Múa Sư tử của người Tày, Nùng

Múa Sư tử của người Tày, Nùng

Người múa sư tử cần có sự đam mê, nhiệt tình và có sức khỏe. Một đội (đoàn) múa sư tử có khoảng 12 đến 14 người, trong đó gồm: thầy dạy võ (lạo slay) hoặc người chỉ huy (tàu phụ) - là người có uy tín, giỏi võ công và tháo vát, giỏi quản lý, có nhiệm vụ hướng dẫn việc múa sư tử, dạy võ cho các thành viên; một ngoại giao viên (tong cha) chịu trách nhiệm trong công tác ngoại giao và quản lý chi tiêu; người cầm đầu sư tử (căm bẩu); người đánh trống (căm choong); người đánh chiêng hoặc thanh la (căm là); người cầm chũm chọe (căm xả); người diễn mặt báo đông (loòng nả báo đông); người diễn mặt khỉ (loòng nả lình) và người diễn đầu sư tử bé, dành cho trẻ em (ky lằn ỉ) cùng các thành viên phụ trách múa võ và các trò diễn như: múa tay không, múa gậy, múa dao, múa đao, kiếm, đinh ba, nhảy bàn (dết xoòng); nhảy qua ống cót (bua tẹm, vòng tẹm), nhảy qua cửa dao (quá tu pjạ), nhảy qua vòng lửa (tu phầy)… Hầu hết các thành viên của đội múa sư tử đều là những người múa võ, múa sư tử, gõ chiêng trống, chũm choẹ, múa báo đông và trò khỉ để có thể thay thế, đảm nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc biểu diễn.

Múa sư tử của đồng bào Tày tại lễ hội Lồng Tồng xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Ảnh: nhandan.com.vn
Múa sư tử của đồng bào Tày tại lễ hội Lồng Tồng xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Ảnh: nhandan.com.vn

Đạo cụ thực hành múa sư tử gồm: sư tử, mặt nạ báo đông, mặt nạ khỉ (nà lình); bộ gõ có trống (choong), chiêng hoặc thanh la (là), chũm chọe (xụp xè, xấp xóa, nghé xả); bộ võ có đinh ba chạc (Sam xa), gậy, đoản đao (pàn tao), kiếm, dao nhọn… và các vật dụng liên quan khác.

Sư tử gồm 3 bộ phận: đầu, cổ và thân. Đầu sư tử được làm bằng keo và giấy bản bồi nhiều lớp trên khuôn đất sét, sau đó dùng sơn màu xanh, đỏ, đen, vàng, trắng, hồng, tím… trang trí cho đầu và mặt với nhiều sắc thái, biểu cảm khác nhau: hiền lành, hung dữ, uy nghi… Cổ và thân sư tử được làm bằng vải. Ngoài ra, một số nơi còn có sư tử con cho người nhỏ tuổi múa, có nơi thay bằng hình con cáo (tua hân).

Mặt báo đông được làm bằng giấy hoặc nhựa và sơn thành hình quái dị, chỉ có đầu và cổ kéo dài, chụp vào đầu người để trình diễn.

Mặt khỉ (nả lình) làm bằng giấy hoặc nhựa và tô sơn giống mặt khỉ, được đeo vào mặt khi trình diễn.

Múa sư tử ở các không gian, với yêu cầu, mục đích khác nhau sẽ có nghi thức, điệu múa và các trò diễn phù hợp như: múa chào thần thánh; múa chúc mừng năm mới các nhà trong làng (pai hờn, pái lờn); múa đi đường, múa tại hội lồng tồng… và các trò diễn như: báo đông, trò vui của khỉ, múa võ (oóc quyền)… Tương  ứng  với  các điệu múa, trò diễn là các kiểu gõ tương ứng như: Mở màn (tấn choong), đánh đi đường (pây lò), bái lạy thần thánh (giọng pái), bái lạy xong (gắp nào), đánh lên nhà (khửn lườn), đánh tại chỗ (cọn tại chỗ), sư tử ra (óoc tải sam), óoc lòong (sư tử múa ), con báo đông ra (cọn báo đông), con khỉ ra (cọn óoc nả lình)… Động tác của các điệu múa, trò diễn nhanh hay chậm là do sự điều khiển và sáng tạo của dàn nhạc đệm với nhạc cụ giữ nhịp là trống hay chũm chọe, làm tăng sự hấp dẫn và thu hút người xem.

