Công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Sáng 31/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hoinghicongboquyhoachbaovekhaithacnguonloithuysan20212030.jpg
Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030. Ảnh: vov.vn

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh thành tập trung thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các quy hoạch khác của ngành đã được phê duyệt, cùng các chương trình đề án có tác động đến môi trường, sinh thái biển. Căn cứ vào thực tế địa phương, các tỉnh thành rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các dự án đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh, thành phố đảm bảo tuân thủ các định hướng.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, quy hoạch là cơ sở quan trọng để phân bố lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác hải sản, khai thác thủy sản ở nội đồng phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi, của hệ sinh thái.

Quy hoạch nhằm bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai.

Quy hoạch góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Trên cơ sở các dự án sẽ thực hiện theo quy hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương bố trí các nguồn vốn đầu tư cùng với nguồn đầu tư còn hạn chế từ Trung ương để các dự án hoàn thành đúng kế hoạch.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Chiến đánh giá: Quy hoạch được phê duyệt vào thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang quyết liệt triển khai các giải pháp khắc phục “thẻ vàng” IUU, thực hiện các khuyến nghị của EC cũng như Việt Nam đang hướng tới phát triển nghề cá bền vững, hội nhập quốc tế.

Tỉnh Bình Thuận có các quy hoạch về bảo tồn, các khu cấm khai thác có thời hạn… Trên cơ sở quy hoạch tổng thể này, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng thực hiện ở địa phương; đồng thời thực hiện quy hoạch bảo tồn khu vực Phú Quý trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, an ninh và phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Chiến cho biết.

Thông tin về Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết: Đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, quy hoạch đặt mục tiêu có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587 ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia). Cùng với đó là 149 khu vực ở vùng biển và 119 khu vực nội địa được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

Đối với khai thác thủy sản phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10,0%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3,0%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%...

Riêng về chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản, định hướng quy hoạch là giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao; điều chỉnh số lượng tàu cá khai thác thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển; gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí. Cùng với đó là củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; tổ chức sản xuất thủy sản khai thác theo chuỗi giá trị, chú trọng tăng về giá trị sản xuất.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Những mục tiêu trên sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Bích Hồng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nông thôn mới 2026 - 2035: Hiện đại, xanh và bao trùm

Nông thôn mới 2026 - 2035: Hiện đại, xanh và bao trùm

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững bước vào giai đoạn chiến lược 2026 - 2035 với kỳ vọng hoàn thiện hạ tầng, phát triển toàn diện, hiện đại hóa kinh tế - xã hội nông thôn, đồng thời tăng thu nhập nông dân lên ít nhất 1,6 lần, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 1%, phấn đấu 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Gia Lai: Đã khởi công gần 99% nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Đã khởi công gần 99% nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến 16 giờ ngày 19/6, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 8.006 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, đạt 98,84% so với kế hoạch. Trong đó, đã hoàn thành 6.824 căn, chiếm tỷ lệ 84,25%.

Hoàn thiện chính sách phát triển vùng biên giới đất liền

Hoàn thiện chính sách phát triển vùng biên giới đất liền

Chiều 20/6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biên giới đất liền ở Việt Nam hiện nay”.

Học sinh vùng cao Yên Bái vững tâm bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh vùng cao Yên Bái vững tâm bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25 - 28/6. Những ngày này, các trường trung học phổ thông tại tỉnh Yên Bái đang gấp rút ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tâm thế cho học sinh lớp 12 sẵn sàng bước vào kỳ thi.

Thực hiện giai đoạn 2 tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Thực hiện giai đoạn 2 tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Ngày 19/6, HĐND tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 32 (chuyên đề) thông qua các nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2025 tỉnh Cao Bằng (lần 3).

Ngăn chặn 476 kg nội tạng không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường

Ngăn chặn 476 kg nội tạng không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường

Qua công tác nghiệp vụ, lúc 3 giờ 50 phút, ngày 18/6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Sơn La phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra hàng hóa xe khách biển kiểm soát 25F - 002.09 chạy tuyến Hà Nội - Điện Biên đang dừng đỗ để trả hàng tại tổ 3, phường Chiềng Sinh (thành phố Sơn La).

Ninh Thuận: Hoàn thành xóa nhà tạm trước 1 tháng

Ninh Thuận: Hoàn thành xóa nhà tạm trước 1 tháng

Sáng 18/6, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch 90 ngày đêm Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Trong khoảng 2 tháng thực hiện (từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5), tỉnh đã hoàn thành xây mới, sửa chữa 2.183 căn nhà để bàn giao cho người dân còn khó khăn về nhà ở, giúp họ ổn định cuộc sống.

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Trao nhà tình nghĩa, lan tỏa tinh thần vì người nghèo

Sáng 17/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp tổ chức bàn giao 70 căn nhà Đại đoàn kết cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Bến Tre tài trợ.

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, sau ba tuần triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ 15/5 đến 5/6), tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song hiệu quả vẫn chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế tại cơ sở. Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành có nơi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 1562/UBND-NC, ngày 5/6/2025 chỉ đạo yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện nội dung kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 09/KL-TTr ngày 29/5/2025 của Thanh tra tỉnh, nhằm chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ hai); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là những nhóm vấn đề được nhiều cử tri tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Qua thanh tra chuyên đề về công tác quản lý và khai thác khoáng sản, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án khai thác khoáng sản, bao gồm việc sử dụng đất trái phép, chậm triển khai khai thác, lắp đặt thiết bị không đúng quy định và nợ đọng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 20 xã, trong đó 6 xã vùng thượng gồm: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Đây là những địa bàn xa trung tâm, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu thốn, hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở đã diễn ra thường xuyên tại các xã vùng thượng.

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 65/CĐ-TTg, 72/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg, tỉnh Gia Lai đang triển khai quyết liệt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Thực hiện kế hoạch tháng cao điểm về tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy năm 2025, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 11/6, Tổ công tác gồm Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn và Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pháng Chủ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng nam giới về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu được là 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 11/12/2024 đến 2/6/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 95 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dù giảm 24 vụ (tương đương 20,17%) so với cùng kỳ năm trước, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe nhân dân.

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Là tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt, dân cư phân bố rải rác, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường khi hoạt động buôn bán nhỏ lẻ diễn ra phổ biến ở vùng sâu, vùng xa mà lực lượng lại quá mỏng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chủ động vượt khó, triển khai đồng bộ cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực.