Nữ võ sĩ boxing người Tày Hà Thị Linh xuất sắc giành vé tham dự Olympic Paris 2024

"Nhìn con gái dũng mãnh trên sàn đấu bây giờ, tôi vẫn chưa quên được cảm giác xót xa khi nhớ về con năm 13 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Lần nào gia đình tiễn cô con gái út ra ga đi Hà Nội, cháu đều khóc như mưa vì nhớ thương bố mẹ". Trong câu chuyện kể về Hà Thị Linh (thành phố Lào Cai) từ gia đình của cô, hành trình trưởng thành của nữ võ sĩ boxing người Tày lần đầu tiên giành tấm vé tham dự Olympic Paris 2024 của Việt Nam được khắc hiện lên rõ nét, chân thực, sống động.

hathilinh2.jpg
Nữ VĐV boxing người Tày Hà Thị Linh. Ảnh: phunuvietnam.vn

Ở vận động viên Hà Thị Linh có rất nhiều điều đặc biệt. Không chỉ là một trong những tuyển thủ lớn tuổi nhất của thể thao Việt Nam hiện tại đạt vé chính thức tới Olympic Paris (Pháp) 2024, nữ tuyển thủ đang thuộc quản lý của thể thao Hà Nội là trường hợp hiếm hoi đã lập gia đình và sinh con nhưng vẫn quyết tâm trở lại tập luyện thi đấu rồi giành được suất tới Olympic.

Sinh ra và lớn lên ở bản Tày Mường Bát (xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai), Hà Thị Linh là con thứ 3 trong gia đình. Năm lớp 7, sau một đợt khảo sát ở trường, Linh được các huấn luyện viên thể thao Yên Bái mời về để đào tạo môn bóng chuyền do thấy em có chiều cao nổi trội so với các bạn đồng trang lứa. Trong trí nhớ của bà Trần Thị Vĩnh (mẹ của Linh), Linh là con út nên được cả gia đình chiều chuộng. Vì thế khi con quyết định đi xa để theo học thể thao, bà đã bị sốc. "Linh ngay từ nhỏ rất mạnh mẽ, có cá tính và thích vận động. Đặc biệt, Linh rất có chính kiến, nếu đã quyết tâm việc gì sẽ kiên trì theo đuổi đến cùng. Biết không thể ngăn con, vì vậy, tôi dù buồn cũng cố gắng động viên con hòa nhập với trường lớp nơi ở mới", bà Vĩnh trải lòng.

Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, cái duyên với bộ môn bóng chuyền không bén. Sau đó một năm, năm 2005, bước ngoặt đã đến khi may mắn Linh được thể thao Hà Nội mời về để tập luyện boxing vì nhận thấy tố chất tiềm năng từ nền tảng thể lực của em cực kỳ phù hợp với môn thể thao đầy sức mạnh này.

Chọn được đúng môn sở trường, mọi năng lượng của Linh dường như được phát huy đến mức cao độ. Năm 2008, Linh chính thức bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp. Cũng như nhiều vận động viên khác, Linh chịu nhiều thiệt thòi khi liên tục đi tập huấn và thi đấu xa nhà. Thậm chí, em chỉ kịp về nhà nhìn mặt bố lần cuối vài giờ trước khi ông mất.

Bà Vĩnh cho biết, bố là người có ảnh hưởng rất lớn đến Linh. Trong thời gian đầu, chính bản thân Linh và một số người thân khá hoang mang và hoài nghi về con đường thể thao cô chọn. Lúc đó, bố Linh là người liên tục động viên và chỉ ra những điểm mạnh của bản thân khiến em ngày càng tự tin vào lựa chọn của mình. Sau khi bố mất, biến đau thương thành hành động, năm 2013, Linh giành được tấm Huy chương Vàng đầu tiên ở hạng cân 64 kg tại SEA Games 27 tổ chức tại Myanmar. Bà Vĩnh vẫn nhớ, cô con gái hiếu thảo khi đó vừa trở về quê nhà từ giải đấu, nhận được tiền thưởng đã ôm chầm lấy mẹ: "Mẹ ơi, con có thể giúp mẹ bớt vất vả rồi".

Năm 2015, Linh khẳng định tài năng khi giành Huy chương Đồng tại Giải boxing vô địch châu Á. Tuy vậy, những năm 2016, 2017 là giai đoạn trầm lắng trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của Linh khi nhiều lần không được tham gia các kỳ SEA Games 28, 29, 30 vì không có hạng cân của mình. Đây cũng là thời điểm cô lập gia đình và sinh con nên việc thi đấu bị gián đoạn.

