Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

tam-guong-2.jpg
Ông Chu Văn Phúc là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số tại địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, ông Chu Văn Phúc từng trải qua nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, ông đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế từ làm nông truyền thống sang phát triển đa dạng hóa các lĩnh vực chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả...

tam-guong-3.jpg
Ông Phúc (bên trái) đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế từ làm nông truyền thống sang phát triển đa dạng hóa các lĩnh vực chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây ăn quả.

Từ vài sào ruộng lúa, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản, kết hợp nuôi gà thả vườn, trồng bưởi, thanh long và trồng rừng bạch đàn trên diện tích đồi dốc của gia đình. Nhờ nắm bắt được kỹ thuật, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mô hình của ông ngày càng phát triển ổn định.

Ông Chu Văn Phúc chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ làm nông nghiệp truyền thống, trồng lúa và một số cây ngắn ngày. Nhưng với diện tích đất nhiều, tôi quyết định phát triển kinh tế với đa dạng mô hình hơn. Tôi kết hợp nuôi lợn, gà và trồng cây ăn quả phù hợp. Hiện tại, hộ gia đình tôi có 1.800 m2, trồng hơn 300 trụ thanh long ruột đỏ, gần 1 ha trồng rừng bạch đàn, trên 1.000 m2 trồng hành, trồng bưởi và chăn nuôi gà đồi… Việc đa dạng hóa mô hình giúp tôi không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập, giảm rủi ro và tăng hiệu quả kinh tế.

Tôi đã từng đảm nhiệm nhiều công tác xã hội và làm trưởng thôn hơn 30 năm. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của mình sẽ giúp được nhiều người dân tộc thiểu số khác vững tin phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Chúng ta cần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn”.

tam-guong-6.jpg
Mô hình nuôi gà đồi với hệ thống chuồng trại khang trang sạch đẹp của ông Chu Văn Phúc.

Với gần 1 ha rừng trồng, ông Phúc chú trọng sử dụng giống cây bạch đàn có năng suất cao, bảo vệ tốt tài nguyên đất rừng. Mỗi chu kỳ khai thác gỗ bóc khoảng 5–6 năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn luân canh cây dược liệu dưới tán rừng để tận dụng quỹ đất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Song song với trồng rừng, ông cũng mở rộng vườn cây ăn quả với các giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như thanh long ruột đỏ, mít, bưởi... mang lại thu nhập ổn định quanh năm. Hiện nay, thu nhập trung bình của hộ gia đình ông Phúc đạt từ 250 – 300 triệu đồng/năm. Mô hình kinh tế tổng hợp của ông được địa phương đánh giá cao và nhân rộng ra nhiều hộ dân khác trên địa bàn.

tam-guong-1.jpg
Khu vực vườn cây ăn quả với các giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như trồng 300 trụ cây thanh long ruột đỏ trên diện tích 1800m2 của hộ gia đình ông Chu Văn Phúc.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chu Văn Phúc còn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho bà con trong thôn, đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn. Ông thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ xã để hướng dẫn kỹ thuật, giúp các hộ khác tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi và áp dụng mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp. Trong suốt nhiều năm giữ chức vụ trưởng thôn và hiện tại là một người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của mình, ông Phúc đã tuyên truyền, vận động nhân dân cùng phát triển kinh tế, ổn định đời sống và giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

tam-guong-5.jpg
Ông Chu Văn Phúc luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho bà con trong thôn, đặc biệt là các hộ gia đình dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn.

Ông Phúc luôn tìm cách hướng dẫn bà con nơi mình sinh sống làm nông nghiệp, phát triển kinh tế đều gắn với bảo vệ rừng. Cách đây khoảng 11 năm, gia đình ông Phúc có 3 dãy chuồng trại trên diện tích đất rừng được giao khoán để chăn nuôi khoảng 3.000 con gà. Tuy nhiên, nhận thức được việc sử dụng đất rừng vào mục đích chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến môi trường và vi phạm quy định về quản lý đất rừng, ông Phúc đã tự nguyện tháo dỡ toàn bộ chuồng trại, hoàn trả đất rừng để trồng cây, góp phần bảo vệ và phục hồi rừng.

Hành động của ông Phúc không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với môi trường, mà còn là tấm gương cho cộng đồng trong việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Sự tự giác và quyết tâm của ông đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đánh giá cao, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của rừng trong phát triển bền vững.

tam-guong-4.jpg
Ông Chu Văn Phúc tự hào khi được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” năm 2023.

