Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:

Lòng yêu trẻ, bám trường vùng biên của cô giáo Phạm Thị Tố Vui

Lòng yêu trẻ, bám trường vùng biên của cô giáo Phạm Thị Tố Vui
Cô giáo Phạm Thị Tố Vui (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong đồ dùng dạy học với các đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN
Cô giáo Phạm Thị Tố Vui (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong đồ dùng dạy học với các đồng nghiệp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN

Năm 1990, cô Phạm Thị Tố Vui phải bỏ dỡ giảng đường đại học, theo gia đình từ Hưng Yên vào định cư vùng biên giới Thạnh Hóa. Tại đây, cô cảm nhận được tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ của người dân địa phương. Cũng nơi đây, cô Vui bao giờ cũng canh cánh nỗi buồn bởi những đứa trẻ không được học hành đến nơi, đến chốn vì trường rất xa, phải đi lại bằng xuồng gần nửa ngày và thiếu giáo viên. Năm 1991, dịp may đến với cô khi Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp Mười chiêu sinh giáo viên dạy nơi vùng sâu của tỉnh và cô trúng tuyển vào ngành.

Qua 2 năm được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, cô Vui tình nguyện trở về Thuận Bình công tác - nơi mà cô từng ấp ủ ước mơ dạy học sinh. Cô Vui tâm sự: "Mặc dù khó khăn nhưng học sinh rất chăm học. Chính sự ngây thơ hồn nhiên của các em cộng với tinh thần ham học đã làm cho tôi cảm thấy yêu trường, yêu nghề thêm yêu các em hơn. Do đó, tôi quyết tâm ở lại vì suy nghĩ làm cách nào đó để cho các em biết được kiến thức, biết được chữ và các em tiếp tục được học lên".

Trong suốt quá trình dạy học của mình, cô Tố Vui luôn  tự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để tìm ra những biện pháp, phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Cô đã áp dụng một số biện pháp như: Tổ chức dạy và học có hiệu quả, tạo không khí vui vẻ, đoàn kết, thân thiện, cởi mở giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh... Cô luôn quan tâm, dành thời gian uốn nắn, sửa chữa, kèm cặp, động viên khuyến khích các em trong học tập; tổ chức nhiều hoạt động, thay đổi các hình thức dạy học, cuốn hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tập cũng như các phong trào thi đua do Trường, Đoàn, Đội phát động. Ngoài giáo dục đạo đức, tác phong, cô còn hướng học sinh phát triển một cách toàn diện.

Đặc biệt, trong lớp có một học sinh bị khuyết tật là em Nguyễn Thị Anh Đào chậm phát triển trí tuệ, cô đã dành nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ. Đến nay, việc học và thực hiện nề nếp của Anh Đào có nhiều chuyển biến tích cực. Nói về cô chủ nhiệm của mình, em Trần Hoàng Nhật Lan, lớp 5 cho biết: Cô Vui rất tận tụy với chúng em. Với những bài học khó trong sách, cô dạy các phương pháp đơn giản và dạy bảng điện tử với những màu sắc dễ hiểu, dễ học bài. 

Cô giáo Phạm Thị Tố Vui hướng dẫn học sinh khiếm khuyết trong giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN
Cô giáo Phạm Thị Tố Vui hướng dẫn học sinh khiếm khuyết trong giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN

Để phục vụ cho công tác giảng dạy, cô luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, đi đầu trong phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng ở nhà trường. Các tiết dự giờ, thao giảng, sinh hoạt cụm đều được cô soạn giảng bằng giáo án điện tử, làm cho các tiết học trở nên phong phú hơn, chất lượng học tập của học sinh được nâng lên. Đặc biệt, cô đã mạnh dạn áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột được tập huấn  vào giảng dạy các môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2,3 và Khoa học ở lớp 4, 5 góp phần làm cho học sinh hứng thú, tích cực học tập, bước đầu có thói quen nghiên cứu khoa học, biết đưa ra các ý tưởng, giả thuyết và tiến hành các thí nghiệm chứng minh và tự rút ra kiến thức, nắm chắc, hiểu sâu, nhớ lâu nội dung bài học.

Cô còn thực hiện nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm, được Hội đồng khoa học cấp huyện, cấp tỉnh đánh giá cao như đề tài “Rèn kĩ năng chia số thập phân -Toán lớp 5”, “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Tập đọc cho học sinh lớp 5”, “Ứng dụng chương trình PowerPoint trong dạy học một số môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học - Lịch sử, Địa lý, Đạo đức ở lớp 5”... Đến nay, cô đã thực hiện 12 sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục ở một số môn học.

Cô Trần Thị Thu Uyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận Bình, nhận xét: Cô Phạm Thị Tố Vui luôn là người sáng tạo những cái mới và đưa ra những ý kiến nổi bật để đồng nghiệp theo đó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong những đề tài sáng kiến kinh nghiệm, cô luôn chọn những đề tài mới, tâm huyết tìm tòi, sáng tạo để phổ biến trong toàn trường hoặc ra toàn huyện, tỉnh. Mọi công tác, phong trào cô đều luôn đi đầu, không ngại khổ, động viên những giáo viên gặp khó khăn cố gắng vươn lên.

Với thành tích trong giảng dạy, cô Phạm Thị Tố Vui đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 13 năm; hai năm liền chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Cô được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bằng khen Chính phủ và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 2012. Đặc biệt, với đóng góp của cô, năm 2017 cô được UBND tỉnh, ngành Giáo dục Long An đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. 