Nghi thức mở mắt (đón) sư tử (khai quang, khay choong nào, khay kỳ lằn)

Nghi thức mở mắt (đón) sư tử thường diễn ra khoảng cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng Âm lịch. Thường trước khi múa sư tử các đội đến trình diện, xin phép các vị Thần, Thổ công, Thổ Địa tại những bãi đất gần bờ sông, bờ suối, nơi có nguồn nước hoặc đình, miếu (thỏ ty) bởi người Tày, Nùng quan niệm nếu không trình diện và xin phép thì Thổ Công, Thổ Địa sẽ phạt vạ, đồng thời, thể hiện sự biết ơn đối với những người khai lập làng, bản đó. Sau khi nhờ thầy xem, lựa chọn được ngày tốt, các thành viên đội múa sư tử và nhân dân trong thôn, bản tập trung chuẩn bị lễ vật. Hiện nay có 2 hình thức mở mắt (đón) sư tử như sau:

Đại lễ được tiến hành khi đội sư tử trong thôn, bản đi múa, hoạt động ra khỏi phạm vi làng, xã. Khi làm đại lễ các thành viên trong đội sư tử phải kiêng không được quan hệ vợ chồng, trêu đùa phụ nữ, không để gia súc, gia cầm, người ngoại đạo, đặc biệt là phụ nữ cầm, chạm vào trống, chiêng, chũm chọe… Lễ vật cho nghi thức này gồm: 03 con gà, 01 bát gạo, 01 chai rượu, 2 bát cơm, 3 gói muối, hoa quả, bánh kẹo, hương… Chuẩn bị đồ lễ xong, thầy cúng và các thành viên đội sư tử mang lễ vật cùng đạo cụ ra nơi có nguồn nước làm lễ. Thầy cúng tiến hành các nghi lễ, báo cáo mục đích, thỉnh mời các vị Thần, Thổ Công, Thổ Địa, “phi hà bả”…về dự, cầu mong thần phù trợ, bảo hộ, che chở cho đội sư tử tiến hành công việc được hanh thông, suôn sẻ, dân làng gặp nhiều may mắn, sang một năm mới mưa thuận gió hòa, an khang, vật thịnh, mùa màng bội thu. Trong khi thầy cúng đang làm lễ, một thành viên trong đội cầm đầu sư tử chầu ở bên cạnh ở tư thế đinh mã (nửa quỳ nửa ngồi, 01 chân trên bờ, 01 chân dưới nước hoặc chạm nước), khi thầy xin được 3 lần tén (xin quẻ âm dương) xong và hóa sớ, tiền vàng, trống chiêng nổi lên, người cầm đầu sư tử múa các điệu múa bái trống, bái lạy Thần Thánh theo điều khiển của dàn nhạc đệm. Sau đó thầy cúng và các thành viên trong đội sư tử tiếp tục mang lễ vật và các đạo cụ sang lễ tại miếu Thổ Công. Khi đến trước miếu sư tử làm các động tác múa cầu mong thần sẽ che chở, bảo vệ cho công việc được hanh thông, suôn sẻ. Khi vào trong miếu phải múa thấp, đi khom, quỳ đầu gối, đầu sư tử múa sát đất, chân lết đất, dùng khuỷu tay tỳ đi từng nấc, với các động tác múa thấp, tiến vào vái lạy 03 lần trong ban thờ, từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, rồi múa giật lùi trở ra. Khi ra khỏi cửa con sư tử ngẩng cao đầu và hạ xuống ba lần báo hiệu lễ trình diện thần Thành Hoàng đã kết thúc cho những người gõ chiêng, trống.

Tiểu lễ tiến hành khi đội sư tử múa trong phạm vi làng, xã. Thầy cúng và các thành viên đội sư tử mang lễ vật cùng đạo cụ ra miếu Thổ Công làm lễ báo cáo, trình diện như nghi thức làm tại miếu Thổ Công phần đại lễ.

