Đảng viên trẻ ở Quảng Bình giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy, nhận thức

Tại tỉnh Quảng Bình, từ nhiều năm nay, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Nhiều đảng viên trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số, cũng là những nhân tố tích cực, điển hình giúp người dân thay đổi tư duy, nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

potal-quang-binh-chu-trong-phat-trien-dang-vien-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7899229-1.jpg
Sinh hoạt Chi bộ bản Khe Ngang (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"

Mô hình kinh tế của gia đình chị Hồ Thị Thanh (sinh năm 1982, bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) là một trong những điểm sáng tại địa phương. Gia đình chị đang nuôi gần 20 con lợn thịt, hàng chục con gà và trồng 5 ha rừng, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Đây không chỉ là mô hình kinh tế chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, mà còn là nơi để nhiều người dân tộc thiểu số ở địa phương đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, vươn lên thoát nghèo.

Chị Hồ Thị Thanh chia sẻ, bản Hưng có 33 hộ với 127 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Bru - Vân Kiều. Từ khi vào Đảng năm 2013, chị Thanh đã dần thay đổi nhận thức, gương mẫu trong chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; luôn xác định nói đi đôi với làm, luôn không ngừng học hỏi để phát triển kinh tế và tuyên truyền, vận động người dân học tập, làm theo.

Từ nhiều năm qua, đảng viên Hồ Thị Thanh đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nhiều người dân tộc thiểu số vươn lên phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt. Không chỉ ở bản Hưng, mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi chuồng trại của chị Thanh cũng được nhân rộng tại nhiều bản, làng khác của xã Trọng Hóa.

potal-quang-binh-chu-trong-phat-trien-dang-vien-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7899225-1.jpg
Đảng viên Hồ Thị Thanh (phải), ở bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), là điển hình phát triển kinh tế tại địa phương. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Chị Hồ Thị Thanh cũng là Bí thư chi bộ bản Dộ - Tà Vờng (xã Trọng Hóa). Dưới sự dẫn dắt của chị, các đảng viên trong chi bộ luôn tiên phong, đi đầu trong phát triển kinh tế. Ghi nhận những đóng góp của chị Hồ Thị Thanh, Trung ương, UBND tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa đã tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen biểu dương chị trong nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng bản, làng ngày càng phát triển, văn minh hơn.

Bà Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Trọng Hóa là một trong những địa phương khó khăn nhất tỉnh, tuy nhiên công tác phát triển Đảng luôn được chú trọng. Hiện, toàn xã có 319 đảng viên, riêng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, Đảng bộ xã Trọng Hóa đã kết nạp 65 quần chúng ưu tú.

Theo bà Hồ Thị Thoi, thực tế cho thấy, các đảng viên tại địa phương đã dần thay đổi từ nhận thức đến hành động, luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trong từng lĩnh vực, đặc biệt là trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ 100% hộ nghèo năm 2010, đến đầu năm 2025 hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm xuống còn 53%, đời sống nhân dân đã ngày càng khởi sắc đi lên.

potal-quang-binh-chu-trong-phat-trien-dang-vien-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7899210.jpg
Đảng viên Hồ Thị Pan ở bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) với 25 năm tuổi Đảng, là tấm gương điển hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Tạo nguồn đảng viên tại chỗ

Ông Cao Thanh Hải, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Minh Hóa cho biết, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện đã kết nạp được gần 100 đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là nguồn cho các cán bộ không chuyên trách tại bản. Nhiều đảng viên được đào tạo nguồn để làm việc tại xã, thị trấn. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng tại các địa phương trên địa bàn huyện còn gặp không ít khó khăn khi số con em học xong đang có xu hướng đi làm ăn xa, đi lao động ở nước ngoài.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển đảng tại các địa phương, chi bộ từ 3% trở lên. Đây cũng là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành, hoàn thành tốt của các chi bộ. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển đảng viên vùng sâu, vùng khó khăn, Huyện ủy Minh Hóa cũng chỉ đạo Trung tâm Chính trị huyện mở các lớp bồi dưỡng, học cảm tình Đảng tại xã hoặc liên xã nếu đủ số lượng 40 người/lớp”, ông Cao Thanh Hải cho biết thêm.

Tại tỉnh Quảng Bình, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3% dân số. Bình quân 5 năm qua, tỷ lệ kết nạp đảng viên của tỉnh là hơn 2,1%, riêng tỷ lệ kết nạp đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,7%. Qua đó cho thấy, công tác tạo nguồn và phát triển đảng vùng đồng bào dân tộc miền núi luôn được tỉnh Quảng Bình đặc biệt quan tâm.

potal-quang-binh-chu-trong-phat-trien-dang-vien-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-7899211.jpg
Bình quân 5 năm qua, tỷ lệ kết nạp đảng viên của tỉnh Quảng Bình trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,7%. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Ông Hà Văn Ninh, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, tỉnh xác định, ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên. Thời gian tới, Quảng Bình tiếp tục tăng cường phát triển đảng từ nguồn tại chỗ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị ở vùng khu vực miền núi, góp phần đảm bảo không để tái “trắng” tổ chức đảng vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài.

Theo ông Hà Văn Ninh, Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo cấp ủy các cấp, nhất là cấp huyện và cơ sở phân công cấp ủy viên, cán bộ, chuyên viên bám sát địa bàn để theo dõi, hướng dẫn việc kết nạp đảng viên; đánh giá kết quả tạo nguồn phát triển đảng viên để rút kinh nghiêm chung; đồng thời, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng là đồng bào dân tộc thiểu số để tạo nhận thức, động cơ, mục tiêu phấn đấu đúng đắn, khắc phục mọi khó khăn, đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn để đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Tá Chuyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Học và làm theo Bác: Người giáo viên Ê Đê tâm sáng, yêu nghề

Với tâm niệm “học Bác từ những việc nhỏ nhất”, cô giáo trẻ H Pa Ra Ayŭn – người con của buôn Sah B, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, suốt nhiều năm qua luôn miệt mài cống hiến trong hành trình "gieo chữ" nơi vùng sâu, vùng xa. "Gieo con chữ" cho học sinh tại các địa bàn khó khăn, cô không ngừng nỗ lực để mang đến môi trường học tập nhân văn, chất lượng cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của cô học trò nhỏ Phạm Minh Phương, lớp 9A3, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Em được vinh dự, tự hào tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025 diễn ra tại Hà Nội.

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Là một trong 7 tấm gương đội viên tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, em Nguyễn Thu Hà (dân tộc Tày, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Cường Lợi, huyện Đình Lập) sẽ tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 13 - 15/5).

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.