Phú Đông”, “An Phú Đông ngày nay” cùng nhiều hiện vật trưng bày được phục chế, đạn thần công… giúp tái hiện lại quá trình sống và chiến đấu của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong chiến trường xưa.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 2Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, giúp người dân An Phú Đông đi lại thuận tiện, lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Ngày nay, Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Quận 12 mà nơi đây còn là địa điểm học tập lịch sử của học sinh, sinh viên trong và ngoài quận. Các câu chuyện lịch sử được thuyết minh viên tái hiện một cách sinh động làm cho khách tham quan như được ngược dòng thời gian, sống lại cùng với quá khứ hào hùng của dân tộc.

Tại buổi họp mặt truyền thống Chiến khu An Phú Đông đầu năm 2020, Bí thư Quận ủy Quận 12 Trần Hoàng Danh khẳng định: Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Quận 12 luôn phát huy truyền thống vùng Chiến khu An Phú Đông năm xưa, ra sức phấn đấu phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tạo bộ mặt đô thị mới trên quê hương An Phú Đông - Vườn Cau đỏ anh hùng. Sau hơn 20 năm thành lập Quận 12, với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương, đã từng ngày tạo nên sự “thay da đổi thịt” trên vùng chiến khu xưa.

Tạo đà phát triển vùng chiến khu

Qua hai cuộc kháng chiến, Chiến khu An Phú Đông có 787 hộ gia đình có công với cách mạng, được tặng thưởng 680 huân huy chương các loại, có 17 Mẹ Việt Nam anh hùng, 516 liệt sĩ, 760 lượt cán bộ chiến sĩ bị bắt và tù đày. Ngày 29/1/1996, nhân dân An Phú Đông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Tại phường An Phú Đông, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã phát huy truyền thống chiến khu An Phú Đông, sức mạnh khối đại đoàn kết thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và đảm bảo an sinh xã hội, nhất là chăm lo cho người có công, gia đình chính sách tại địa phương.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 3Cầu thép An Phú Đông dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2020, kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tạo động lực phát triển cho vùng chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Theo ông Phan Văn Nam, Bí thư Đảng ủy phường An Phú Đông, địa phương đã thực hiện hiệu quả các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; quan tâm chăm sóc các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Phường An Phú Đông có 291 hộ diện chính sách, có công, gia đình thờ cúng liệt sĩ, con liệt sĩ. Đến nay, địa phương không có hộ chính sách, gia đình có công thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn thành phố.

Nhiều năm qua, Đảng ủy phường đã triển khai xuống các chi bộ tăng cường chăm lo cho gia đình chính sách, có công. Bí thư Đảng ủy phường An Phú Đông Phan Văn Nam cho biết, ngoài chế độ, chính sách chung của nhà nước, các chi bộ vận động nguồn lực xã hội để mỗi tháng hỗ trợ cho các hộ chính sách khoản tiền 300.000 - 500.000 đồng. Tuy không quá lớn, nhưng đây là nỗ lực của địa phương trong công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn của vùng đất chiến khu Anh hùng.

Không chỉ làm tốt công tác an sinh xã hội, phường An Phú Đông cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo sức bật để phát triển vùng. Trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng “Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp - Nông nghiệp đô thị”, phường tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư phát triển, số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu năm 2015 chỉ có 278 doanh nghiệp và 508 hộ kinh doanh cá thể, thì đến nay An Phú Đông đã có 1.017 doanh nghiệp và 1.875 hộ kinh doanh cá thể.

Theo UBND phường An Phú Đông, hiện địa phương đang đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả sẵn có, tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang nông nghiệp đô thị, dịch vụ; khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện phát triển, chuyển đổi thành loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân… cũng như tạo điều vay vốn phát triển, mở rộng quy mô. Phường đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cấp các tuyến hẻm, tuyến đường kết nối giao thông để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư từ đó thu hút lao động tại chỗ.

Hiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và số hộ dân sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, công tác hỗ trợ nông dân mở rộng, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với phát triển đô thị được thực hiện tốt. Các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị và nông nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì chủ yếu là các mô hình trồng mai ghép, trồng hoa lan, kiểng lá, rau thủy canh.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, phường An Phú Đông đã hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng 13 công trình đê bao kết hợp giao thông với kinh phí 133 tỷ đồng; các công trình Cầu Lớn, cầu Rạch Trâm, cống hộp cầu Thầu Tư, đường APĐ-09, APĐ-25, nâng cấp sửa chữa các trường học, di tích trên địa bàn… Địa phương đã vận động nhân dân xã hội hóa đường giao thông, thoát được hơn 16km, vượt xa chỉ tiêu 7km của nhiệm kỳ 2015- 2020.

Đầu năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng cầu thép An Phú Đông, thay thế bến phà hiện nay, nối phường An Phú Đông với trung tâm quận Gò Vấp. Dự kiến trong tháng 10/2020, cây cầu này sẽ được đưa vào khai thác, tạo động lực mới cho vùng đất chiến khu xưa.

Ông Phan Văn Nam cho biết, từ năm 2018 đến nay, dân số tại phường An Phú Đông tăng mạnh với số lượng khoảng 50.000 dân hiện nay. Trong 3 năm trở lại đây, Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 12 đầu tư nhiều công trình hạ tầng như các tuyến đường, trường học, trạm y tế… đã thu hút người dân đến sinh sống, chọn vùng đất An Phú Đông để định cư.

An Phú Đông - chiến khu đầu tiên của tỉnh Gia Định - Bài 2 ảnh 4Một góc Nhà truyền thống chiến khu An Phú Đông. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Với sự quan tâm và đầu tư mạnh thời gian qua, An Phú Đông ngày càng phát triển mạnh và địa phương đang nỗ lực xây dựng vùng chiến khu xưa trở thành nơi “đất lành chim đậu”, vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội, nghĩa tình vùng Chiến khu An Phú Đông “bất tử”./. (Hết)

Tiến Lực - Thành Chung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.