Tuy nhiên ở một số vùng hiện nay dù hoạt động trong phạm vi rộng, hay hẹp cũng chỉ làm tiểu lễ, một số nơi chỉ cần thầy cúng mang lễ vật ra miếu cúng, xin phép Thổ Công là có thể đi múa được.

Múa chúc mừng năm mới các nhà trong làng (pai hờn, pái lờn)

Ngày mùng 1 hay mùng 2 Tết Âm lịch, tùy từng địa phương, đồng bào Tày, Nùng Lạng Sơn thường mời các đội múa sư tử vào nhà mình múa mong gặp nhiều may mắn và xua đuổi tà ma, diệt mọi ôn dịch, biểu hiện sự thái bình và niềm tin vào một năm mới sung túc.

Sư tử múa từ ngoài sân, qua cửa vào trong nhà chúc Tết, trước hết con sư tử phải “liếm” (lì) hai cái cột cổng hoặc hai bên cửa để xua tà ma bằng động tác dùng tay múa, đưa đi đưa lại. Sư tử múa cúi lạy bàn thờ tổ tiên, “liếm” các góc bàn thờ, cúi rạp xuống đất và từ từ lùi ra, tránh quay lưng vào bàn thờ tổ tiên để không bị tổ tiên chủ nhà phạt vạ. Mỗi hoạt động trên phải làm ít nhất 3 lần theo hướng từ trái sang phải. Sư tử sẽ được chủ nhà lì xì, rượu và “ka hoòng” (buộc mảnh vải đỏ vào miệng sư tử). Cũng có nhà chỉ cho sư tử múa đến sân vì trong nhà đang có chuyện buồn hoặc tổ tiên họ kỵ sư tử.

Một số nơi còn thử thách sư tử, chủ nhà trải chiếu, đặt 3 chén rượu hoặc chén nước, 3 nén hương trên đĩa. Khi gặp tình huống này sư tử phải múa các bài cuốn chiếu, trải chiếu, tong cha hoặc người chỉ huy phải phải lấy 3 chén nước (rượu), 3 nén hương dâng lên mời tổ tiên chủ nhà.

 Múa tại hội lồng tồng

Múa Sư tử được chia thành hai phần chủ yếu: múa sư tử và múa võ (oóc quyền). Múa sư tử thường có: múa sư tử đón (chào) bạn (kỳ lằn tò chiếp); múa lễ Thành hoàng làng, thổ địa; múa biểu diễn: múa chào Thần Nông, múa vui hội, trò múa của báo đông, trò vui của khỉ, trò sư tử đẻ con, trò sư tử bị giết hoặc múa săn sư tử, trò tẳng giảo (chồng người). Múa sư tử xong, các đội chuyển sang múa võ với các bài tay không, gậy, dao, đoản đao, đinh ba…

Ngoài các bài võ trên ở một số nơi còn múa “mạy xiến phung” hoặc “chất liền” (một cây gậy dài bằng gỗ hoặc tre) để xua đi những điều không may mắn, tai họa, dịch bệnh.

Một số địa phương có tục làm lễ trả sư tử khi kết thúc múa sư tử. Sau khi đã chuẩn bị đồ lễ, thầy cúng và các thành viên đội sư tử mang lễ vật cùng đầu sư tử, nả lình, báo đông, bộ gõ (trống, chiêng, chũm chọe), bộ võ (gậy, kiếm, đao, đinh ba…) ra bờ sông, bờ suối hoặc nơi có nguồn nước để làm lễ trả sư tử. Thầy cúng làm lễ, báo cáo kết quả công việc, thỉnh mời các vị Thần, Thổ Công, Thổ Địa, “phi hà bả”… về nhận linh hồn sư tử và xin phép cất trống, chiêng, chũm chọe và các đạo cụ liên quan đến múa sư tử. Sau đó xin 3 lần tén (xin quẻ âm dương), hóa sớ, tiền vàng và mang cất các đạo cụ liên quan đến múa sư tử chờ sang năm mới hoặc sự kiện liên quan khác đến múa sư tử lại tiến hành nghi lễ khai quang (đón sư tử) phục vụ nhân dân.

