Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (giữa) kiểm tra các trụ nước theo định vị GPS trên ứng dụng bản đồ nguồn nước. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (giữa) kiểm tra các trụ nước theo định vị GPS trên ứng dụng bản đồ nguồn nước. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Khắc phục khó khăn, vì nhân dân phục vụ

Sinh năm 1997 (quê Hà Tĩnh), sau khi tốt nghiệp Đại học Phòng cháy chữa cháy, năm 2019, Nguyễn Doãn Đạt lên nhận công tác tại Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Điện Biên) từ đó đến nay.

Chia sẻ về nghề của mình, Đạt tâm sự, hơn 6 năm công tác tại tỉnh miền núi, với hạ tầng phòng cháy chưa đồng bộ nên công tác chữa cháy ở Điện Biên còn gặp rất nhiều khó khăn. Sau những lần trực tiếp tham gia chữa cháy, anh cùng đồng đội của mình phải tự “mò mẫm” trong việc tìm nguồn nước để cứu hỏa. Điều này không chỉ gây mất thời gian, làm chậm quá trình công tác cứu nạn, cứu hộ mà còn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến 2023, tại tỉnh Điện Biên đã xảy ra 83 vụ cháy làm 4 người thương vong; gây thiệt hại về tài sản trên 20 tỷ đồng. Trong số 83 vụ cháy, có khoảng 90% số vụ đều phải sử dụng nước để dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, mỗi xe chữa cháy chỉ mang được từ 2 - 4 m³ nước, tương ứng với thời gian chữa cháy từ 2 - 4 phút, sau đó xe chữa cháy cần tiếp tục được bổ sung từ nguồn cấp nước chữa cháy sẵn có. Mỗi khi có đám cháy lớn xảy ra, lực lượng chức năng ngoài nhiệm vụ huy động tối đa phương tiện máy móc, cần nhanh chóng xác định được nguồn nước tại chỗ để đẩy nhanh công tác chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

Số hóa Giao diện bản đồ nguồn nước tỉnh Điện Biên phục vụ công tác chữa cháy. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Số hóa Giao diện bản đồ nguồn nước tỉnh Điện Biên phục vụ công tác chữa cháy. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Từ những khó khăn gặp phải trong thực tiễn tham gia phòng cháy đã thôi thúc Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt trăn trở về ý tưởng xây dựng phần mềm bản đồ số về nguồn nước, để chủ động trong việc phục vụ công tác chữa cháy. Với suy nghĩ đó, tháng 2/2023, Đạt “bắt tay” vào thực hiện dự án xây dựng ứng dụng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên” phục vụ công tác chữa cháy.

“Khó khăn lớn nhất khi thực hiện dự án là kiến thức lập trình của tôi còn hạn chế. Vì thế, để hoàn thành công việc, bản thân tôi phải tự học cách thiết kế phần mềm, lập cơ sở dữ liệu, xây dựng giao diện và tính năng truy cập. Bên cạnh đó, việc khảo sát các trụ nước, hồ chứa, ao hồ, suối… trên địa bàn rộng như tỉnh Điện Biên mất rất nhiều thời gian, công sức. Hằng ngày, ngoài thời gian chính dành cho công việc chuyên môn tại đơn vị, bản thân tôi phải tranh thủ thời gian rảnh của mỗi buổi tối hoặc vào những ngày nghỉ cuối tuần để hoàn thành ý tưởng mà mình đã ấp ủ”, Thượng úy Đạt chia sẻ.

Giao diện ứng dụng bản đồ nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy tỉnh Điện Biên trên điện thoại di động. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Giao diện ứng dụng bản đồ nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy tỉnh Điện Biên trên điện thoại di động. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Sau hơn 4 tháng miệt mài tìm tòi nghiên cứu, tháng 6/2023, “Bản đồ nguồn nước Điện Biên” của Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt đã hoàn thành. Ứng dụng có chức năng hỗ trợ tra cứu vị trí nguồn nước gần nhất, hiển thị đầy đủ thông tin về lưu lượng, đặc điểm, tình trạng hoạt động và đặc biệt là chức năng chỉ đường, giúp lực lượng phòng cháy, chữa cháy lên phương án tiếp cận hiệu quả nhất.

Toàn bộ dữ liệu đều được Đạt khảo sát trực tiếp ngoài thực địa, sau đó định vị và tích hợp vào Google Maps, đồng bộ lên hệ thống máy chủ, cho phép sử dụng linh hoạt trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính để bàn, phục vụ kịp thời cho mọi vị trí, từ trung tâm chỉ huy đến các tổ chữa cháy cơ động.

Đến thời điểm hiện tại, ứng dụng phần mềm “Bản đồ nguồn nước Điện Biên” đã cập nhật đầy đủ dữ liệu 260 nguồn nước chữa cháy công cộng có thể sử dụng để chữa cháy trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đều được phân quyền truy cập, có thể kiểm tra thông tin nguồn nước gần khu vực xảy ra cháy, từ đó lên phương án điều xe, phối hợp tiếp cận nguồn nước nhanh và hợp lý nhất.

Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ

Bằng bản đồ nguồn nước, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thuận tiện hơn trong việc tiếp nước phục vụ công tác chữa cháy. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Bằng bản đồ nguồn nước, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thuận tiện hơn trong việc tiếp nước phục vụ công tác chữa cháy. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Lái xe Lò Văn Tiến, chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Điện Biên) cho biết, từ khi có ứng dụng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên” đã giúp anh chủ động hơn trong việc tính toán khoảng cách và quãng đường để điều khiển xe cứu hỏa di chuyển đến vị trí xảy ra đám cháy một cách gần nhất và thuận tiện nhất.

Tại hiện trường vụ cháy, lái xe dùng tính năng chỉ đường để xác định tuyến đường gần nhất đến vị trí có trụ nước để bổ sung nguồn nước chữa cháy. Từ đó giúp cán bộ, chiến sĩ chủ động trong công tác chữa cháy, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Không chỉ dừng ở hỗ trợ chữa cháy, bản đồ số hóa nguồn nước mà Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt xây dựng còn là công cụ hiệu quả trong công tác phòng cháy và tham mưu chính sách phát triển hạ tầng đô thị. Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thưởng, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Điện Biên), việc ứng dụng công nghệ số vào công tác nghiệp vụ đang là xu hướng tất yếu của ngành Công an nói chung và lực lượng phòng cháy, chữa cháy nói riêng.

Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Điện Biên kiểm tra trụ nước trong khu dân cư. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Điện Biên kiểm tra trụ nước trong khu dân cư. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Với tính ưu việt của phần mềm bản đồ nguồn nước, ngoài việc giúp lực lượng chức năng thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, còn có thể căn cứ vào vị trí các trụ nước hiện có để đưa ra đánh giá, yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hệ thống cấp nước phù hợp cho từng công trình. “Bản đồ này còn đóng vai trò giúp phòng tham mưu đề xuất với lãnh đạo Công an tỉnh Điện Biên những nội dung liên quan đến quy hoạch đô thị gắn với phòng cháy đảm bảo hệ thống cấp nước chữa cháy phát triển đồng bộ với hạ tầng dân cư", Thượng tá Thưởng nhấn mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, ứng dụng phần mềm “Bản đồ nguồn nước Điện Biên” đã cập nhật đầy đủ dữ liệu 260 nguồn nước chữa cháy công cộng có thể sử dụng để chữa cháy trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Điện Biên.

Xuất thân từ một người lính chữa cháy không chuyên công nghệ nhưng với tinh thần vì nhân dân phục vụ, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt đã cho thấy tinh thần sáng tạo không ngừng của tuổi trẻ Công an nhân dân trong thời đại chuyển đổi số.

Sáng kiến của anh không chỉ nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, mà còn lan tỏa tinh thần đổi mới, ứng dụng công nghệ phục vụ cộng đồng - điều mà ngành Công an đang khuyến khích, nhân rộng trong toàn lực lượng./.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Với tâm niệm “học Bác từ những việc nhỏ nhất”, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn – người con của buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, suốt nhiều năm qua luôn miệt mài cống hiến trong hành trình "gieo chữ" nơi vùng sâu, vùng xa. "Gieo con chữ" cho học sinh tại các địa bàn khó khăn, cô không ngừng nỗ lực để mang đến môi trường học tập nhân văn, chất lượng cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của cô học trò nhỏ Phạm Minh Phương, lớp 9A3, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Em được vinh dự, tự hào tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025 diễn ra tại Hà Nội.

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Là một trong 7 tấm gương đội viên tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, em Nguyễn Thu Hà (dân tộc Tày, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Cường Lợi, huyện Đình Lập) sẽ tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 13 - 15/5).

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Giữa những triền đá tai mèo xám lạnh của cao nguyên đá Đồng Văn, vùng đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, có một người phụ nữ đã âm thầm làm nên điều kỳ diệu. Từ mảnh đất hoang hóa, đá bao phủ, bà Trương Thị Sến (thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang), đã cải tạo thành một khu vườn xanh mát, trù phú, mang lại thu nhập cho bản thân và gieo mầm hy vọng cho nhiều người dân nơi đây.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Ông Y Tuyên Kbrông (bên trái), buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thường xuyên giúp đỡ, đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Giữ lửa buôn làng, phát triển kinh tế từ tinh thần người lính Cụ Hồ

Buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột giờ đây đã "khoác lên mình" diện mạo mới – đời sống kinh tế khởi sắc, nếp sống văn hóa được gìn giữ, an ninh trật tự được đảm bảo. Để có được thành quả ấy, không thể không nhắc đến sự đóng góp của những cựu chiến binh tiêu biểu, trong đó có ông Y Tuyên Kbrông, người mang đậm tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ”; suốt gần hai thập kỷ tận tụy với buôn làng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.