Tăng số trẻ trong nhóm lớp mẫu giáo độc lập, tư thục nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương

Tăng số trẻ trong nhóm lớp mẫu giáo độc lập, tư thục nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương
Trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưa. Ảnh: TTXVN
Trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn và thuộc hộ nghèo được hỗ trợ ăn trưa. Ảnh: TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết " Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2015. Đến nay, các quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, chia tách, đình chỉ, giải thể và điều kiện hoạt động trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ tư thục và nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đã được quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Quyết định số 2056/QĐ-BGDĐT ngày 15/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đã quy định bãi bỏ một số khoản, điểm trong Điều 14 của Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ".

Thực tế hiện nay, việc thực hiện Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT tại một số địa phương, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư đang gặp những khó khăn, bất cập. Theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT, số trẻ trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không quá 50 trẻ, song thực tế nhiều nhóm, lớp mẫu giáo độc lập tư thục vượt trên 50 trẻ, có trường hợp trên 100 trẻ do khó khăn về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức để thành lập trường. Việc tồn tại các nhóm lớp này hiện nay là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con theo giờ giấc linh hoạt, gần khu dân cư của phụ huynh trong điều kiện trường công lập không đủ khả năng đáp ứng.

Theo ông Nguyễn Bá Minh, việc xây dựng Thông tư sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục nhằm đảm bảo thống nhất với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ và danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia phát triển giáo dục mầm non; đồng thời, đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nội dung sửa đổi tập trung vào vấn đề khó khăn, cốt lõi của thực tiễn cần giải quyết ngay. Khi Luật giáo dục sửa đổi được ban hành sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với Luật.

Ông Nguyễn Bá Minh cũng nêu rõ " Ngoài việc bãi bỏ một số khoản theo Quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017, Dự thảo thông tư sửa đổi Quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục chỉ sửa đổi ở Điều 14, với quy định cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 2, quy định về số trẻ trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục: tăng số trẻ trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 70 trẻ (quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT là không quá 50 trẻ). Bên cạnh đó, bổ sung quy định về tổ trưởng chuyên môn trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn của tổ trưởng quản lý hoạt động chuyên môn ".

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải dự thảo Thông tư trên mạng internet để xin ý kiến rộng rãi nhân dân. Các ý kiến sẽ được tiếp thu để hoàn thiện Thông tư trước khi ban hành chính thức.
Việt Hà 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Ngày 22/7, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh Đồng Nai luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các đối tượng người có công với cách mạng. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng và đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Vào lúc 13 giờ ngày 21/7, tại km 229+100 Quốc lộ 4H (thuộc địa phận bản Tó Khò, xã Mù Cả, tỉnh Lai Châu) lực lượng Biên phòng thuộc Phòng Nghiệp vụ và Đồn Biên phòng Mù Cả, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã bắt quả tang đối tượng Vàng A Lâu (tên gọi khác là Vàng A Sơn, sinh năm 2000, dân tộc Mông, thường trú tại bản Nậm Vì, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Từ ngày 21/7, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi thực hiện các thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (nộp hồ sơ qua môi trường điện tử) sẽ được miễn phí, lệ phí đối với nhiều thủ tục, như: Lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, phí bình tuyển và công nhận cây mẹ, vườn cây đầu dòng, rừng giống...

 Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Ngày 21/7, tại Lào Cai và Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại và nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết được đông đảo cán bộ cơ sở đánh giá cao, thể hiện tính nhân văn, kịp thời và lan tỏa thông điệp: cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ.

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Trước diễn biến phức tạp của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định hoạt động thương mại.

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Với phương châm “gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”, nhiều xã, phường tại Đồng Nai đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính từ ngày 1/7. Đặc biệt tại xã Phước Sơn, địa bàn vừa sáp nhập từ 3 xã (Phước Sơn, Đăng Hà, Thống Nhất), có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình chính quyền mới mang lại niềm tin mạnh mẽ cho người dân.

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất tỉnh Phú Yên (cũ) với Đắk Lắk, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại phường Buôn Ma Thuột. Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ.

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Từng là vùng đất chỉ canh tác ngô, sắn với giá trị thấp và đầu ra bấp bênh, Sơn La ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của một trung tâm nông sản lớn tại khu vực Tây Bắc.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Xác định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần cùng các cấp ngành, địa phương tháo gỡ thẻ vàng EC áp dụng đối với thủy sản của Việt Nam. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Huy Khánh (trú tại thôn Tân Lợi, xã Tân Quang) để điều tra về hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Lai Châu có địa bàn rộng, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận thông tin và phản ánh các vấn đề an ninh trật tự từng là bài toán nan giải. Từ thực tế này, lực lượng Biên phòng Lai Châu đã triển khai mô hình “Hòm thư điện tử ẩn danh” - một sáng kiến ứng dụng công nghệ để tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, phản ánh tình hình an ninh trật tự. Mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, góp phần giữ vững an ninh trên tuyến biên giới.

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 400km tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Dọc cung đường biên giới ấy, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh không chỉ gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới mà còn gần gũi, thân thuộc như người bạn, thầy giáo, kỹ sư nông nghiệp, người con của bản làng… Họ luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no nơi biên cương.

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Để góp phần cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính mong muốn cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống và những kết quả đạt được; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tự cường, tự tin, chủ động đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Ngày 14/7, ông Phan Quốc Lập, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của xã Trường Xuân đang tổ chức kiểm tra, khảo sát tổng thể hiện trạng sử dụng đất, xây dựng và các công trình, vật kiến trúc trong đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn xã.

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến ngày 9/7/2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 8.526 căn nhà, đạt 89,5% kế hoạch đề ra. Trong đó, đã có hơn 6.000 căn bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần mang lại chỗ ở ổn định cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.