Ông Chu Văn Phúc xứng đáng là người uy tín tiêu biểu của cộng đồng dân tộc Tày tại địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Tấm gương của ông Chu Văn Phúc là minh chứng rõ ràng cho tinh thần tự lực, sáng tạo của người dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Sự kiên trì, dám nghĩ dám làm của ông đã góp phần không nhỏ vào sự đổi thay tích cực của vùng đất Hoàng Hoa Thám, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và phát triển bền vững trong cộng đồng.

Ông Phùng Gia Vương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho biết:

Ông Phùng Gia Vương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương cho biết

Hương Hiền

Dân tộc Tày

Tên gọi khác: Thổ.

Dân số: 1.626.392 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí.

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).

Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

Hoạt động sản xuất: Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.

Ăn: Trước kia, ở một số nơi, người Tày ăn nếp là chính và hầu như gia đình nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo... Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã.

Mặc: Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình).

vna_potal_tuyen_quang_gin_giu_nghe_det_tho_cam_cua_nguoi_tay_o_thuong_nong_5693566.jpg
Phụ nữ Tày biết dệt vải, may quần áo từ khi mới 13-14 tuổi. Ảnh: Nam Sương - TTXVN

: Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.

Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Phương tiện vận chuyển: Với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai, còn đối với những thứ to, cồng kềnh thì dùng sức người khiêng vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn dùng mảng để chuyên chở.

Quan hệ xã hội: Chế độ quằng là hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kỳ mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối.

Trong phạm vi thống trị của mình quằng là người sở hữu toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sông suối... vì thế có quyền chi phối những người sống trên mảnh đất đó và bóc lột họ bằng tô lao dịch, bắt phải đến lao động không công và tô hiện vật, buộc phải cống nạp. Chế độ quằng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Cưới xin: Nam nữ Tày được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.

Sinh đẻ: Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc hại.

Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ.

Ma chay: Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.

Nhà mới: Khi làm nhà phải chọn đất xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong ngày vào nhà mới chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau.

Thờ cúng: Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.

Lễ tết: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Lịch: Người Tày theo âm lịch.

Học: Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tượng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng... Chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ cái La-tinh ra đời năm 1960 và tồn tại đến giữa năm 80 được dùng trong các trường phổ thông cấp I vùng có người Tày, Nùng cư trú.

Văn nghệ: Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối rọi, vén eng... Lượn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới... là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Người ta thường lượn trong hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối với những con rối bằng gỗ khá độc đáo.

Chơi: Trong ngày hội lồng tồng ở nhiều nơi tổ chức ném còn, đánh cầu lông, kéo co, múa sư tử, đánh cờ tướng... Ngày thường trẻ em đánh quay, đánh khăng, đánh chắt, chơi ô...

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Tày

Có thể bạn quan tâm

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Với tâm niệm “học Bác từ những việc nhỏ nhất”, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn – người con của buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, suốt nhiều năm qua luôn miệt mài cống hiến trong hành trình "gieo chữ" nơi vùng sâu, vùng xa. "Gieo con chữ" cho học sinh tại các địa bàn khó khăn, cô không ngừng nỗ lực để mang đến môi trường học tập nhân văn, chất lượng cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của cô học trò nhỏ Phạm Minh Phương, lớp 9A3, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Em được vinh dự, tự hào tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025 diễn ra tại Hà Nội.

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Là một trong 7 tấm gương đội viên tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, em Nguyễn Thu Hà (dân tộc Tày, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Cường Lợi, huyện Đình Lập) sẽ tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 13 - 15/5).

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Giữa những triền đá tai mèo xám lạnh của cao nguyên đá Đồng Văn, vùng đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, có một người phụ nữ đã âm thầm làm nên điều kỳ diệu. Từ mảnh đất hoang hóa, đá bao phủ, bà Trương Thị Sến (thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang), đã cải tạo thành một khu vườn xanh mát, trù phú, mang lại thu nhập cho bản thân và gieo mầm hy vọng cho nhiều người dân nơi đây.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Ông Y Tuyên Kbrông (bên trái), buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thường xuyên giúp đỡ, đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Giữ lửa buôn làng, phát triển kinh tế từ tinh thần người lính Cụ Hồ

Buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột giờ đây đã "khoác lên mình" diện mạo mới – đời sống kinh tế khởi sắc, nếp sống văn hóa được gìn giữ, an ninh trật tự được đảm bảo. Để có được thành quả ấy, không thể không nhắc đến sự đóng góp của những cựu chiến binh tiêu biểu, trong đó có ông Y Tuyên Kbrông, người mang đậm tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ”; suốt gần hai thập kỷ tận tụy với buôn làng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tự hào hướng về Lễ kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Năm mươi mùa Xuân qua, âm hưởng hào hùng của một thời kháng chiến vẫn luôn cổ vũ người dân Yên Bái tự hào về truyền thống anh hùng, không ngừng nỗ lực cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.