Năm 2018, Linh mới sinh em bé được 4 tháng, chưa cai sữa nhưng đã sớm quay trở lại tập luyện để thượng đài. Khi ấy, bà Trần Thị Vĩnh phải đi theo con gái xuống Hà Nội để giúp chăm cháu. Sinh con xong, thể lực có suy giảm, Linh phải cố gắng gấp nhiều lần các đồng nghiệp trong rèn sức bền và thể lực. Chứng kiến toàn bộ quá trình con gái nỗ lực trở lại sàn đấu, bà Vĩnh cho biết, Linh luôn là người đến phòng tập sớm nhất và ra về muộn nhất. "Khi các bạn đã rời phòng tập, tôi vẫn thấy cháu ngồi quấn lại băng tay tiếp tục tập luyện".

hathilinh.jpg
Võ sỹ Hà Thị Linh. Ảnh : Cục TDTT

Những nỗ lực của Linh được đền đáp xứng đáng khi cô giành Huy chương Vàng ở hạng cân 69 kg nữ tại Đại hội thể thao toàn quốc 2018. Sau khi sinh bé thứ 2, với sự động viên và hỗ trợ từ chồng cùng gia đình, năm 2022, Hà Linh quay trở lại thi đấu tại Đại hội thể thao toàn quốc và giành Huy chương Vàng đầy ấn tượng. Năm 2023, cô tiếp tục xuất sắc giành Huy chương Vàng hạng cân 63 kg tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.

Tối 2/6/2024, bản làng người Tày Mường Bát thanh bình hân hoan đón nhận tin nữ tuyển thủ boxing Việt Nam Hà Thị Linh - người con của thôn đã xuất sắc giành chiến thắng trong trận tranh tấm vé cuối cùng dự Olympic Paris 2024 ở hạng cân 60 kg nữ, giúp boxing Việt Nam có suất thứ hai dự Olympic Paris 2024.

Sau chiến thắng, Linh chia sẻ, người thân, chồng và các con là hậu phương vững chắc cũng là nguồn động viên rất lớn để cô có quyết tâm cao nhất trong từng giải đấu. Theo lịch, trận đấu ra quân của Hà Thị Linh hạng 60 kg nữ sẽ diễn ra vào 21 giờ 18 phút ngày 27/7/2024. Thời điểm này, qua điện thoại, dù trái múi giờ, Linh và gia đình vẫn tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi trong giờ nghỉ ngơi tại Pháp để trò chuyện, tiếp thêm sức mạnh giúp cô có tâm thái vững vàng, quyết tâm thi đấu giành thành tích cao nhất. "Gia đình luôn ở sau lưng con. Chúc con thi đấu bình tĩnh đạt kết quả tốt nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc", bà Vĩnh nhắn nhủ.

Hương Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Từ những mảnh ruộng từng trồng lúa, rau màu kém hiệu quả, nhiều nông dân trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang đang mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính. Không chỉ tạo thu nhập gấp 4-5 lần so với trước, mô hình còn giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong những ngày tháng rực lửa của mùa hè tình nguyện, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên 31 xã nơi tuyến đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua đã và đang thể hiện rõ tinh thần xung kích, trách nhiệm công dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Họ không chỉ là những người đồng hành cùng người dân giữa vùng núi cao hay đồng bằng trung du, mà còn là lực lượng góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ một trong những công trình năng lượng trọng điểm quốc gia.

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Xã Thuận Mỹ, tỉnh Tây Ninh, được sáp nhập từ ba xã: Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông và Thuận Mỹ (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũ). Sau 10 ngày vận hành, chính quyền xã mới Thuận Mỹ được sự đồng tình cao của người dân, bởi họ thấy được sự thuận tiện, gần gũi với cán bộ, công chức. Đặc biệt, ở đây, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Khải luôn gần dân, sát dân nhất để bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp vận hành theo đúng định hướng đề ra.

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Trong môi trường quân đội đầy thử thách và nghiêm khắc, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hồ Thị Thúy An (sinh năm 1987, công tác tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị) được ví như “bông hồng xanh” ngát hương thơm.

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng Hoàng Văn Cảnh được nhiều người biết đến khi áp dụng thành công giải pháp “Xây dựng hệ thống bản đồ quản lý rừng bền vững tại Công ty Cao su Lộc Ninh” và xây dựng, triển khai thành công mô hình “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong công tác Đoàn”.

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Từ vùng đất đồi khô cằn, ông Thèn Văn Sồ, dân tộc Mông, (thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa, tỉnh Tuyên Quang) đã mạnh dạn cải tạo để trồng Thanh Long ruột đỏ. Sau 8 năm bền bỉ, mô hình hiện đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ông thoát nghèo, vươn lên khá giả, trở thành tấm gương vượt khó làm giàu ở địa phương.

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Với tâm niệm “học Bác từ những việc nhỏ nhất”, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn – người con của buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, suốt nhiều năm qua luôn miệt mài cống hiến trong hành trình "gieo chữ" nơi vùng sâu, vùng xa. "Gieo con chữ" cho học sinh tại các địa bàn khó khăn, cô không ngừng nỗ lực để mang đến môi trường học tập nhân văn, chất lượng cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.