Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Với tâm niệm “học Bác từ những việc nhỏ nhất”, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn – người con của buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, suốt nhiều năm qua luôn miệt mài cống hiến trong hành trình "gieo chữ" nơi vùng sâu, vùng xa. "Gieo con chữ" cho học sinh tại các địa bàn khó khăn, cô không ngừng nỗ lực để mang đến môi trường học tập nhân văn, chất lượng cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

giao-vien1-1605.jpg
Cô H Pa Ra Ayŭn hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Cư Dliê Mnông (Cư M’gar, Đắk Lắk) làm bài. Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN

"Gieo" chữ ở vùng đất khó

Năm 2018, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Đại học Tây Nguyên, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn (dân tộc Ê Đê, sinh năm 1994) bắt đầu công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).Từ tháng 9/2020 đến tháng 10/2024, cô chuyển về giảng dạy tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn – một trong những địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk.

Tại đây, lớp học của cô có đến 10/34 học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghè. Đa phần các em sống trong điều kiện thiếu thốn, bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà chăm sóc. Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, việc chuyển đổi sang hình thức học trực tuyến trở thành một thách thức lớn. Cô H Pa Ra Ayŭn đã không ngần ngại đến từng nhà học sinh để khảo sát điều kiện học tập, từ đó vận động nhà hảo tâm hỗ trợ thiết bị học tập.

Nhờ những nỗ lực ấy, cô đã kêu gọi thành công hai chiếc điện thoại thông minh, giúp đảm bảo 100% học sinh trong lớp được tham gia học trực tuyến."Chỉ khi trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh của các em, tôi mới cảm nhận rõ hơn trách nhiệm của mình. Tôi luôn nghĩ rằng, học tập và làm theo Bác là mang lại điều tốt đẹp nhất cho học trò của mình, dù chỉ là hành động nhỏ nhất", cô chia sẻ.Tháng 11/2024, cô H Pa Ra Ayŭn chuyển công tác về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Cư Dliê Mnông, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Tại ngôi trường này, cô tiếp tục sứ mệnh giảng dạy các môn học được nhà trường phân công.

Với đặc thù trường có hơn 94% học sinh là người dân tộc thiểu số, 17% học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, cô giáo người Ê Đê càng thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh của các em nhỏ nơi đây.“Là người bản địa, tôi hiểu rõ những rào cản trong giao tiếp, học tập của học sinh người dân tộc thiểu số. Các em học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, điều đó khiến quá trình tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tôi luôn nỗ lực mang đến sự gần gũi, yêu thương để các em có thể tự tin chia sẻ, mạnh dạn học tập,” cô tâm sự.

giao-vien2-1605.jpg
Cô H Pa Ra Ayŭn áp dụng phương pháp “dạy học đảo ngược”, linh hoạt phân hóa đối tượng học sinh để có hình thức hỗ trợ phù hợp. Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN

Trong quá trình giảng dạy, cô luôn chú trọng tạo không khí lớp học thân thiện, tích cực, khơi dậy sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Cô áp dụng phương pháp “dạy học đảo ngược”, linh hoạt phân hóa đối tượng học sinh để có hình thức hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, cô cùng nhà trường và Tổng phụ trách Đội tạo ra nhiều hoạt động ngoại khóa, sân chơi lành mạnh giúp học sinh được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống và phát triển toàn diện theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Giáo viên không chỉ dạy chữ mà còn dạy trò biết cách sống tử tế, biết yêu thương, chia sẻ. Với tôi, sự tiến bộ của học sinh là phần thưởng lớn nhất, là minh chứng rõ nét cho những cố gắng của cả thầy và trò,” cô H Pa Ra Ayŭn bày tỏ.

Tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác

Luôn tâm niệm học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cô H Pa Ra Ayŭn tự rèn luyện bản thân qua từng hành động cụ thể.“Tôi học ở Bác sự kiên trì, nhẫn nại, tinh thần vượt khó và tấm lòng yêu thương con người. Đó là ánh sáng soi đường cho tôi trên hành trình làm nghề,” cô nói.

Không chỉ tích cực trong chuyên môn, cô còn là người tiên phong trong các hoạt động phong trào của nhà trường. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, cô cùng nhà trường tổ chức chuyên đề kể chuyện, hát những bài hát về Bác Hồ, giáo dục học sinh về đạo đức, kỹ năng sống và khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong các em.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy đã nhận được sự ghi nhận của đồng nghiệp và cấp trên. Thầy Nguyễn Văn Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nhận xét, cô H Pa Ra Ayŭn là giáo viên trẻ, năng động, trách nhiệm và rất tâm huyết. Dù mới chuyển về công tác chưa lâu nhưng cô đã nhanh chóng hòa nhập, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt thành tích cao trong chuyên môn cấp huyện, tỉnh.

Theo ông Nguyễn Tự Do, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư M’gar, cô H Pa Ra Ayŭn là một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác. Cô đã được tỉnh khen thưởng vì những đóng góp tích cực, đặc biệt trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vùng khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

giao-vien-1605.jpg
Cô H Pa Ra Ayŭn thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN

Từ một cô gái Ê Đê giàu nghị lực, H Pa Ra Ayŭn đã trở thành ngọn lửa nhỏ âm thầm lan tỏa tinh thần học tập và làm theo Bác tại những vùng đất khó khăn của Tây Nguyên. Với tình yêu nghề, yêu trò và trách nhiệm của một người thầy, cô đang từng ngày thắp sáng ước mơ đến trường cho những mầm xanh nơi buôn làng./.

Có thể bạn quan tâm

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của cô học trò nhỏ Phạm Minh Phương, lớp 9A3, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Em được vinh dự, tự hào tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025 diễn ra tại Hà Nội.

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Là một trong 7 tấm gương đội viên tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, em Nguyễn Thu Hà (dân tộc Tày, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Cường Lợi, huyện Đình Lập) sẽ tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 13 - 15/5).

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.