Múa sư tử của người Tày, Nùng (tỉnh Lạng Sơn) là khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, thể hiện tinh thần đấu tranh của họ chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, xua đuổi tà ma và ác quỷ, cầu mong sự ấm no, hạnh phúc. Các nghi lễ, trò diễn trong múa sư tử thể hiện sự giao hòa giữa trời, đất, nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, cầu mong cuộc sống tốt đẹp, cách ứng xử giữa người với người, người với thiên nhiên và con người với xã hội… Các đạo cụ dùng múa sư tử thể hiện thị hiếu thẩm mỹ, tài năng lao động sáng tạo, của các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, phản ánh sinh động nhân sinh quan, thế giới quan, tư tưởng, tình cảm và khát vọng của đồng bào Tày, Nùng đối với thiên nhiên, xã hội và cuộc sống, góp phần gắn kết cộng đồng làng bản hoặc liên làng bản, đặc biệt ở tục kết “lạo tồng” (kết bạn thân).

Với giá trị tiêu biểu, Múa sư tử của người Tày, Nùng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1852/QĐ-BVHTTDL ngày 08/5/2017.
Theo dch.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Cách đây 51 năm, 4 vị sư là Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hom, Danh Hoi và người dân trên địa bàn tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) tổ chức biểu tình đấu tranh đòi chính quyền Mỹ - Ngụy không được bắt chư tăng đi lính và bắn phá chùa chiền. Cuộc biểu tình bị đàn áp, 4 vị sư bị địch bắn bị thương và hy sinh.

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Chiều 21/4, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Chiều 21/4, tại khách sạn Yên Biên Luxury, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “50 năm văn học nghệ thuật Hà Giang sau Ngày Đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)”. Sự kiện có sự tham dự của PGS.TS, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; lãnh đạo các Hội chuyên ngành Trung ương, Thường trực UBND tỉnh Hà Giang, các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cùng đông đảo văn nghệ sỹ và đại biểu đến từ các tỉnh bạn như Tuyên Quang, Phú Thọ.

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, người Khmer chiếm trên 31%. Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, Hoa, Kinh vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Ngày 20/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi Yên Tử 2025 với chủ đề “Chinh phục đỉnh Phù Vân”, thu hút hơn 3.000 vận động viên chuyên và không chuyên đến 30 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4/2025, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện lại tết Chôl Chnăm Thmây, nghi lễ mang ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt.

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Ngày 18/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), để cùng nhìn lại một chặng đường ý nghĩa, trách nhiệm, đầy tâm huyết gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Biểu diễn múa Chăm, đánh trống truyền thống. Ảnh Đặng Tuấn - TTXVN

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Tối 17/4 (tức ngày 20/3 năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar ở thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là đồng bào Chăm từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên cùng về tham dự.

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Về với vùng núi Khánh Sơn hay Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ người Raglai miệt mài tập múa, gõ chiêng hay tự tay chuẩn bị bộ trang phục truyền thống cho buổi trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025. 

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong dòng chảy lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa của 54 dân tộc anh em không chỉ là biểu tượng của sự phong phú và đa dạng, mà còn là cội nguồn tạo nên sức mạnh tinh thần, là nguồn lực chiến lược để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim” của người Bahnar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vừa được thay mái mới sau nhiều năm che nắng gió, mưa ngàn. Không máy móc, không bê tông cốt thép, công trình mang đậm tinh thần cộng đồng, được dựng lại từ đôi tay, trí nhớ và tình yêu văn hóa của chính những người dân trong làng.

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Sáng 14/4, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tranh “Học sinh với di sản văn hóa địa phương và chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Sự kiện nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 - 2025.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Tối 13/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương sắc Việt Nam" đã diễn ra tối 13/4, tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025); 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); tiếp nối thành công của "Tuần lễ Áo dài" từ năm 2019 đến nay.

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Vào trung tuần tháng Tư hằng năm, đồng bào dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại tưng bừng đón Tết cổ truyền Bun Huột Nặm – Lễ hội té nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghi lễ thả đèn hoa đăng trên sông tại Tết cổ truyền Bunpimay - Lào Phật lịch 2568 năm 2025 ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Đặc sắc Tết Bunpimay - Lào 2025 tại Đắk Lắk

Trong hai ngày 12 - 13/4, tại đảo Ây Nô (Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn, buôn Trí, xã Krông Na), UBND huyện Buôn Đôn phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào (Phật lịch 2568) năm 2025 và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.