Cô Phạm Thị Tố Vui trong giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN
Cô Phạm Thị Tố Vui trong giờ lên lớp. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN

Theo ông Nguyễn Thanh Tiệp - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, cô Phạm Thị Tố Vui là một giáo viên vùng sâu, vùng xa nhưng cô có nhiều nỗ lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị  trường học nơi cô công tác, được học sinh và phụ huynh rất tín nhiệm.

Nói về cảm nhận của mình, khi được Hội đồng thi đua của tỉnh đề nghị  xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, cô Tố Vui, cho biết: "Là một giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào được cấp trên quan tâm và đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, nên càng thấy trách nhiệm của mình cao hơn. Tôi mong muốn được đem hết tâm huyết của mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ đêm 22 đến sáng 23/5, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, một số nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình) lên tới 255 mm, thành phố Tuyên Quang 140 mm, xã Thanh Tương (huyện Na Hang) 133 mm và xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên) 128 mm. Dự báo tình trạng mưa vừa, mưa to và dông tiếp tục diễn biến phức tạp đến hết ngày 24/5, có nơi đặc biệt lớn với lượng mưa trên 220 mm, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Ngày 24/5, chương trình "Đổi sách lấy cây" năm 2025 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky cùng Nhóm từ thiện Fly To Sky (trực thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện, đã chính thức phát động tại 20 điểm đổi ở 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Môi trường thế giới 5/6, tiếp nối thành công của 6 mùa triển khai trước.

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Ngày 24/5, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng đã diễn ra sự kiện “Vươn xa - Tỏa sáng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 - “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

Hà Giang ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

Hà Giang ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

Trước tình hình mưa lớn diễn biến phức tạp tại khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở một số địa phương, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bạc Liêu khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông 30/4

Bạc Liêu khẩn trương khắc phục sạt lở bờ sông 30/4

Ngày 23/5, theo thông tin từ UBND thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), Phòng Nông nghiệp và Môi trường thành phố đang phối hợp cùng với ngành chức năng khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở bờ sông 30/4 (thuộc khóm Chòm Xoài, phường Nhà Mát).

Hơn 300 điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét ở Cao Bằng

Hơn 300 điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét ở Cao Bằng

Từ đầu tháng 5/2025 đến nay, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã làm hơn 40 ngôi nhà tại tỉnh Cao Bằng bị ảnh hưởng, nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ, lũ quét cao. Chính quyền địa phương đang khẩn trương rà soát, cảnh báo và tìm phương án hỗ trợ người dân trước diễn biến thời tiết phức tạp trong thời gian tới.

Huy động, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Huy động, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Sau 50 năm thống nhất đất nước, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ một vùng căn cứ cách mạng, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nay đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo nông thôn.

Nắng nóng gay gắt, Hà Tĩnh dốc toàn lực phòng chống cháy rừng

Nắng nóng gay gắt, Hà Tĩnh dốc toàn lực phòng chống cháy rừng

Với nền nhiệt liên tục duy trì ở mức 35-37 độ C và dự báo nắng nóng bất thường, gay gắt kéo dài, các khu rừng trồng, đặc biệt là rừng thông, rừng keo tràm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang đối mặt với nguy cơ cháy cao. Trước tình hình cấp bách này, các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng và người dân khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống cháy rừng (PCCR), quyết tâm bảo vệ "lá phổi xanh".

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Đắk Lắk: Không để tình trạng tồn vốn xây dựng cơ bản

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 30/4, toàn tỉnh đã giao chi tiết vốn đến từng dự án gần 6.783 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025 và giải ngân được hơn 1.384 tỷ đồng (bằng 20,4% kế hoạch). Mặc dù tỷ lệ giải ngân đạt mức khá nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra.

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Đắk Nông sẽ kiểm tra thực tế về giá, nguồn cung cát xây dựng

Ngày 22/5, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu phương án chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát giá, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng cát và đá.

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Xây dựng Thái Nguyên phát triển theo hướng tự cường dựa trên khoa học và công nghệ

Bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng mô hình phát triển dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực, theo hướng tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Xử lý nghiêm hành vi phá rừng trái phép tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

Theo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, ngay sau khi nhận được thông tin việc phá rừng tại xóm Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, chi cục đã kịp thời kiểm tra, xác minh xử lý vi phạm; việc lập hồ sơ xử lý vi phạm được thực hiện công khai, khách quan, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật và có sự kiểm tra, giám sát của công dân xóm Mỏ Ba, xã Tân Long. Hiện Chi cục Kiểm lâm đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ xử lý nghiêm theo quy định.

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Lâm Đồng không phát hiện sầu riêng bị nhiễm chất cấm

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Hoàng Phúc thông tin, đơn vị vừa hoàn tất đợt kiểm tra các cơ sở đóng gói, vùng trồng sầu riêng trên địa bàn nhưng vẫn chưa phát hiện trường hợp sầu riêng bị nhiễm chất cấm, sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ thị trường xuất khẩu.

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại một số quốc gia, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch, hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Nhiều cách làm thiết thực nỗ lực xóa nhà tạm tại Quảng Nam

Nhiều cách làm thiết thực nỗ lực xóa nhà tạm tại Quảng Nam

Sau hơn một năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", nhiều kết quả ấn tượng được ghi nhận từ sự nỗ lực bền bỉ, linh hoạt và đầy sáng tạo của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhờ những cách làm thiết thực, hiệu quả, hàng nghìn căn nhà được dựng lên, giúp nhiều hộ dân nghèo có chốn an cư ổn định.

Bảo đảm tiến độ các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tỉnh Lạng Sơn

Bảo đảm tiến độ các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tỉnh Lạng Sơn

Ngày 21/5, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp xem xét tiến độ triển khai các dự án thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.